Trang chủNewsNhân quyềnPhát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số...

Phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số ở Lai Châu


Nằm ở vùng biên viễn, Lai Châu có 20 dân tộc cùng sinh sống, với hơn 84% đồng bào dân tộc thiểu số đã tạo nên một kho tàng văn hóa đặc sắc, độc đáo của các dân tộc. Những năm qua, tỉnh luôn chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa các dân tộc, đặc biệt các dân tộc ít người.

Giới thiệu không gian văn hóa của đồng bào dân tộc Si La, xã Kan Hồ, huyện biên giới Mường Tè tỉnh Lai Châu.(Nguồn: TTXVN)
Giới thiệu không gian văn hóa của đồng bào dân tộc Si La, xã Kan Hồ, huyện biên giới Mường Tè tỉnh Lai Châu. (Nguồn: TTXVN)

Độc đáo văn hóa các dân tộc

Toàn tỉnh Lai Châu có 4 dân tộc có số dân dưới 10.000 người gồm: Cống, Mảng, SiLa và Lự. Mỗi dân tộc đều có những giá trị bản sắc văn hóa độc đáo riêng được thể hiện qua trang phục, không gian kiến trúc nhà ở, chữ viết, âm nhạc, ẩm thực, các nghề truyền thống (dệt, đan lát, rèn) và văn hóa văn nghệ.

Dân tộc Lự ở Lai Châu có gần 7.000 nhân khẩu sinh sống tập trung ở huyện Tam Đường, Sìn Hồ. Đến nay, đồng bào Lự còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp như các lễ hội, kiến trúc nhà sàn truyền thống, nghề dệt thủ công, trang phục, tiếng nói, nghệ thuật trình diễn dân gian…

Gần 70 tuổi nhưng nhiều năm nay nghệ nhân Lò Thị Son (dân tộc Lự, ở bản Nà Khum, xã Bản Hon, huyện Tam Đường) vẫn miệt mài với các lớp học truyền dạy văn hóa. Nghệ nhân Lò Thị Son chia sẻ: Giữ gìn điệu múa, câu hò của cha ông để lại, bà đã truyền dạy lại cho thế hệ trẻ vào những buổi học ở nhà văn hóa. Nhìn thấy các cháu học sinh chăm chỉ học, bà thấy vui lắm!

Cùng với các lớp truyền dạy văn hóa, người Lự còn quan tâm đến bảo tồn trang phục truyền thống được làm thủ công từ đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ với những họa tiết hoa văn tinh xảo, độc đáo. Phụ nữ Lự thường mặc áo màu chàm, xẻ ngực, vạt trái đè lên vạt phải và được buộc thắt bởi những dây tua sặc sỡ.

Chị Lò Thị Đi, cán bộ văn hóa xã Bản Hon, huyện Tam Đường cho biết: Hàng ngày, phụ nữ Lự thường mặc váy áo chàm thêu móc đơn giản để thuận tiện cho công việc. Vào dịp lễ, tết, hoặc khi gia đình có khách quý, người phụ nữ mặc váy hai lớp với hoa văn trang trí ba tầng trông rất bắt mắt.

Trang phục của phụ nữ dân tộc Lự, xã Bản Hon, huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu. (Nguồn: TTXVN)
Trang phục của phụ nữ dân tộc Lự, xã Bản Hon, huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu. (Nguồn: TTXVN)

Đối với dân tộc Cống (dân tộc ít người) ở Lai Châu, trải qua bao thăng trầm của thời gian, nền văn hóa bản địa lâu đời với nhiều phong tục, tập quán độc đáo vẫn được lưu giữ. Bộ trang phục dân tộc Cống được làm từ vải sợi thiên nhiên (bông, lanh) rồi nhuộm chàm. Thân áo được viền họa tiết dọc theo cổ áo, viền cánh tay. Eo lưng thắt dây màu xanh và chiếc váy trang trí những hoa văn có ý nghĩa tượng trưng cho cuộc sống của con người gắn kết với thiên nhiên.

Ý nghĩa nhất trong bộ trang phục là chiếc khăn piêu thổ cẩm được thêu tay cầu kỳ. Khăn piêu của dân tộc Cống không vắt gập như của dân tộc Thái mà được quấn tròn xung quanh đầu sao cho đoạn họa tiết tỉ mẩn, công phu nhất lộ ra phía trước mặt và thả ở tà sau gáy thiếu nữ Cống, làm nên nét đẹp riêng biệt chỉ có ở dân tộc này.

Bà Lò Thị Phương, bản Xám Láng, xã Nậm Khao, huyện Mường Tè cho hay: Dân tộc Cống có nhiều nét văn hóa đặc sắc nhưng độc đáo nhất là trang phục và văn nghệ dân gian. Nhằm gìn giữ bản sắc dân tộc, bản thành lập đội văn nghệ có 10 người tham gia. Vào buổi tối, các chị tập trung ở nhà văn hóa để tập luyện và truyền dạy lại cho các cháu để thế hệ sau luôn nhớ đến cội nguồn dân tộc.

Chú trọng các giải pháp bảo tồn

Thực tế cho thấy, những dân tộc ít người trên địa bàn tỉnh Lai Châu luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và các cấp, ngành thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội.

Cùng với sự nỗ lực của nhân dân các dân tộc, tỉnh Lai Châu đã triển khai nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030.

Đến nay, Lai Châu có 5 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm: Nghệ thuật múa Xòe, Trò chơi kéo co của dân tộc Thái, lễ Tủ Cải của đồng bào dân tộc Dao, lễ hội Gầu Tào của người Mông và nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Lự. Tỉnh tổ chức hàng chục lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể để các dân tộc phục dựng, bảo tồn 16 lễ hội tiêu biểu và duy trì thường niên 40 lễ hội hàng năm, điển hình như lễ cúng Thánh thạch của người Hà Nhì, lễ mừng cơm mới của người Si La, lễ hội Hạn Khuống, Nàng Han của đồng bào Thái, lễ hội Xên Mường…

Cộng đồng người Cống ở xã Nậm Khao, huyện Mường Tè (Lai Châu) chú trọng truyền dạy văn hoá cho lớp trẻ. (Nguồn: TTXVN)
Cộng đồng người Cống ở xã Nậm Khao, huyện Mường Tè (Lai Châu) chú trọng truyền dạy văn hoá cho lớp trẻ. (Nguồn: TTXVN)

Đặc biệt, từ ngày 3-5/11, lần đầu tiên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Lai Châu tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người tại Lai Châu nhằm thực hiện chính sách đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc.

Nhà nghiên cứu văn hóa Đỗ Thị Tấc, nguyên Chủ tịch Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh Lai Châu đánh giá, sự kiện với sự tham gia của 14 dân tộc và 13 tỉnh, thành trong cả nước là hoạt động có ý nghĩa quan trọng khơi dậy niềm tự hào về văn hóa của dân tộc trong đồng bào. Đồng thời, Ngày hội giới thiệu, quảng bá các di sản văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số ở Lai Châu tới bạn bè gần, xa.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Đỗ Thị Tấc, để bảo tồn các di sản văn hóa đặc trưng và tiêu biểu của các dân tộc này, cần đưa chức năng, nhiệm vụ bảo tồn, bảo vệ di sản văn hóa về đúng môi trường và đối tượng, đó là các thôn, bản và nhân dân bởi văn hóa sinh ra ở đâu thì chỉ sống và phát triển ở môi trường đó. Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ về vật chất, định hướng và quản lý để các di sản văn hóa đồng hành, phát huy cùng du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Bà Lò Thị Vương, nguyên Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lai Châu cho hay, Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người nhằm tôn vinh, phát huy giá trị bản sắc các dân tộc rất ít người, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc.

Đây là dịp giới thiệu, quảng bá tới bạn bè trong nước và quốc tế về tiềm năng, thế mạnh phát triển văn hóa, thể thao, du lịch, văn hóa truyền thống các dân tộc trong công cuộc đổi mới hội nhập và phát triển, nhất là các dân tộc có số dân dưới 10.000 người.

Các hoạt động tại Ngày hội sẽ giúp các dân tộc ít người gặp gỡ, chia sẻ, tìm hiểu văn hóa của nhau, từ đó giúp họ có ý thức, niềm tự hào dân tộc trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống. Chính vì thế, theo bà Lò Thị Vương, việc tổ chức Ngày hội Văn hóa này cần được triển khai liên tục, thường xuyên hơn nữa.





Nguồn

Cùng chủ đề

9X bỏ phố thị về Sa Pa, biến đồ cũ thành những bức vẽ chân dung độc đáo

(Dân trí) - Bị thu hút bởi ánh mắt, nụ cười của những cụ già vùng cao, Thùy Giang thu gom những món đồ cũ, rồi biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật sống động. Phạm Thị Thùy Giang (SN 1997) sinh ra và lớn lên ở Sa Pa (Lào Cai), mang trong mình lý tưởng lan tỏa nét đẹp văn hóa, con người ở quê hương. Sau khi tốt nghiệp ngành Mỹ thuật tại trường Cao đẳng Sư...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Vụ 20 trẻ mầm non vào viện nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột: Sẽ làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể

Chiều 5-11, UBND huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu tổ chức họp báo đột xuất cung cấp thông tin về vụ việc trẻ nhập viện nghi ngộ độc do ăn nhầm thuốc diệt chuột tại Trường mầm non xã Giang Ma. Tại họp báo,...

Câu chuyện về chuyển đổi số ở trường TH&THCS Phú Cường (Hòa Bình)

Là một ngôi trường tại huyện miền núi Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình nhưng trường TH&THCS Phú Cường lại được trang bị một phòng học không gian số hiện đại với màn hình tương tác, máy tính bàn và 20 chiếc máy tính bảng. Những thiết bị này đã thổi một làn gió mới vào công tác giảng dạy và học tập tại trường. ...

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hậu Giang lần thứ IV

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hậu Giang lần thứ IV năm 2024 vừa được tổ chức trong 2 ngày 31/10 - 1/11. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang Trần Văn Huyến, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang Trần Văn Chính cùng lãnh đạo các sở ban, ngành tỉnh dự chỉ đạo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Hậu bầu cử Mỹ, tin vui không chỉ đến với ông Trump, tài sản 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD

Ngày 6/11 không chỉ là một ngày tốt lành đối với ông Donald Trump. Theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới trong ngày này tăng kỷ lục. Tính chung, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD.

Quốc hội Nicaragua vừa quyết định mở cửa đón quân đội Nga, Mỹ và loạt nước, vì sao?

Ngày 7/11, Quốc hội Nicaragua thông qua sắc lệnh của Tổng thống Daniel Ortega cho phép quân đội, tàu và máy bay quân sự của Nga, Mỹ, Cuba, Venezuela và Mexico vào nước này trong nửa đầu năm 2025.

Giá cà phê bứt phá, robusta tăng 3 con số, thị trường “gọi tên” một mặt hàng xu hướng và giá tốt

Niên vụ cà phê 2024 - 2025 đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, sản lượng cả nước dự kiến khoảng 1,47 triệu tấn, giảm mạnh so với vụ trước do thời tiết bất lợi, nhưng giá sẽ tốt hơn nhiều năm trước, theo đánh giá của Vicofa.

45 năm đổi mới và vươn tầm quốc tế

Với lịch sử 45 năm phát triển, Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng (CONINCO) - một trong những đơn vị tư vấn xây dựng hàng đầu Việt Nam, đã để lại nhiều dấu ấn thành công qua các công trình trọng điểm quốc gia trong tất cả các lĩnh vực từ thủy điện, thuỷ lợi, nông nghiệp cho tới công nghiệp dân dụng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải, năng lượng... trên mọi miền Tổ quốc, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước và đưa ngành tư vấn xây dựng Việt Nam vươn tầm quốc tế.

Bài đọc nhiều

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và UN Women hợp tác hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ dễ bị tổn thương, tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn.

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Mới nhất

Cơ hội phát triển đô thị vệ tinh

Sau khi TP.HCM công bố kế hoạch triển khai 11 vị trí TOD (bố trí nhiều nhà ở gắn với các dịch vụ và tiện ích ở gần điểm giao thông công cộng) dọc tuyến metro, các chuyên gia và địa phương cho rằng đây là cơ...

Vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 1719 ở Văn Quan: Tiếp sức cho người dân vùng khó

Sau 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 3 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế...

Giá vàng bật tăng sau 1 ngày lao dốc, người dân lại ồ ạt đi mua vào

Giá vàng tăng trở lại, tại TPHCM sáng nay không còn hiện tượng người dân đổ xô đi bán như chiều hôm qua. Nhìn chung, lực bán vẫn nhiều hơn mua. Sáng nay, giá vàng miếng SJC được Công ty SJC niêm yết mua vào 82 triệu đồng/lượng, bán ra 86,5 triệu đồng/lượng, tăng 1 triệu so với cuối ngày...

Có hay không Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm?

Trưa 8.11, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phản hồi chính thức với phóng viên Báo Thanh Niên trước thông tin tin nhắn đang lan...

Mới nhất