Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chính'Thao túng bất động sản tinh vi không kém trong chứng khoán'

‘Thao túng bất động sản tinh vi không kém trong chứng khoán’


Cho rằng thao túng bất động sản nguy hiểm không kém hành vi tương tự trong chứng khoán, đại biểu Quốc hội đề nghị cấm để tránh thị trường bị làm giá, bong bóng.

Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) bổ sung một số hành vi bị cấm trong kinh doanh bất động sản, như giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch và không công khai thông tin về bất động sản đưa vào kinh doanh; gian lận, lừa đảo khách hàng…

Nêu ý kiến tại phiên thảo luận Quốc hội ngày 31/10, ông Trịnh Xuân An (Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng an ninh) đề nghị bổ sung hành vi thao túng, làm giá bất động sản vào danh mục cấm trong kinh doanh lĩnh vực này.

Ông phân tích, thao túng thị trường bất động sản nguy hiểm không kém so với hành vi tương tự trong chứng khoán. Thao túng không chỉ thông qua đấu thầu bỏ giá cao rồi bỏ cọc, còn có hành vi dùng dự án này để “kích” giá dự án khác, dẫn tới bong bóng và tạo mặt bằng giá trên trời so với thực tế.

“Nếu không xử lý triệt để sẽ tạo thành bong bóng, giống trường hợp của Hãng địa ốc Trung Quốc China Evergrande Group”, ông An nói, và thêm rằng cần quy định cấm hành vi thao túng, làm giá bất động sản trong luật và trường hợp cụ thể loại trừ.





Ông Trịnh Xuân An (Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng an ninh) phát biểu tại phiên thảo luận dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), sáng 31/10. Ảnh: Media Quốc hội

Ông Trịnh Xuân An (Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng an ninh) phát biểu tại phiên thảo luận dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), sáng 31/10. Ảnh: Media Quốc hội

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Hữu Thông (Phó trưởng đoàn chuyên trách tỉnh Bình Thuận) và Trình Lam Sinh (Phó trưởng đoàn chuyên trách tỉnh An Giang) đề nghị bổ sung quy định cấm hành vi thao túng, làm nhiễu loạn thị trường bất động sản.

Ông Thông lưu ý, hành vi cấu kết trong đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá nhằm thổi giá ở khu vực xung quanh đang diễn ra phổ biến. Việc này khiến giá đất tăng cao, người dân thật sự có nhu cầu về nhà ở không thể mua đất, xây nhà.

Trong khi đó, cũng đề cập tới hành vi cấm trong kinh doanh bất động sản, ông Nguyễn Văn Mạnh (Ủy viên Ủy ban Kinh tế) nêu, quy định thu, sử dụng tiền mua bán thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai của bên mua, thuê mua trái pháp luật. So với quy định hiện hành, dự luật lần này bỏ hành vi huy động chiếm dụng trái phép vốn, theo ông Mạnh, vô tình tạo khẽ hở trong sử dụng vốn của chủ đầu tư, cũng như tạo các kênh khác để huy động vốn.

Ông đề nghị giữ nguyên quy định liên quan tới việc cấm chiếm dụng trái phép để hạn chế hành vi này xảy ra trên thực tế.

Các quy định về đặt cọc giao dịch nhà ở hình thành trong tương lai (nhà ở, bất động sản trên giấy) cũng nhận được nhiều góp ý tại phiên thảo luận. Hiện, dự thảo luật đưa ra hai phương án. Một là chủ đầu tư dự án chỉ được thu tiền đặt cọc khi nhà ở, công trình xây dựng đủ điều kiện đưa vào kinh doanh. Hoặc, chủ đầu tư thu tiền đặt cọc theo thỏa thuận với khách hàng khi dự án có thiết kế cơ sở được cơ quan nhà nước thẩm định và có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất. Số tiền đặt cọc tối đa do Chính phủ quy định, nhưng không quá 10% giá bán, cho thuê.

Bà Trần Hồng Nguyên (Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật) chọn phương án 1, vì cho rằng ít rủi ro cho người mua – đối tượng yếu thế trong giao dịch. Đặt cọc chỉ được thực hiện khi bất động sản đủ điều kiện kinh doanh và hai bên ký kết hợp đồng, như vậy sẽ hạn chế phát sinh tranh chấp.

Còn nếu chủ đầu tư nhận tiền cọc khi dự án có thiết kế cơ sở được thẩm định, hay có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất (phương án 2), theo bà Nguyên, người mua sẽ chịu nhiều rủi ro, do thời gian từ khi nhận đặt cọc tới khi xây dựng dự án kéo dài.

Thực tế, thị trường bất động sản vừa qua diễn biến phức tạp, tồn tại tình trạng chủ đầu tư dự án lợi dụng hình thức đặt cọc, hợp đồng góp vốn để huy động vốn tùy tiện. “Nhiều dự án nhận đặt cọc sau 5, 10 năm vẫn chưa được triển khai nên cần quy định “siết” đặt cọc dự án bất động sản hình thành trong tương lai”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật bày tỏ quan điểm.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đại Thắng (Phó trưởng đoàn chuyên trách tỉnh Hưng Yên) và ông Phạm Văn Hòa lại chọn phương án 2, bởi cho rằng quy định rõ trường hợp nào chủ đầu tư được thu tiền đặt cọc, số tiền đặt cọc, công khai, minh bạch.

Ông Phạm Văn Hòa cho rằng, chủ đầu tư không có đủ 100% vốn để thực hiện dự án và phải vay ngân hàng. Số tiền cọc 10% giá trị căn hộ mua bán cũng phù hợp thực tế. “Nhà 1 tỷ, đặt cọc 10% tức là 100 triệu, nhà 4 tỷ thì đặt cọc 400 triệu, tôi nghĩ với khách hàng số tiền này không lớn khi người ta mua nhà. Khách hàng đặt tiền cọc trước, có khi chủ đầu tư bán nhà thấp đi”, ông nêu.

Thêm nữa, chủ đầu tư có giấy tờ về quyền sử dụng đất mới nhận tiền cọc, theo ông, “họ đâu có gian dối”. Do đó, dự thảo luật cần đưa ra quy định linh hoạt để chủ đầu tư có thể huy động vốn thực hiện dự án, tạo lòng tin tưởng giữa chủ đầu tư và khách hàng.

Quy định hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất khi chuyển nhượng dự án bất động sản cũng được thảo luận. Tại kỳ họp 5 (tháng 6), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh khi trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho biết, nhiều ý kiến nhất trí yêu cầu “bắt buộc hoàn thành nghĩa vụ” mới được chuyển nhượng dự án. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng nên tạo điều kiện cho chủ đầu tư không còn đủ năng lực.

Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị hai phương án.

Một là, trường hợp chủ đầu tư chuyển nhượng chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất của dự án, phần dự án chuyển nhượng với Nhà nước, hai bên có thể thỏa thuận việc thực hiện tiếp nghĩa vụ tài chính chưa hoàn thành.

Hai là, chủ đầu tư chuyển nhượng có quyết định giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất của dự án (tiền sử dụng đất, thuê đất, thuế, phí…) thì không bắt buộc phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với toàn bộ, hoặc phần dự án chuyển nhượng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chọn phương án 1. Phương án này dể đảm bảo quy định chặt chẽ, ngăn ngừa tình trạng lựa chọn nhà đầu tư không đủ năng lực chuyển nhượng dự án, kiếm lợi nhuận.

Ông Phạm Văn Hòa đồng tình chọn phương án 1, tức là khi chủ đầu tư chuyển nhượng dự án, phần dự án cho người khác thì người nhận lại sẽ phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Ông Hòa nói, như vậy Nhà nước không mất gì, do nghĩa vụ tài chính vẫn được tiếp tục thực hiện.

“Chủ đầu tư “suy dinh dưỡng”, không còn khả năng làm tiếp dự án mới phải chuyển nhượng, mà bắt buộc họ hoàn thành nghĩa vụ tài chính mới được giao dịch thì không nên”, ông nêu quan điểm.





Ông Phạm Văn Hòa nêu ý kiến tại phiên thảo luận dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), sáng 31/10. Ảnh: Media Quốc hội

Ông Phạm Văn Hòa nêu ý kiến tại phiên thảo luận dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), sáng 31/10. Ảnh: Media Quốc hội

Ông Trịnh Xuân An, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng an ninh cũng cho rằng, cần linh hoạt trong chuyển nhượng dự án bất động sản. Ông đề nghị, nên cho phép các bên tự thỏa thuận việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

Còn ông Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Nguyễn Ngọc Sơn băn khoăn khi hiện có nhiều cách hiểu khác nhau về nội hàm “chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản”.

Ông Sơn dẫn thực tế, cơ quan điều tra, thanh tra cũng gặp khó khi xử lý các dự án thay đổi chủ đầu tư qua các hình thức như chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, bán tài sản gắn liền với đất. Do đó, ông đề nghị dự thảo luật cần phân định rõ khái niệm, phương thức chuyển giao tài sản để tránh bị lợi dụng.

Dự kiến, Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) ngày 27/11.


Anh Minh



Source link

Cùng chủ đề

Đại biểu Quốc hội: Mọi giao dịch bất động sản phải qua ngân hàng

Các đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung quy định mọi giao dịch bất động sản phải qua ngân hàng để chống tham nhũng, trốn thuế. Đề nghị này được các đại biểu Quốc hội nêu khi thảo luận một số điều còn ý kiến khác nhau tại dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), sáng 31/10.Quy định hiện nay không bắt buộc việc giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản phải thanh...

‘Không bắt buộc giao dịch bất động sản phải qua sàn’

Việc bắt buộc giao dịch bất động sản qua sàn sẽ dẫn đến nguy cơ lợi dụng, không đảm bảo thị trường phát triển an toàn, bền vững, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Sáng 31/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).Quy định hiện hành (Luật Kinh doanh bất động sản 2014) không quy định bắt...

Quốc hội thảo luận ‘bắt buộc giao dịch bất động sản qua sàn hay không’

Sáng 31/10, Quốc hội thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), trong đó có việc bắt buộc giao dịch qua sàn hay không. Quy định hiện hành (Luật Kinh doanh bất động sản 2014) không quy định bắt buộc giao dịch qua sàn. Trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 (tháng 6/2023), Chính phủ đề xuất hai phương án, là mua bán, chuyển...

Ủy ban Kinh tế: Không nên bắt buộc mua bán bất động sản qua sàn

Ủy ban Kinh tế cho rằng không nên bắt buộc mua bán bất động sản qua sàn vì sẽ phát sinh chi phí, tăng giá bán và người mua phải chịu. Hiện không quy định bắt buộc giao dịch qua sàn nhưng theo Chính phủ, 99% các chủ đầu tư đều bán hàng qua sàn hoặc môi giới. Các chủ đầu tư quy mô lớn còn tự tổ chức sàn giao dịch hoặc bộ phận bán hàng riêng. Tại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

Nuôi gà kiểu mới: Không kháng sinh, cho gà tắm nắng, chạy nhảy

Chăn nuôi gia cầm theo phương pháp đảm bảo phúc lợi cho vật nuôi đang trở thành xu hướng những năm gần đây, khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc thực phẩm. Dự án Farm Champion của Thái Lan là một mô hình như thế.Nhằm nâng cao tiêu chuẩn chăn nuôi gà, Tổ chức Bảo vệ động vật...

Tỉnh Vĩnh Phúc hợp tác với Tập đoàn Vingroup tổ chức Hội nghị chuyển đổi xanh

(PLVN) - Trong 2 ngày 23-24/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup sẽ phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”. 20/11/2024 21:43 (PLVN) - Trong 2 ngày 23-24/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup sẽ phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai...

Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận các loại tiền tệ trú ẩn an toàn như đồng Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.

Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà...

Vốn FDI đổ vào địa ốc tăng mạnh, khảo sát giá căn hộ một số dự án tại TPHCM, quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

Cùng chuyên mục

Quảng Ngãi chi 350 tỉ đồng ‘thay áo’ hạ tầng giao thông Khu kinh tế Dung Quất

Quảng Ngãi sẽ bố trí 350 tỉ đồng để nâng cấp, mở rộng hạ tầng giao thông ở Khu kinh tế Dung Quất. Đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng để Dung Quất cất cánh trong bối cảnh giao thông không theo kịp sự phát triển. ...

Tối 23-11, nơi nào mua vào vàng miếng SJC giá cao nhất?

(NLĐO) – Giá vàng gần như đi lên theo đường thẳng trên thị trường quốc tế, giúp giá vàng miếng SJC, giá vàng nhẫn 99,99 duy trì mốc cao chót vót. ...

Quốc hội yêu cầu sớm đề xuất mức thuế cao hơn với người nhiều nhà đất

Nội dung này được thể hiện trong Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, vừa được các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua với 421/423 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 87,89% tổng số đại biểu), trong phiên làm việc đầu giờ chiều nay 23/11, tại Kỳ...

Bình quân số thành viên mỗi hợp tác xã ở ĐBSCL chưa bằng 1/10 Thái Lan

Một trong những rào cản để thực hiện đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao ở ĐBSCL là hợp tác xã còn yếu, bình quân mỗi hợp tác xã chỉ có 80 thành viên, chưa được một nửa bình quân cả nước và chưa bằng 1/10 Thái Lan. ...

22 doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 25 đến 29/11

NDO - Trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM, các ngày trong tuần từ 25 đến 29/11, có 22 doanh nghiệp chốt trả cổ tức, thưởng và phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông. * Ngày 20/12/2024, CTCP May Sông Hồng (HOSE: MSH) trả cổ tức năm 2024 bằng tiền, 3.500 đồng/cổ phiếu (CP), ngày giao dịch không hưởng quyền là 29/11/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 2/12/2024. * CTCP In và Bao bì...

Mới nhất

Phần lớn người Mỹ ủng hộ kế hoạch của Tổng thống đắc cử Donald Trump

Khảo sát mới nhất cho thấy trên 50% người Mỹ tham gia cho biết họ ủng hộ chương trình nghị sự của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ 2.   Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters). Theo cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew công bố hôm 22/11, hơn 59% số người Mỹ được hỏi đã chấp...

Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển

DNVN - Thủ tướng nhấn mạnh, để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, cần đảm bảo cơ chế tự chủ minh bạch, tránh can thiệp hành chính làm méo...

Doanh nghiệp tìm khe hở đưa hóa chất nguy hiểm ra thị trường

Một loại hoá chất nhưng mỗi lĩnh vực quản lý khác nhau dẫn tới việc doanh nghiệp lách luật đưa ra thị trường gây mất an toàn xã hội. Đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Đoàn Nam Định) cho biết, một loại hóa chất nhưng mỗi lĩnh vực quản lý khác nhau dẫn tới việc doanh nghiệp lách luật đưa ra thị...

Quốc hội đồng tình quy định mới về mua, đưa cổ vật và bảo vật về Việt Nam

Quốc hội đồng tình quy định về Quỹ bảo tồn di sản văn hóa, trong đó có thể Mua, đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu, tư liệu quý hiếm về di sản văn hóa phi vật thể có nguồn gốc Việt Nam từ nước ngoài về nước. Nội dung này được thể hiện...

Gạo Việt Nam đắt đỏ nhất thế giới

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục neo cao và giữ mức đắt đỏ nhất trong nhóm các quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới. Ngày 23/11, theo khảo sát thị trường xuất khẩu, giá dạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ và dẫn đầu khu vực. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam ở mức 522 USD/tấn. Mức...

Mới nhất