Trang chủNewsNhân quyềnĐoàn kiểm tra báo cáo gì về việc vận hành xả lũ...

Đoàn kiểm tra báo cáo gì về việc vận hành xả lũ của thủy điện Châu Thắng và Nhạn Hạc?


Được biết, Đoàn kiểm tra nói trên được thành lập theo Quyết định số 303/QĐ-SCT, ngày 13/10/2023, do ông Trần Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Công thương Nghệ An làm trưởng đoàn. Ngoài ra còn có đại diện Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An; Tiến sĩ Trịnh Quốc Công, Chuyên gia độc lập về thủy điện, Trường Đại học Thủy lợi.

Trước đó, nhiều cơ quan báo chí phản ánh từ người dân và chính quyền huyện Quỳ Châu băn khoăn về việc các hồ chứa nhà máy thủy điện xả lũ trong đêm 26/9 và rạng sáng 27/9 cộng với việc mưa lớn gây thiệt hại lớn về tài sản cho người dân.

5.jpg
Báo cáo Kết quả kiểm tra ngày 31/10/2023.

Hai nhà máy thủy điện được đoàn tiến hành kiểm tra là thủy điện Nhạn Hạc và thủy điện Châu Thắng trên sông Quang, thuộc địa phận hai huyện Quế Phong và Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.

Theo kết luận, hồ thủy điện Nhạn Hạc có dung tích hữu ích nhỏ (4,82 triệu m3), hồ vận hành điều tiết ngày đêm, không có dung tích phòng lũ và không có chức năng cắt lũ. Vì vậy, căn cứ mực nước của hồ chứa thủy điện Nhạn Hạc trong suốt quá trình vận hành xả lũ do chủ hồ cung cấp, nhà máy đảm bảo tuân thủ vận hành thiết bị xả lũ theo quy trình được phê duyệt. Trong quá trình xả lũ, việc vận hành xả lũ của công trình không làm tăng lũ cho hạ du.

Tuy nhiên, đoàn liên ngành chỉ ra những nội dung thực hiện chưa tốt. Đó là, công tác dự báo của nhà máy chưa chính xác, còn bị động trong công tác dự báo lưu lượng nước về hồ nên chưa thực hiện được thông báo cảnh báo sớm cho vùng hạ du.

Công tác phối hợp trong phòng, chống thiên tai của Nhà máy và UBND huyện Quỳ Châu thực hiện chưa tốt. Việc phát hành thông báo chưa có kết nối chặt chẽ (hộp thư đi nhà máy đã ghi nhận việc gửi các thông báo vận hành điều tiết hồ chứa qua hộp thư điện tử Gmail tuân thủ quy định tại Điểm d, Khoản 4, Điều 7 của QTVH tuy nhiên UBND huyện Quỳ Châu phản ánh không nhận được).

2(1).jpg
Nhà máy thủy điện Châu Thắng. (Ảnh tư liệu).

Còn đối với hồ thủy điện Châu Thắng được xây dựng trên sông Quang, thuộc địa phận xã Châu Thắng, huyện Quỳ Châu và xã Mường Nọc, huyện Quế Phong, có dung tích hữu ích nhỏ (4,217 triệu m3), không có dung tích phòng lũ và không có chức năng cắt lũ.

Căn cứ mực nước của các hồ trong suốt quá trình vận hành xả lũ do chủ hồ cung cấp, nhà máy đã đảm bảo tuân thủ vận hành thiết bị xả lũ theo đúng quy trình được phê duyệt. Tổng lưu lượng xả qua nhà máy không lớn hơn lưu lượng về hồ nên không làm gia tăng lũ cho vùng hạ du.

Tuy nhiên, đoàn cũng chỉ rõ những nội dung thực hiện chưa tốt của thủy điện Châu Thắng là công tác dự báo của nhà máy chưa chính xác, còn bị động trong công tác dự báo lưu lượng nước về hồ nên chưa thực hiện được thông báo cảnh báo sớm cho vùng hạ du.

Thực hiện chưa tốt công tác kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị phục vụ cho công tác vận hành dẫn đến xảy ra tình trạng hư hỏng thiết bị quan trắc, giám sát tự động.

Tồn tại chung của hai nhà máy thủy điện Nhạn Hạc và Châu Thắng được đoàn kiểm tra chỉ ra là: “Công tác dự báo của nhà máy chưa chính xác, còn bị động trong công tác dự báo lưu lượng nước về hồ nên chưa thực hiện cảnh báo sớm cho vùng hạ du”.

4.jpg
Trận lụt ngày 26 và 27/9/2023 gây thiệt hại cho huyện Quỳ Châu gần 180 tỷ đồng.

Đoàn kiểm tra đề nghị UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo các sở, ngành kiểm tra trách nhiệm của UBND huyện Quỳ Châu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phòng chống thiên tai trên địa bàn, trong đó có chỉ đạo phòng chống thiên tai tại các công trình thủy điện.

Kiến nghị giao Sở Công Thương tiếp tục thực hiện giám sát việc thực hiện Quy trình vận hành hồ chứa, Quy trình vận hành liên hồ chứa đã được phê duyệt. Chỉ đạo các chủ đập, hồ chứa thủy điện tiếp tục chấp hành các quy định pháp luật về công tác quản lý an toàn đập hồ chứa thủy điện theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018, Bộ Công Thương tại Thông tư số 09/2019/TT-BCT ngày 08/7/2019.

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi, dự báo, cảnh báo, kịp thời cung cấp thông tin về tình hình thiên tai phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó; tiếp tục nâng cao chất lượng dự báo thiên tai bảo đảm kịp thời, chính xác hơn.

Sớm hoàn thành việc lắp đặt hệ thống thu, nhận và quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên nước và khí tượng thủy văn để giám sát vận hành các nhà máy thủy điện.

1(1).jpg
Nước ngập băng nhiều nơi tại Quỳ Châu vào ngày 27/9/2023.

Chỉ đạo các nhà máy thủy điện thực hiện công tác dự báo khí tượng thủy văn theo đúng quy định tại Điều 25 của Luật Khí tượng Thủy văn và các quy định trong quy trình vận hành đơn hồ và liên hồ.

Đối với các chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện cần xây dựng kịch bản vận hành, điều tiết hồ để chủ động vận hành hồ chứa an toàn, đảm bảo an toàn công trình và hạ du.

Phối hợp với chính quyền, ban chỉ huy phòng chống thiên tai địa phương, thường xuyên nắm bắt tình hình thời tiết, nâng cao chất lượng dự báo để kịp thời cảnh báo sớm cho nhân dân vùng hạ du trong quá trình vận hành điều tiết lũ.

Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã phản ánh, trận lũ lụt lịch sử từ ngày 26-27/9/2023, cùng với thủy điện xả lũ đã khiến nhiều địa phương của huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An ngập sâu trong nước, gây thiệt hại nặng nề.

Theo Báo cáo số 37/BC-UBND ngày 04/10/2023 của UBND huyện Quỳ Châu gửi UBND tỉnh Nghệ An thì đợt mưa lũ nói trên đã khiến một người chết đuối; hơn 1.200 ngôi nhà bị ngập sâu từ 1– 5m, trên 5.000 người dân phải di dời; có 3 xã, 6 bản bị cô lập hoàn toàn, 7 điểm trường, nhiều diện tích lúa, hoa màu bị ngập sâu; hơn 1.000 con gia súc, gia cầm bị cuốn trôi… Ước tính thiệt hại gần 180 tỷ đồng.



Nguồn

Cùng chủ đề

5 hồ thuỷ điện lớn phía Bắc đóng toàn bộ cửa xả lũ, hơn 5,6 triệu hộ có điện lại

​Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hôm nay (13/9) vừa phát đi thông tin cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão số 3, lưu lượng nước lớn đã đổ về các hồ thuỷ điện. Các hồ chứa thủy điện ở phía Bắc đang thực hiện mở các cửa xả để điều tiết theo điều hành của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai và Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai các...

Thuỷ điện Tuyên Quang đóng thêm 1 cửa xả, lũ sông Hồng dự kiến giảm

Số liệu quan trắc cho thấy, hồi 13 giờ ngày 12/9, mực nước thượng lưu hồ Tuyên Quang ở cao trình 117,25m; lưu lượng đến hồ là 2.031m3/s, lưu lượng xả là 2.459m3/s. Thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng tại Quyết định số 740/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT lệnh Giám đốc Công ty Thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện...

Trung Quốc xả lũ với mức rất nhỏ, chỉ 250m3/s nên không tác động đến hạ du Việt Nam

Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp xác nhận thông tin phía Trung Quốc đã thông báo sẽ xả lũ thủy điện phía thượng nguồn sông Lô. "Phía bạn cũng đã có văn bản thông báo cho chúng ta từ sớm để...

3 thủy điện lớn trên lưu vực sông Hồng vẫn đang mở 9 cửa xả lũ

Số liệu quan trắc cho thấy, hồi 6h ngày 11/9/2024, mực nước thượng lưu hồ Tuyên Quang ở cao trình 117,95m, lưu lượng đến hồ 3.280m3/s, lưu lượng xả 4.346m3/s. Sáng 11/9, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT lệnh Giám đốc Công ty Thủy điện Tuyên Quang thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng tại Quyết định số 740/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Công ty Thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1...

Thuỷ điện Hoà Bình, Tuyên Quang, Thác Bà đang mở 11 cửa xả lũ

Hồi 12 giờ trưa nay (9/9), Công ty Thuỷ điện Tuyên Quang đã tiến hành mở thêm 1 cửa xả đáy. Đây cũng là cửa xả đáy thứ 6 được doanh nghiệp này vận hành trong vòng ít ngày qua để ứng phó với nguy cơ mưa lũ sau bão số 3. Cũng trong sáng 9/9, Công ty CP Thuỷ điện Thác Bà đã mở cửa xả mặt thứ 3. Trong khi Công ty Thuỷ điện Hoà Bình tiếp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam

Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trân trọng nhờ Đại sứ gửi lời chào cách mạng và anh em thân thiết nhất đến đồng chí Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Miguel Diaz-Canel Bermudez, Lãnh tụ Cách mạng Raul Castro...

Việt Nam sẽ có những thông điệp lớn, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương

Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng cho biết ý nghĩa chuyến công tác tham dự Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm?Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Từ...

Nghiên cứu, triển khai đầu tư cao tốc Nha Trang

Thông báo kết luận nêu rõ, tuyến cao tốc Nha Trang - Đà Lạt là tuyến đường bộ ngắn nhất kết nối hai địa bàn chiến lược quan trọng về quốc phòng - an ninh là duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; kết nối...

Chủ trương đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng KCN Bàu Cạn – Tân Hiệp

Theo đó, Phó Thủ tướng đã đồng ý chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Bàu Cạn – Tân Hiệp (giai đoạn 1), tỉnh Đồng Nai (dự án); đồng thời chấp...

Kiện toàn, bổ sung chức danh lãnh đạo chủ chốt

Ngày 18/9, Hội đồng nhân dân các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo và Tam Dương cùng bầu bổ sung 3 chức danh Chủ tịch UBND huyện, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Cụ thể: Ông Trần Thái Sơn (Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy) được bầu...

Bài đọc nhiều

Khu tạm cư cho người dân Làng Nủ đang hoàn thiện sau cơn lũ

Dự kiến vào Chủ nhật, ngày 22/9, khu nhà tạm cho người dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) sẽ được hoàn thành sau những nỗ lực khẩn trương từ phía chính quyền và sự hỗ trợ của Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup. Người Hà Nội dựng be bờ, tát nước, chạy máy bơm để chống ngập sau mưa lớn ...

Tính “cách mạng” của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam Pauline Tamesis đã chia sẻ với TG&VN về tầm quan trọng của Hội nghị và sự tham gia của Việt Nam.

IOM và Bộ Y tế bắt tay nỗ lực nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người di cư

Ngày 18/9, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) và Bộ Y tế đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) tăng cường hợp tác trong nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người di cư, đồng thời hỗ trợ người di cư tiếp cận các hệ thống và chính sách y tế quốc gia.

Việt Nam luôn đặt con người vào trung tâm của mọi chiến lược phát triển

Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về quyền phát triển khẳng định Việt Nam đã có những tiến triển đáng kể trong thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự Phát triển bền vững trong nhiều lĩnh vực.

Cùng chuyên mục

Tính “cách mạng” của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam Pauline Tamesis đã chia sẻ với TG&VN về tầm quan trọng của Hội nghị và sự tham gia của Việt Nam.

Việt Nam luôn đặt con người vào trung tâm của mọi chiến lược phát triển

Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về quyền phát triển khẳng định Việt Nam đã có những tiến triển đáng kể trong thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự Phát triển bền vững trong nhiều lĩnh vực.

IOM và Bộ Y tế bắt tay nỗ lực nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người di cư

Ngày 18/9, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) và Bộ Y tế đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) tăng cường hợp tác trong nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người di cư, đồng thời hỗ trợ người di cư tiếp cận các hệ thống và chính sách y tế quốc gia.

Khu tạm cư cho người dân Làng Nủ đang hoàn thiện sau cơn lũ

Dự kiến vào Chủ nhật, ngày 22/9, khu nhà tạm cho người dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) sẽ được hoàn thành sau những nỗ lực khẩn trương từ phía chính quyền và sự hỗ trợ của Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup. Người Hà Nội dựng be bờ, tát nước, chạy máy bơm để chống ngập sau mưa lớn ...

1.035 tỷ đồng đã đến với địa phương bị ảnh hưởng

Mở ra từng cánh cửa: Lời kêu gọi ủng hộ người bị bạo lực trên cơ sở giới tại Đông Nam Á Thông điệp của Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam, Thái Lan, Lào để nỗ lực chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới tại Đông Nam Á Bảo vệ công dân trước 'móng vuốt' của tội phạm mua bán người Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang chỉ...

Mới nhất

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, TPHCM và Nam bộ sắp mưa to

TPO - Cơ quan khí tượng dự báo trong hôm nay (ngày 19/9), thời tiết TPHCM và các tỉnh, thành Nam bộ nhiều mây, có mưa rào và dông nhiều nơi, rải rác mưa vừa, có nơi mưa to, cục bộ có mưa rất to. Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, trong...

Thị trường bất động sản những tháng cuối năm 2024 phục hồi bền vững?

Thị trường bất động sản những tháng cuối năm 2024 phục hồi bền vững?Trên nền tảng được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố tích cực, thị trường bất động sản những tháng cuối năm 2024 được dự đoán sẽ tiếp tục phục hồi phục hồi bền vững. ...

Từ chiến lược đến thực tiễn

Đổi mới sáng tạo cùng tính bền vững: Từ chiến lược đến thực tiễnNằm trong chuỗi thảo luận chuyên đề của Hội nghị khu vực thường niên “Gateway to ASEAN” 2024 do Ngân hàng UOB tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam, phiên thảo luận thứ ba với chủ đề “Đổi mới sáng tạo với tính bền...

Chủ tịch Bánh kẹo Hữu Nghị tiếp tục gom cổ phiếu

Người đứng đầu HĐQT Công ty Thực phẩm Hữu Nghị đăng ký mua gần 3,5 triệu cổ phiếu, trong khi cựu lãnh đạo và người có liên quan muốn thoái toàn bộ vốn nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư. Ông Trịnh Trung Hiếu,...

Mới nhất