Trang chủNewsThế giớiHậu trường đàm phán để đưa người nước ngoài rời Gaza

Hậu trường đàm phán để đưa người nước ngoài rời Gaza


Sau gần một tháng xung đột với nhiều cuộc đàm phán khó khăn và phức tạp, nhóm người nước ngoài đầu tiên đã được phép rời Dải Gaza.

Bước đột phá cho phép nhóm công dân nước ngoài đầu tiên, trong đó có nhiều người Mỹ, rời Dải Gaza ngày 1/11 đến sau nhiều tuần nỗ lực ngoại giao giữa nhiều bên. Thỏa thuận cho phép người mang hộ chiếu nước ngoài và nhóm thường dân bị thương rời Gaza qua cửa khẩu Rafah với Ai Cập đạt được vào ngày 31/10, trước khi lực lượng Israel không kích trại tị nạn lớn nhất Gaza.

Qatar, với sự hỗ trợ của Mỹ, là nhà môi giới chính của thỏa thuận giữa Israel, Ai Cập và Hamas, theo các nguồn tin quen thuộc với cuộc đàm phán.





Những người vui mừng qua cửa khẩu Rafah sau khi được phép rời Dải Gaza ngày 1/11. Ảnh: AFP

Những người vui mừng qua cửa khẩu Rafah sau khi được phép rời Dải Gaza ngày 1/11. Ảnh: AFP

Trước thỏa thuận, có những thời điểm quan chức Mỹ từng nghĩ họ có thể đưa người Mỹ ra ngoài và Bộ Ngoại giao Mỹ thậm chí đã khuyến nghị công dân nên tìm đường tới cửa khẩu Rafah. Tuy nhiên, tất cả nỗ lực đều thất bại, khiến hàng trăm công dân Mỹ bị mắc kẹt ở Gaza thất vọng và sợ hãi.

Nhóm quan chức Mỹ do đại sứ David Satterfield dẫn đầu đã tham gia vào nỗ lực ngoại giao trực tiếp ở cả Israel và Ai Cập, nhưng phải dựa vào các nước đối tác để liên lạc với Hamas.

“Chúng tôi đàm phán với Israel, Ai Cập nhưng không trực tiếp nói chuyện với Hamas. Ai Cập và Qatar có thể gửi thông điệp tới Hamas. Nhưng bạn có thể hình dung mọi thứ khó khăn đến thế nào. Chúng rất phức tạp”, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói tuần trước.

Khi bắt đầu đàm phán, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi nhấn mạnh rằng viện trợ nhân đạo sẽ đến Gaza trước khi Cairo xem xét mở đường cho dân thường rời khu vực. Ai Cập cũng nói rõ rằng họ không chấp nhận làn sóng người tị nạn ồ ạt vào nước này.

Hamas mong muốn những người Palestine bị thương có thể rời đi cùng công dân nước ngoài. Nhóm này cũng muốn một số chiến binh của họ được đi cùng nhóm bị thương tới Ai Cập. Yêu cầu này đã bị từ chối, theo một quan chức cấp cao Mỹ.

Tuy nhiên, Mỹ ủng hộ cho phép dân thường bị thương rời Gaza để được chăm sóc y tế. Mỹ đã tập trung vào thuyết phục Israel chấp nhận danh sách bệnh nhân có thể rời đi.

Ông Biden và ông Sisi đã thảo luận với nhau, nhất trí rằng điều quan trọng là đảm bảo “người Palestine ở Dải Gaza không chuyển hẳn tới Ai Cập hoặc bất kỳ nước nào”, Nhà Trắng cho biết cuối tuần qua.

Ai Cập muốn có một tổ chức quốc tế phụ trách quản lý và kiểm tra người dân từ phía Gaza trước khi họ qua cửa khẩu, theo nguồn tin am hiểu vấn đề. Các nhà đàm phán đã làm việc với Liên Hợp Quốc và họ đồng ý đảm nhận vai trò đó.

Tuy nhiên, họ không thể nhận được đảm bảo từ Hamas rằng các quan chức LHQ sẽ không bị quấy rối hoặc cản trở hoạt động. Hamas không muốn quan chức LHQ hoạt động ở Dải Gaza mà muốn họ làm việc ở phía Ai Cập, điều Cairo không chấp nhận vì lo ngại an ninh.

Bất chấp nhiều ngày nỗ lực, các nhà đàm phán không thể thuyết phục Hamas đồng ý điều mà Ai Cập mong muốn, nên phải chuyển trọng tâm sang các con đường tiềm năng khác. Các nhà đàm phán nhận thức được rằng thời gian không đứng về phía họ. Israel đồng ý cho phép người nước ngoài rời Gaza qua cửa khẩu Kerem Shalom, song Hamas tiếp tục là vấn đề. Một số nỗ lực được tiến hành để đưa các nhóm nhỏ dân thường qua tuyến đường đó song bị Hamas ngăn chặn.





Vị trí cửa khẩu Rafah ở biên giới Ai Cập - Dải Gaza. Đồ họa: datawrapper

Vị trí cửa khẩu Rafah và Kerem Shalom ở biên giới Ai Cập – Dải Gaza. Đồ họa: datawrapper

Những ngày gần đây, Ai Cập từ bỏ yêu cầu phải có bên thứ ba giám sát cửa khẩu Rafah, trong khi Hamas đồng ý cho phép vận hành cửa khẩu, sau khi thảo luận với Qatar.

Khi các cuộc đàm phán có tiến triển và xe viện trợ có thể vào Gaza, Ai Cập trở nên cởi mở hơn. Ai Cập yêu cầu quan chức Mỹ cung cấp danh sách công dân và người thân của họ muốn rời Gaza. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Matt Miller ngày 1/11 nói rằng Cairo đã “nhất trí cho phép người sơ tán qua cửa khẩu Rafah từ vài tuần trước, song phải mất nhiều thời gian để hiện thực hóa kế hoạch”.

Quan chức Mỹ nói Hamas là bên cản trở các nỗ lực. Miller tuần trước nói rằng Hamas có lúc không cử người canh gác trạm kiểm soát biên giới, có lúc lại tập trung lực lượng đông để ngăn người dân tiếp cận cửa khẩu.

Đến cuối tuần qua, triển vọng đạt thỏa thuận đã rõ ràng hơn. Tổng thống Biden một lần nữa điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Tổng thống Ai Cập Sisi vào ngày 29/10 để thảo luận chi tiết thỏa thuận tiềm năng.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 30/10 điện đàm với người đồng cấp Qatar Mohammed bin Abdulrahman Al Thani và thúc giục tăng sức ép với Hamas để thông qua thỏa thuận.

Tới hôm sau, “Mỹ đã đạt đến ngưỡng mà chúng tôi có thể tự tin rằng công dân Mỹ sẽ được rời Gaza”, Miller nói ngày 1/11.

Giới chức biên giới do Hamas kiểm soát đã giám sát quá trình đưa dân thường qua cửa khẩu phía Gaza. Khoảng 400 công dân Mỹ và các thành viên gia đình, tổng cộng khoảng 1.000 người, cùng khoảng 5.000 công dân nước ngoài khác được phép rời đi, theo Blinken.

Haneen Okal, người mẹ 31 tuổi có ba con, là một trong những người có hộ chiếu Mỹ được rời dải đất.

“Chúng tôi không thể mô tả cảm xúc khi được rời đi. Nhưng chúng tôi vẫn buồn vì những gì đang xảy ra ở Gaza. Chiến tranh vẫn còn ở đó”, Okal nói. “Bố mẹ và 4 anh chị em của tôi còn ở lại đó. Bố mẹ tôi có quốc tịch Mỹ, nhưng họ không muốn bỏ lại những thành viên khác trong gia đình. Tôi hy vọng họ có thể sớm được rời khỏi đó càng sớm càng tốt”.

Thanh Tâm (Theo CNN, NPR)




Source link

Cùng chủ đề

Giả thuyết mới về cách người Ai Cập cổ đại xây dựng kim tự tháp

Thủy lực, lời giải mới cho bí ẩn 4000 năm Trong nhiều năm, các nhà Ai Cập học đã tranh luận sôi nổi về cách các kim tự tháp đồ sộ của Ai Cập cổ đại được xây dựng cách đây hơn 4.000 năm. Bây giờ, một nhóm kỹ...

Thắng Ai Cập với cách biệt ‘trăm năm có một’, Ma Rốc giành HCĐ Olympic

Ma Rốc đã thắng đậm 6-0 trước Ai Cập để đoạt HCĐ môn bóng đá nam Olympic Paris. Cuộc so tài giữa Ma Rốc và Ai Cập ở trận tranh hạng ba Olympic Paris được đánh giá cân tài cân sức, khi cả hai đội đã chơi hay từ đầu giải, chỉ thiếu đôi chút may mắn để tiến đến chung kết. Trong khi Ma Rốc chỉ thua sát nút trước Tây Ban Nha, Ai Cập cũng trụ được đến hiệp phụ trước Pháp. Dù...

Nguy cơ chiến sự gia tăng, các nước cảnh báo về không phận Iran và Lebanon

Cảnh báo của Vương quốc Anh đối với các hãng hàng không về việc tránh không phận Lebanon được đưa ra vài giờ sau khi Ai Cập chỉ thị tất cả các hãng hàng không của mình tránh không phận Iran từ 01:00 đến 04:00 GMT ngày 8/8. "Tất...

Ai Cập kêu gọi giải quyết khủng hoảng và chấm dứt xung đột ở Sudan

Ngày 6/7, Ai Cập nhấn mạnh lập trường cho rằng cuộc xung đột ở Sudan hiện nay về cơ bản là vấn đề của Sudan và kêu gọi một giải pháp chính trị toàn diện để chấm dứt khủng hoảng.

Quốc gia nào có nhiều kim tự tháp hơn cả Ai Cập?

1. Quốc gia nào được đặt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Mỹ sẽ không để AI tự động quyết định tấn công hạt nhân

Lực lượng chiến lược Mỹ cấm sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để ủy quyền các hoạt động với vũ khí hạt nhân, Tướng Không quân Anthony Cotton, Tư lệnh Bộ Chỉ huy chiến lược Mỹ (STRATCOM), tuyên bố hôm 13/8.Tư lệnh STRATCOM, có...

Tăng cường hợp tác giữa Hà Nội với các địa phương của Argentina

Từ ngày 11-14/8, đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố, dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại Argentina nhằm tăng cường hợp tác giữa Hà Nội với các địa phương ở quốc gia Nam Mỹ. Báo chí Argentina ca ngợi cuộc đời...

Hạ viện Thái Lan ấn định thời điểm bầu thủ tướng mới

Ngày 14-8, Quốc hội Thái Lan thông báo Hạ viện sẽ tiến hành bầu thủ tướng mới vào ngày 16-8, sau khi ông Srettha Thavisin bị Tòa án Hiến pháp ra phán quyết phế truất chức thủ tướng. Phát biểu với báo giới sau phán quyết của tòa án, ông Srettha Thavisin cho biết bản thân đã nỗ lực lãnh đạo đất nước một cách trung thực và tin tưởng có nhiều...

Ukraine tuyên bố bước đi mới táo bạo, Nga nói về hậu quả của “hành động liều lĩnh điên rồ”

Ukraine công bố các kế hoạch mới sau khi tiến hành xâm nhập và tấn công tỉnh Kursk của Nga, trong khi Moscow nói rằng, Kiev đang phải gánh chịu các tổn thất lớn do "hoạt động hoàn toàn liều lĩnh và điên rồ này".

Cùng chuyên mục

Tên lửa Nga tấn công, hệ thống HIMARS Ukraine nổ tung, cột khói bốc cao hàng chục mét

Tên lửa Iskander-M Nga tấn công, phá hủy hệ thống M142 HIMARSNgày 15/8, SF thông tin, quân đội Nga đã phá hủy một hệ thống phóng tên lửa đa nòng M142 HIMARS do Mỹ sản xuất được lực lượng Kiev sử dụng ở hướng Kursk. Tên...

Các ứng cử viên tổng thống nhất trí số lần “thượng đài”, hai phó tướng sẽ “đối đầu” trực diện ngày 1/10

Ngày 15/8, đội ngũ tranh cử của bà Kamala Harris cho biết, ứng cử viên đảng Dân chủ này sẽ tranh luận với đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump 2 lần, trong khi hai liên danh tranh cử sẽ có một cuộc tranh luận duy nhất.

Brazil “hiến kế” giải quyết khủng hoảng, Mỹ-Colombia ủng hộ, cả Tổng thống Maduro lẫn phe đối lập phản đối

Ngày 15/8, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva gợi ý các giải pháp tiềm năng để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela.

Phát hiện ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên bên ngoài châu Phi

Ngày 15-8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác nhận một trường hợp nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ ở Thụy Điển có liên quan đợt bùng phát dịch bệnh này ở châu Phi. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy dịch bệnh này đã lây lan ra bên ngoài lục địa đen, một ngày sau khi WHO ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu...

Nga cáo buộc phương Tây tham gia hoạch định tấn công vùng Kursk của Nga

Trợ lý Tổng thống Nga Nikolay Patrushev cho biết, cuộc xâm nhập của Ukraine vào khu vực biên giới Kursk của Nga đã được lên kế hoạch với sự tham gia của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và các cơ quan đặc nhiệm phương Tây.Nga ban bố tình trạng khẩn cấp liên bang tại tỉnh BelgorodTỉnh của Nga giáp biên giới với Ukraine ban bố tình trạng khẩn cấpQuyền Thống đốc tỉnh Kursk: Ukraine...

Mới nhất

Nghệ An quyết liệt thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Nhiều đơn vị có tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công 0%Tính đến cuối tháng 7.2024, tổng kế hoạch đầu tư công toàn tỉnh Nghệ An đã giải ngân 3.800,891 tỉ đồng, đạt 41,88% (cao hơn so với cùng kỳ 36,43%); trong đó, vốn đầu tư công tập trung tỉnh quản lý đã giải ngân 1.850,891 tỉ...

Nhiều quà tặng hấp dẫn khi mở tài khoản số ngắn tại PVcomBank

Từ ngày 08/08, PVcomBank triển khai sản phẩm TKTT “Đẹp Như Ý - Số ngắn” chỉ gồm 6 chữ số, mang đến sự thuận tiện cho các khách hàng khi...

Những vòng xoay quyến rũ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Những vòng xoay ở thành phố Hồ Chí Minh có từ lâu đời, nó giúp việc giao thông nơi đây được trật tự và thuận tiện hơn. Bên cạnh đó nó còn mang hình tượng văn hóa lịch sử gắn liền với người dân Thành phố nghĩa tình. Ban đầu hình thành thì các vòng xoay rất nhỏ và...

Các ứng cử viên tổng thống nhất trí số lần “thượng đài”, hai phó tướng sẽ “đối đầu” trực diện ngày 1/10

Ngày 15/8, đội ngũ tranh cử của bà Kamala Harris cho biết, ứng cử viên đảng Dân chủ này sẽ tranh luận với đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump 2 lần, trong khi hai liên danh tranh cử sẽ có một cuộc tranh luận duy nhất.

Mới nhất