Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBộ GD-ĐT biên soạn một bộ SGK: Nên hay không?

Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ SGK: Nên hay không?


CÀNG XÃ HỘI HÓA, GIÁ SÁCH CÀNG TĂNG

Trước đó, trong phiên thảo luận chiều 31.10, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội) nêu quan điểm Bộ GD-ĐT cần biên soạn một bộ sách giáo khoa (SGK). Bà Hoa viện dẫn Nghị quyết 88/2014 của Quốc hội, nói đây là “nghị quyết gốc”, nêu rõ nhiệm vụ biên soạn một bộ SGK của Bộ GD-ĐT. Bà Hoa cho rằng việc Bộ GD-ĐT biên soạn sách sẽ vừa đảm bảo chủ động về nguồn SGK trong mọi tình huống, vừa thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với công tác này.

Bước sang phần tranh luận hôm qua, đại biểu Trần Văn Sáu (đoàn Đồng Tháp) đồng tình với đại biểu Hoa, và cho biết năm 2014 Quốc hội ban hành Nghị quyết 88/2014, đến năm 2020 thì ban hành Nghị quyết 122/2020. Trong 6 năm đó, Bộ GD-ĐT không tổ chức thực hiện biên soạn một bộ SGK mà đẩy toàn bộ việc biên soạn sách cho xã hội hóa, dẫn tới thị trường SGK bị thả nổi, giá tăng không kiểm soát được.

Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ SGK: Nên hay không? - Ảnh 1.

Còn nhiều ý kiến tranh luận xung quanh việc Bộ GD-ĐT có nên biên soạn một bộ sách giáo khoa

Dù ủng hộ chủ trương kêu gọi xã hội hóa, nhưng ông Sáu cho rằng nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục. “Xã hội hóa SGK là đúng nhưng nên có mức độ phù hợp, không nên biến xã hội hóa thành thương mại hóa”, ông nói.

Vị đại biểu Đồng Tháp đưa ra một nghịch lý rằng các lĩnh vực khác khi xã hội hóa sẽ đều hạ giá thành sản phẩm, nhưng riêng SGK càng xã hội hóa thì giá lại càng tăng và không có căn cứ nào đảm bảo giá SGK sẽ không tiếp tục tăng. Điều này trái với Nghị quyết 122/2020 về việc nhà nước phải đảm bảo SGK phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và thu nhập của người dân, bởi hiện nay “đi tiếp xúc cử tri ở đâu người dân cũng than phiền giá SGK tăng”.

Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ SGK: Nên hay không? - Ảnh 2.

Đại biểu Trần Văn Sáu nhấn mạnh:”Xã hội hóa SGK là đúng nhưng nên có mức độ phù hợp, không nên biến xã hội hóa thành thương mại hóa”

B GD-ĐT BIÊN SOẠN SÁCH, LIỆU GIÁ CÓ GIẢM ?

Ở chiều ngược lại, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) viện dẫn luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, và cho rằng không hề có khái niệm “nghị quyết gốc”, cũng không hề có sự phân biệt cấp độ giữa các nghị quyết của Quốc hội. “Dù đại biểu Hoa coi Nghị quyết 122/2020 là gì thì các tổ chức, cá nhân liên quan vẫn phải tổ chức thực hiện nghị quyết này”, bà Thúy nói.

Vẫn theo bà Thúy, khoản 3 điều 156 luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nêu trong trường hợp các văn bản do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau cùng về một vấn đề thì áp dụng quy định tại văn bản ban hành sau. Hơn nữa, luật Giáo dục năm 2019 cũng chỉ quy định thực hiện xã hội hóa việc biên soạn SGK mà không quy định Bộ GD-ĐT phải biên soạn một bộ SGK. “Xin hỏi luật Giáo dục có phải văn bản quy phạm pháp luật gốc không?”, bà Thúy đặt câu hỏi.

Nữ đại biểu nói Quốc hội khóa này có quyền ban hành một nghị quyết có nội dung khác với Nghị quyết 122/2020, “nhưng có nên làm một việc xã hội đã làm”, bởi việc thay đổi một chính sách giữa chừng cần có thời gian nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, đánh giá tác động cẩn thận”. Bà đề nghị Bộ GD-ĐT thay vì đứng ra tổ chức biên soạn một bộ SGK thì nên tập trung chỉ đạo biên soạn SGK cho trẻ khiếm thị, khiếm thính, SGK cho trẻ em dân tộc thiểu số, việc này cấp thiết hơn.

Trong khi đó, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM) phân tích 2 mục tiêu khi thực hiện chủ trương xã hội hóa SGK: thứ nhất và quan trọng hơn là tranh thủ chất xám, trí tuệ của các chuyên gia, học giả, nhà khoa học, nhà giáo trong lĩnh vực biên soạn sách; thứ hai là huy động tiềm lực kinh tế của xã hội. Theo ông, không chỉ SGK, lĩnh vực nào khi xã hội hóa ban đầu cũng có thể xảy ra chệch choạc, “nhưng chệch choạc ở đâu thì ta sửa ở đó”.

Ông Nghĩa đặt giả thiết trường hợp Bộ GD-ĐT đứng ra biên soạn một bộ SGK thì liệu có giải quyết được các vấn đề đặt ra, trong đó có vấn đề về giá sách, hay không. “Nếu cho rằng có vấn đề về giá, chúng ta có thể giải quyết bằng việc huy động cho mượn SGK, ủng hộ sách cho vùng sâu vùng xa, chứ không phải đẻ ra thêm một bộ SGK của nhà nước. Nếu làm mà không giải quyết được thì sẽ xử lý sao?”, vị đại biểu nêu quan điểm.

Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ SGK: Nên hay không? - Ảnh 3.

đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị Bộ GD-ĐT thay vì đứng ra tổ chức biên soạn một bộ SGK thì nên tập trung chỉ đạo biên soạn SGK cho trẻ khiếm thị, khiếm thính, SGK cho trẻ em dân tộc thiểu số, việc này cấp thiết hơn.

SẼ ĐỀ ĐẠT PHƯƠNG ÁN VỚI QUỐC HỘI

Giải trình, tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn dẫn lại nội dung trong báo cáo của Chính phủ về kinh tế – xã hội, nhận định rằng SGK chưa đáp ứng được yêu cầu. Theo bộ trưởng, đây là đòi hỏi rất cao, rất trách nhiệm của Chính phủ; dù đã làm được những việc quan trọng nhưng ngành giáo dục vẫn sẽ phải làm tốt hơn nữa.

Tuy vậy, ông Sơn cũng lưu ý, nghị quyết giám sát của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK đã ghi nhận hệ thống SGK, tài liệu giáo dục được biên soạn, thẩm định, phê duyệt, in và phát hành cơ bản đúng tiến độ, đáp ứng nhu cầu dạy và học. Nội dung SGK bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông mới, phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ SGK: Nên hay không? - Ảnh 4.

Về yêu cầu Bộ GD-ĐT soạn một bộ SGK, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết sẽ có nghiên cứu đề xuất và cố gắng trong 1, 2 năm tới, khi chu trình đổi mới sách được hoàn tất sẽ có đánh giá sâu và đề đạt phương án với Quốc hội sau

Việc biên soạn SGK còn huy động được đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo có trình độ, uy tín, kinh nghiệm. Từ năm 2020 đến nay, 381 đầu SGK mới được xuất bản với tổng số 194 triệu bản. “Đây là một ghi nhận, một sự cố gắng đối với toàn ngành giáo dục, đội ngũ giáo viên, những người tham gia soạn sách”, ông Sơn nói.

Đối với các tranh luận về việc giao Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ SGK của nhà nước, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng từ nay đến năm 2024, việc quan trọng cần ưu tiên là thẩm định chất lượng của SGK các lớp 5, 9, 12 cho thật tốt, đảm bảo đủ SGK trước năm học mới. “Còn vấn đề được giao thì chúng tôi sẽ có nghiên cứu đề xuất và cố gắng trong 1, 2 năm tới, khi chu trình đổi mới sách được hoàn tất sẽ có đánh giá sâu và đề đạt phương án với Quốc hội sau”, ông Sơn nói.

Đáng chú ý, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng trả lời về băn khoăn của đại biểu xung quanh con số 213.449 tỉ đồng chi cho đổi mới giáo dục. Theo người đứng đầu ngành GD-ĐT, số tiền này gồm cả chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển. Trong đó, chi trực tiếp cho đổi mới giáo dục, bao gồm việc biên soạn chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018, thẩm định SGK, tập huấn cho giáo viên toàn quốc, thì chỉ hết 395,2 tỉ đồng. 

Sẽ điều chỉnh lương, chế độ cho giáo viên

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tính đến nay cả nước còn thiếu 127.583 giáo viên; “con số này tăng không ngừng, vì riêng đầu năm học vừa rồi số học sinh tăng lên rất nhiều”, theo ông Sơn.

Không chỉ thiếu, tình trạng giáo viên nghỉ việc vẫn tiếp diễn. Đến tháng 9, toàn quốc có 17.278 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. “Năm ngoái, cùng với Bộ Nội vụ, chúng tôi đã xác định chỉ tiêu cho các tỉnh để tuyển giáo viên là hơn 26.000. Tuy nhiên, theo Bộ Nội vụ, các tỉnh vẫn còn lại 64.000 chỉ tiêu chưa dùng”, ông Sơn nói và cho biết nguyên nhân là có nơi dành để giảm 10% biên chế theo yêu cầu, có nơi không có nguồn để tuyển.

Bộ trưởng dẫn ví dụ về giáo viên mầm non, nhiều tỉnh tuyển mà không có người ứng tuyển vì công việc áp lực, lương thấp. “Đấy cũng là vấn đề rất lớn mà chúng ta cần phải đưa ra giải pháp”, ông Sơn nêu và cho rằng ngoài việc chuẩn bị nguồn tuyển, cũng cần điều chỉnh lương, chế độ, chính sách, nhà công vụ, phụ cấp ưu đãi cho giáo viên và các giải pháp khác đồng bộ.

“Vừa qua, ngành giáo dục trong 3 năm liền cũng đã sắp xếp lại hệ thống các điểm trường, đã giảm 3.033 điểm trường, là con số rất đáng kể để có thể chăm sóc và giáo dục trẻ em tốt hơn. Nhưng đó cũng là một giải pháp, không thể cứ tăng mãi việc sắp xếp này được và cũng mong rằng trong thời gian tới các tỉnh lưu ý để chuyển hết chỉ tiêu”, bộ trưởng chia sẻ.



Source link

Cùng chủ đề

Cung ứng sách giáo khoa năm học mới ra sao?

Thiếu sách giáo khoa cục bộNgày 15-8, ghi nhận của phóng viên Tuổi Trẻ cho thấy ở một số nhà sách và trường học tại TP.HCM có tình trạng thiếu cục bộ SGK mới in năm nay ở lớp 5, 9 và 12. Tại hệ thống nhà sách Fahasa, SGK là mặt hàng được hỏi nhiều trong ngày 15-8. "Tôi muốn mua...

Giảm giá sách giáo khoa vì quyền lợi người tiêu dùng

Câu chuyện giá sách giáo khoa luôn được sự quan tâm lớn của phụ huynh và học sinh trước thềm năm học mới.

Phí phát hành SGK và suy nghĩ của giáo viên

TP - Hầu hết các giáo viên mà chúng tôi gặp, trao đổi đều không biết, không được hưởng hoặc được hưởng rất ít phần trăm chiết khấu từ đơn vị bán sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo. Khi biết mức chiết khấu từ 11% - 35%, rất nhiều giáo viên đều hết sức bất ngờ. Một giáo viên trường THPT công lập ở huyện miền núi tỉnh Hòa Bình cho biết, cứ...

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phủ nhận chuyện ‘làm SGK rất lãi’

Trước không ít ý kiến cho rằng làm SGK mang lại lãi cao, PGS.TS Nguyễn Văn Tùng, cho hay, quy trình làm SGK của Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt nam phải trải qua 8 bước: Xây dựng đội ngũ tác giả; xây dựng mô hình bao gồm đề cương tổng thể, đề cương chi tiết, biên soạn bài mẫu, dạy thực nghiệm; biên soạn bản thảo thô, góp ý điều chỉnh bản thảo của tác giả. Tiếp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đẩy mạnh hợp tác đầu tư doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc

Phát biểu tại tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc ở TP.Trùng Khánh (Trung Quốc) sáng 8.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp hai nước đầu tư, hợp tác nhiều hơn nữa và khẳng định Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp "cùng làm, cùng thắng". ĐẨY NHANH CÁC TUYẾN ĐƯỜNG SẮT KẾT NỐI Việt Nam - TRUNG QUỐC Phát biểu chào mừng, Thị trưởng...

Nước Mỹ chuẩn bị cho thời mới

Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết sẽ chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và trật tự, trong khi Tổng thống đắc cử Donald Trump bắt đầu bổ nhiệm nhân sự cho chính quyền sắp tới của mình. ...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cho nghỉ việc hiệu trưởng trường mầm non lùm xùm về khẩu phần ăn ở Bà Rịa

Bà Phan Thị Hán Huệ, hiệu trưởng trường Mầm non Ánh Dương tại huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), được giải quyết cho thôi việc từ ngày 6/11. ...

Cùng chuyên mục

‘Nối vòng tay ấm’ mang hơi ấm lên vùng cao

Trong 2 ngày 7 - 8.11, trên hành trình 'Nối vòng tay ấm', các nhà tài trợ chương trình đã đến một số điểm trường bị thiệt hại nặng nề do bão Yagi để thăm hỏi, động viên các em học sinh và...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Phó giáo sư trẻ nhất ngành y quê Nam Định, đang làm trưởng khoa một đại học lớn

Nam giảng viên Lê Minh Hoàng là phó giáo sư trẻ nhất ngành y năm nay, hiện đang làm Trưởng khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Ngành y vừa có thêm 3 giáo sư, 68 phó giáo sư. Nam giảng viên Lê Minh Hoàng quê ở xã Mỹ Thịnh, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định vừa trở thành phó giáo sư trẻ nhất ngành y năm nay. Hiện anh Hoàng là giảng viên chính,...

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Trường thành viên đại học quốc gia TPHCM công bố phương án tuyển sinh 2025

Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố phương án tuyển sinh 2025. Trường Đại học Kinh tế - Luật sẽ tuyển sinh theo 3 phương thức: Phương thức 1 là xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (tối đa 20% tổng chỉ tiêu). Phương thức 2 là xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2025 (khoảng 40 - 60% tổng chỉ...

Mới nhất

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024: “Giao lộ sáng tạo”

Lần đầu tiên, “Giao lộ sáng tạo” sẽ được thí điểm hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội với hơn 100 hoạt động sáng tạo sôi nổi thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024...

Bitcoin liên tục phá đỉnh sau chiến thắng của ông Trump

(Dân trí) - Sau chiến thắng của ông Donald Trump, giá bitcoin liên tục tăng mạnh, phá vỡ các đỉnh lịch sử trước đó và đã áp sát mốc 77.000 USD. Giá bitcoin tiếp tục phá đỉnh và tăng lên mốc 76.850 USD. Hiện đồng tiền số được giao dịch ổn định quanh mốc hơn 76.000 USD/BTC. Theo dữ liệu từ CoinMarketCap,...

Nỗ lực nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe phục vụ người dân

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu nâng cao trải nghiệm sử dụng dịch vụ y tế cho người dân toàn quốc, hôm nay (8/11), Hệ thống Y tế MEDLATEC chính thức ký hợp tác...

Tin tức sáng 9-11: Bắt đầu giám sát thưởng Tết; Chủ Six Senses Ninh Vân Bay bị xử phạt về thuế

Một số tin tức đáng chú ý: Quốc hội xem xét thí điểm cho mua bán vật chứng, tài sản ở các vụ án; Không đơn hàng 18 tháng, doanh nghiệp may trầy trật bán lô đất trăm tỉ; 'Nhập nhằng' về nhân...

Ông Trump lên nắm quyền, không có người hùng châu Âu nào có thể thay thế Mỹ, Ukraine là bên thua thiệt nhất

Trong bài viết đăng trên tờ Financial Times (FT), nhà khoa học chính trị người Mỹ Francis Fukuyama nhận định Ukraine sẽ bị thiệt hại nhiều hơn so với các nhân tố quốc tế khác khi ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump lên nắm quyền lãnh đạo Mỹ.

Mới nhất