Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Xếp hạng học sinh không có gì xấu'

‘Xếp hạng học sinh không có gì xấu’


Nhiều nhà giáo cho rằng việc xếp thứ tự học sinh giúp theo dõi kết quả, tạo động lực thi đua, nên không có gì xấu, chỉ là không nên công khai rộng rãi.

Hết học kỳ I năm ngoái, Huy, hiện là học sinh lớp 11 ở Hà Nam, đạt điểm trung bình học tập 7,8, xếp hạng 19/42 học sinh của lớp. Kết quả này được giáo viên chủ nhiệm đọc trong buổi họp phụ huynh, kèm bảng điểm chi tiết.

Huy không sốc với kết quả này vì biết thực lực của mình ở ngưỡng nào. Nhưng mẹ của Huy thì ngỡ ngàng khi con trai mất danh hiệu học sinh giỏi, điểm lại thấp hơn khá nhiều so với con cái hàng xóm.

“Em bị mắng nhiều. Cả nhà đã kỳ vọng em làm tốt hơn”, Huy nhớ lại, nói thêm rằng việc này không mới vì em bị xếp thứ từ ngày học THCS.

Gia Bình, học sinh lớp 12 ở Bắc Giang, thì được xếp thứ tự ba tháng một lần. Trường của Bình sẽ cộng điểm thi thử ba môn theo tổ hợp xét tuyển đại học rồi xếp từ trên xuống dưới. Bình đăng ký tổ hợp D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh) với gần 400 bạn, thường ở vị trí 100-150, trong khi mục tiêu là top 70.

“Mỗi lần thi mà không làm được là mất ăn mất ngủ tới lúc báo kết quả, kiểu gì em cũng bị bố mẹ cằn nhằn”, Bình nói.

Bỏ việc xếp thứ và thông báo trong buổi họp phụ huynh là đề xuất của ông Phạm Khắc Chung, hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, tỉnh Đăk Nông, tại tọa đàm trường học hạnh phúc cuối tháng 10. Ông Chung cho rằng phụ huynh đều muốn con học tốt, có thứ hạng cao, nhưng không phải em nào cũng có thế mạnh học tập. Việc xếp hạng và công bố công khai làm tổn thương học sinh, gây áp lực cho các em và gia đình.

Theo khảo sát VnExpress thực hiện ngày 21/10, 70% trong hơn 2.700 người trả lời ủng hộ việc này. Dù vậy, nhiều nhà giáo nhìn nhận việc xếp thứ hạng học sinh không có gì xấu, trái lại là công cụ theo dõi phong độ học tập của học trò, tạo động lực thi đua, vấn đề là cách làm.





Kết quả khảo sát do VnExpress thực hiện từ ngày 21 đến 31/10. Ảnh chụp màn hình

Kết quả khảo sát do VnExpress thực hiện từ ngày 21 đến 31/10. Ảnh chụp màn hình

Hiệu trưởng một trường THCS tại quận Ba Đình, Hà Nội, nhìn nhận bất kỳ hoạt động nào cũng cần được đánh giá.

“Quốc gia còn có các bảng xếp hạng để biết mình ở đâu so với thế giới. Tại sao giáo dục lại không?”, vị này nêu vấn đề.

Đồng tình, bà Văn Thùy Dương, Hiệu trưởng trường THCS và THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, nhìn nhận “không có áp lực thì không có kim cương”. Theo bà, giáo dục không phải lúc nào cũng vỗ về, bỏ hoàn toàn việc thi đua.

“Đi làm luôn có deadline, xếp hạng, khen thưởng. Nếu không chuẩn bị cho học sinh những điều đó, các em sẽ đối mặt với thực tế cuộc sống thế nào?”, bà Dương nói.

Lấy ví dụ với những kỳ thi tuyển 200 học sinh mà có 2.000 em đăng ký, bà Dương cho rằng nhiều người hay nói 1 chọi 10, nhưng thực tế để trúng tuyển, học sinh phải đứng thứ tự từ 1 tới 200. Hay như khi thành lập đội tuyển học sinh giỏi, giáo viên cũng phải căn cứ vào các bài kiểm tra sàng lọc, chọn ra những học sinh cao điểm nhất. Do đó, việc xếp hạng luôn tồn tại trong giáo dục, không thể loại bỏ hoàn toàn.

Tại nhiều nước, việc xếp hạng học sinh bằng điểm số vẫn phổ biến và có ý nghĩa nhất định ở trường trung học. Chẳng hạn Mỹ, các trường công thường có hai bảng xếp hạng theo trường và bang. Em nào giỏi hơn sẽ được học trường tốt hoặc hưởng trợ cấp tài chính cao hơn. Một số đại học Mỹ còn đưa ra yêu cầu cụ thể về thứ hạng của học sinh trong lớp hoặc trường.





Bảng điểm tổng hợp của một lớp 10, được phát cho phụ huynh trong buổi họp kết thúc học kỳ I, năm học 2023-2024. Ảnh: Phụ huynh cung cấp

Bảng điểm tổng hợp của một lớp 10, được phát cho phụ huynh trong buổi họp kết thúc học kỳ I, năm học 2023-2024. Ảnh: Phụ huynh cung cấp

Thực tế tại Việt Nam, việc xếp thứ tự học sinh không phải yêu cầu bắt buộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo hay bất kỳ địa phương nào. Song, các trường vẫn có dữ liệu thứ hạng của học sinh, nhằm theo dõi kết quả học tập, đánh giá.

Bà Nguyễn Bội Quỳnh, Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức, Hà Nội, cho biết nếu không có dữ liệu này, giáo viên sẽ không biết em nào tiến bộ, em nào cần cố gắng hơn để có biện pháp giáo dục phù hợp kịp thời. Dữ liệu này cũng có ý nghĩa trong việc tư vấn các em chọn trường đại học vừa sức.

Đây cũng là quan điểm của bà Thùy Dương. Tuy nhiên, cách làm phù hợp, theo bà Quỳnh và Bà Dương là thay vì công khai danh sách của cả lớp rồi phát cho phụ huynh, giáo viên có thể thông báo riêng tới từng em và bố mẹ.

“Chúng tôi quán triệt không làm học sinh và gia đình xấu hổ, mất mặt. Giáo viên phải ở cạnh, chia sẻ, chứ để các em cảm thấy sợ và xa cách thầy cô là rất khó để triển khai các biện pháp giáo dục tích cực”, cô Dương nói.

Chị Thu Oanh, mẹ của một học sinh lớp 6 ở TP Thủ Đức, TP HCM, cũng thoải mái vì biết thứ hạng của con thông qua phần mềm theo dõi học tập. Sau mỗi đợt kiểm tra, giáo viên sẽ thông báo để chị vào xem.

“Tôi thấy việc xếp hạng bình thường, để các con biết cố gắng hơn, với điều kiện trường không công bố, nhận xét công khai, tránh các con hoặc phụ huynh so sánh”, chị Oanh nói.





Học sinh xếp hàng ở sân trường chuyên Trần Đại Nghĩa trước khi vào phòng thi, tranh suất vào lớp 6,  6/2022. Ảnh:Thu Hương

Học sinh xếp hàng ở sân trường chuyên Trần Đại Nghĩa trước khi vào phòng thi, tranh suất vào lớp 6, 6/2022. Ảnh:Thu Hương

Nếu vẫn giữ xếp hạng, Hoàng Huy cũng mong việc này chỉ được thông báo riêng cho phụ huynh.

“Thông báo riêng thì em đỡ được phần bị so sánh với các bạn, còn vẫn bị mắng nếu không đạt được kỳ vọng”, Huy nhìn nhận.

Các hiệu trưởng cho rằng điều quan trọng là giáo viên cần làm việc chặt chẽ với phụ huynh, hướng dẫn các phương pháp đồng hành tích cực, thay vì chực mắng mỏ con cái mỗi khi nhận kết quả không như mong muốn.

“Nếu lúc nào cũng chì chiết con vì kết quả học tập, việc bỏ hay giữ xếp thứ hạng không có ý nghĩa”, vị hiệu trưởng ở quận Ba Đình, nói.

Thanh Hằng – Lệ Nguyễn

*Tên học sinh được thay đổi




Source link

Cùng chủ đề

Yêu cầu bậc tiểu học không quá 35 em/lớp

Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường đảm bảo sĩ số học sinh/lớp theo quy định Điều lệ trường tiểu học 35 em/lớp, đồng thời có đủ thiết bị dạy học tối thiểu.

Khen phải vì học sinh, không vì người lớn

- Quan điểm của Bộ GD-ĐT thể hiện trong thông tư 27 là không đánh giá học sinh ở bậc tiểu học chỉ dựa vào điểm số trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Bộ GD-ĐT: Tiếp tục phối hợp với cơ quan an ninh xác minh, làm rõ bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc của ông...

Việc xác minh văn bằng cấp ba của ông Vương Tấn Việt được Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh thực hiện theo đề nghị của Ban Tôn giáo Chính phủ. Trước đó, hồi tháng 6, khi có thông tin về bằng tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt do Trường Đại học...

Nếu ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) dùng bằng cấp 3 giả, bằng đại học có bị tịch thu?

Ngày 13/8, Sở GDĐT TP.HCM cho biết, đã gửi công văn báo cáo Ban Tôn giáo Chính phủ - Bộ Nội vụ về xác minh văn bằng tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hóa của ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang).PGS.TS Tô...

Cẩn thận kẻo trượt oan

Bao giờ công bố điểm chuẩn đại học 2024 sau lọc ảo? Từ ngày 13/8 đến ngày 17/8/2024, quy trình lọc ảo 6 bước được tiến hành, xác định nguyện vọng trúng tuyển cao nhất của thí sinh. Từ 16h ngày 17/8, thí sinh sẽ biết...

Ông Vương Tấn Việt không có tên trong danh sách thi tốt nghiệp bổ túc

Ngày 7/8/2024, ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh ký công văn số 4811/SGDĐT-KTKĐ, về việc xác minh văn bằng tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hóa của ông Vương Tấn Việt. Theo đó, ngày 30/7, Sở GD&ĐT Hồ Chí Minh TP Hồ Chí Minh có buổi làm việc với Đoàn kiểm...

Cùng chuyên mục

Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk tự ý tuyển vượt hàng trăm chỉ tiêu

TPO - Quá trình kiểm tra, cơ quan chuyên môn phát hiện nhiều sai phạm tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk, trong đó có việc tự ý tuyển vượt hàng trăm chỉ tiêu, khiến học viên không được nhận bằng tốt nghiệp kịp thời. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Thông báo kết luận kiểm tra Công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư...

Lọc ảo vẫn lo ảo

TPO - Bộ GD&ĐT bắt đầu tổ chức lọc ảo nguyện vọng xét tuyển đại học (ĐH) 2024. Việc này được thực hiện 6 lần đến 17h ngày 17/8. Cùng chạy lọc ảo song song với Bộ GD&ĐT để hỗ trợ các trường còn có nhóm lọc ảo miền Bắc do ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì và nhóm miền Nam do ĐH Quốc gia TPHCM chủ trì. Bộ GD&ĐT lưu ý hệ thống xử...

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo học sinh phải được ‘ăn sạch’

TPO - Ngoài các vấn đề xây trường lớp, tuyển đủ giáo viên đáp ứng nhu cầu dạy học trong năm học tới, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu cần quan tâm bữa ăn trong trường học. Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết năm học 2023-2024 và triển khai nhiệm vụ năm học mới 2024-2025 của Sở GD&ĐT Hà Nội ngày 14/8, Chủ tịch UBND thành phố Hà...

Hà Nội còn hơn 8.000 chỉ tiêu biên chế chưa được sử dụng, lớn nhất cả nước

TPO - Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đưa ra Hội nghị tổng kết năm học 2023-2024 trong sáng 14/8 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức. Năm học 2024-2025 là năm học quan trọng thực hiện đồng bộ và khép kín chương trình GDPT 2018, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đề nghị ngành GD&ĐT Hà Nội tiếp tục quan tâm một số nội dung như: Nâng cao hiệu...

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo còn hạn chế, bất cập

Ngày 12-8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh...

Mới nhất

Số ca sốt phát ban nghi sởi khu vực phía Nam tăng gấp 5,5 lần

Đến hết ngày 28/7, khu vực phía Nam có 1.147 trường hợp sốt phát ban nghi sởi được báo cáo, tăng gấp 5,5 lần so với cùng kỳ năm 2023. Số ca bệnh sởi tăng cao Theo thống kê của viện Pasteur TP.HCM, đến hết ngày...

Bất động sản nhà ở riêng lẻ, đất nền của các dự án chiếm tồn kho lớn

Bất động sản nhà ở riêng lẻ, đất nền của các dự án chiếm tồn kho lớnThị trường bất động sản trong quý II/2024 vẫn tiềm ẩn rủi ro, việc tiếp cận nguồn vốn, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tuy có phục hồi nhưng còn chậm. ...

Doanh nghiệp xuất khẩu sang Singapore lưu ý phụ gia bị cấm trong thực phẩm

Doanh nghiệp xuất khẩu sang Singapore lưu ý phụ gia bị cấm trong thực phẩmBộ Công thương khuyến cáo doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu sang Singapore cần thường xuyên cập nhật thông tin về quy định thực phẩm để đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của nước sở tại. ...

Bộ VHTTDL đề nghị xử lý thông tin xuyên tạc, sai sự thật việc tri thức dân gian “Cháo lươn” Nghệ An được đề...

Ngày 14/8, Bộ VHTTDL đã có công văn số 3466/BVHTTDL-VP gửi Ban Tuyên giáo Trung ương; các Bộ: Công an, Thông tin và Truyền thông về việc đề nghị xử lý thông tin xuyên tạc, sai sự thật. ...

Mới nhất

Lọc ảo vẫn lo ảo