Trang chủNewsKinh tếĐẩy nhanh mua bán trực tiếp điện để giảm độc quyền

Đẩy nhanh mua bán trực tiếp điện để giảm độc quyền


Cần giảm độc quyền phân phối

Trong một báo cáo mới đây, Cục Điều tiết điện lực cho biết, Tập đoàn Điện lực VN (EVN), doanh nghiệp Nhà nước, chỉ nắm 37% nguồn điện, trong đó gần 11% là quản lý trực tiếp, 26% là gián tiếp qua các tổng công ty phát điện. Trong thực tế, EVN từ lâu đã không độc quyền về sản xuất điện, bởi luật cho phép nhiều thành phần kinh tế tham gia, đặc biệt tư nhân tham gia đầu tiên vào phát triển nguồn từ sau năm 2006. Trong vòng 5 năm trở lại đây, khi chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, nguồn điện cho tư nhân phát triển tăng mạnh. Đến nay, 42% nguồn điện là đến từ lĩnh vực tư nhân.

Đẩy nhanh mua bán trực tiếp điện để giảm độc quyền - Ảnh 1.

Cần xã hội hóa từng khâu trong chuỗi sản xuất, phân phối điện

Không độc quyền nguồn điện nhưng ở khâu truyền tải điện, đến nay theo luật Điện lực VN quy định Nhà nước vẫn chi phối, quản lý, vận hành lưới điện. Theo đó, EVN vẫn nắm hầu hết hệ thống truyền tải, từ siêu cao áp 500 kV, 200 kV đến trạm biến áp.

TS Trần Đình Bá (Hội Khoa học kinh tế VN), tác giả công trình nghiên cứu mô hình ngân hàng điện năng từ năm 2010, cho rằng chính quy định Nhà nước độc quyền truyền tải điện gây khó khăn không ít cho nỗ lực phát triển một thị trường mua bán điện cạnh tranh và phát triển nguồn. Nguồn điện dồi dào, nhưng bị “ông nhà nước” thích thì mua, không thích thì không mua, hoặc lấy lý do truyền tải bị quá tải nên không mua, gây lãng phí. Ông Bá dẫn chứng, với chính sách khuyến khích tư nhân phát triển điện mặt trời (ĐMT) mái nhà, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn, nguồn điện dồi dào ngay. “Chiếu” sang thực trạng mùa hè miền Bắc đối diện nguy cơ thiếu điện, chỉ cần đẩy mạnh cho tư nhân làm ĐMT mái nhà, cho mua bán trực tiếp thì “làm gì có chuyện điện thừa không phát được?”, TS Bá nói.

“Tôi rất ngạc nhiên khi vài ngày lại nghe nói về việc VN đối diện nguy cơ thiếu điện trong vài năm tới, thậm chí tình trạng này kéo dài đến 2030. Tại sao một quốc gia có nguồn năng lượng tái tạo dồi dào lại phải lo lắng thiếu điện đến thế? Miền Nam thừa ĐMT vì ngày nắng nóng nhiều, miền Bắc không thiếu ĐMT nếu cơ chế thông thoáng. Nguồn bức xạ mặt trời ở miền Bắc rất lớn, gấp mấy lần châu Âu, tương đương miền Nam nhưng không được khuyến khích khai thác, dẫn đến thiếu điện. Phải “xé rào” cho toàn dân làm điện, cho mua bán điện trực tiếp nhằm huy động mọi nguồn lực, kịp thời tháo gỡ khó khăn, khơi thông những khu vực bị nghẽn công suất, điện có nhưng không phát lên lưới được, nhất là các dự án ĐMT. Bên cạnh đó, muốn giảm yếu tố độc quyền phân phối của ngành điện, cần đẩy mạnh cơ chế mua bán điện trực tiếp, bán cho hàng xóm… Phải làm quyết liệt và đó là nền tảng quan trọng để chúng ta xây dựng một thị trường mua bán điện cạnh tranh, xóa dần độc quyền. Làm truyền tải mà không có điện để truyền thì vô cùng lãng phí”, TS Trần Đình Bá nhấn mạnh.

Đẩy nhanh mua bán trực tiếp điện để giảm độc quyền - Ảnh 2.

Đồng quan điểm, chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú nhận xét, không phải vì doanh nghiệp Nhà nước nắm bao nhiêu phần trăm nguồn thì gọi là hết độc quyền mà cơ chế vận hành của chúng ta áp với ngành điện vẫn có yếu tố độc quyền. Mua theo giá Nhà nước quy định, bán cũng theo giá Nhà nước quy định, giá truyền tải cũng theo Nhà nước…

“Anh nắm bao nhiêu phần trăm không quan trọng, nhưng tôi làm điện ra, không bán được cho ai, chỉ bán cho mỗi anh để anh đi phân phối lại. Đó là yếu tố độc quyền. Tôi rất muốn mua điện từ nhà ông hàng xóm đang có ĐMT thừa đó, nhưng mua không được. Ông hàng xóm bán cho tôi cũng không được. Tôi phải làm hợp đồng mua bán điện với doanh nghiệp Nhà nước. Đó là yếu tố độc quyền. Theo tôi, ngành điện cũng như ngành xăng dầu, nên cởi trói dần, cho mua bán trực tiếp, thuận mua vừa bán. Cơ chế mua bán điện nên mạnh dạn triển khai sớm để các địa phương có cơ hội thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương, đồng thời mở cơ hội cho địa phương, nhà máy, khu dân cư có cơ hội tiếp cận nguồn điện tái tạo nhanh hơn, thực hiện cam kết của VN tại COP26 về việc tiến đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”, chuyên gia Vũ Vinh Phú nói.

Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của VN đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đã cho tư nhân tham gia đầu tư vào ngành điện. Đó là cơ sở quan trọng để đẩy mạnh xã hội hóa khâu sản xuất, phân phối điện sớm.

TS Trần Đình Bá (Hội Khoa học kinh tế VN)

24 doanh nghiệp ĐMT muốn bán trực tiếp, không qua EVN

Bộ Công thương vừa có báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ và Phó thủ tướng về nghiên cứu xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn (DPPA). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động mua bán điện trực tiếp giữa 2 bên. Hiện các quy định về giá phân phối điện, giá điều độ vận hành hệ thống điện và giá điều hành giao dịch thị trường điện lực đã được Bộ Công thương phối hợp Bộ Tài chính kiến nghị bổ sung vào luật Giá, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1.7.2024.

Đáng lưu ý, trong dự thảo này, Bộ Công thương quy định áp dụng việc mua bán điện trực tiếp chỉ đối với đơn vị phát điện sở hữu điện gió, hoặc ĐMT đấu nối vào hệ thống điện quốc gia có công suất đạt từ 10 MW trở lên. Khách hàng sử dụng điện lớn là các tổ chức, cá nhân mua điện phục vụ cho mục đích sản xuất từ cấp điện áp 22 kV trở lên. Như vậy, cơ chế “bán điện cho hàng xóm” quy mô rất nhỏ, đơn giản hơn vẫn chưa được đề cập. Đơn vị phát điện và mua điện qua đường dây kết nối trực tiếp và 2 bên có trách nhiệm thực hiện theo quy định, trong đó đơn vị phát điện có trách nhiệm đầu tư xây dựng dự án điện phù hợp quy hoạch. Ngoài ra, dự thảo cũng có đề cập việc mua bán điện qua thị trường giao ngay.

Trong thực tế, nhu cầu muốn bán điện trực tiếp của các dự án rất lớn. Theo một khảo sát của Bộ Công thương vào giữa năm 2022, có đến 24/95 dự án điện tái tạo muốn bán điện trực tiếp, không qua EVN; 17 dự án được nhà đầu tư đang cân nhắc về khả năng tìm, ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng. Ngoài ra, qua sàng lọc, tư vấn, Bộ cũng đã gửi phiếu khảo sát đến 41 khách hàng, trong đó có 24 khách hàng muốn tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp DPPA với tổng nhu cầu ước tính 1.125 MW.

Đẩy nhanh mua bán trực tiếp điện để giảm độc quyền - Ảnh 4.

Cần có cơ chế khuyến khích tư nhân tham gia thị trường mua bán và phân phối điện

Bộ Công thương trong tờ trình gửi Chính phủ vào cuối tháng 8 vừa qua đề nghị xây dựng luật Điện lực (sửa đổi) cũng đề xuất sửa đổi quy định về việc Nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải điện; đồng thời thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia.

TS Trần Đình Bá dẫn chứng: “Trong quá khứ, việc xã hội hóa khâu phân phối điện từng được triển khai nhưng không thành công vì tư nhân không chịu đầu tư. Tại sao như vậy? Khi thí điểm không thành công, chúng ta xem lại ngay chính sách đã đúng nghĩa xã hội hóa chưa, quyền lợi cho nhà đầu tư thỏa đáng chưa, hay vẫn muốn níu kéo độc quyền Nhà nước? Tôi cho rằng trước mắt cần khoán cho địa phương, đặc biệt khu vực miền Bắc đáp ứng 25 – 30% nguồn điện tại chỗ và cho mua bán điện trực tiếp trên lưới bằng ĐMT mái nhà. Theo tôi, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của VN đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đã cho tư nhân tham gia đầu tư vào ngành điện. Đó là cơ sở quan trọng để đẩy mạnh xã hội hóa khâu sản xuất, phân phối điện sớm”.

Đẩy mạnh loạt cơ chế, chính sách để hiện thực hóa Quy hoạch điện 8

Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng VN Trần Viết Ngãi cho rằng: Ngành điện còn rất nhiều việc phải làm. Tuy nhiên, mọi cơ chế, kế hoạch triển khai vẫn vô cùng chậm. Tổng sơ đồ điện 8 có cả nửa năm, đến nay chưa có dự án nguồn, lưới điện nào được triển khai. Quy hoạch chỉ là bộ khung mà Chính phủ theo đó duyệt cho dự án nào cần đấu thầu tìm nhà đầu tư, dự án nào giao cho EVN, từ điện khí, than, tích năng, gió…; ai làm, làm thế nào, vốn ở đâu. Ngay cả đầu tư lưới điện cũng phân vai việc rõ ràng, không thể đưa ra danh mục rồi bảo ai muốn làm gì thì làm mà không có chính sách khuyến khích thì 20 hay 30 năm sau chưa chắc thực hiện xong. Hiện tư nhân có thể làm các đường truyền tải 500 kV, 220 kV, 110 kV, 22 kV…, tại sao không có chính sách khuyến khích này? Trong thực tế, EVN vẫn là đơn vị “làm thuê” cho Nhà nước và ngành điện độc quyền phân phối điện quá lâu.

Đẩy nhanh mua bán trực tiếp điện để giảm độc quyền - Ảnh 5.

Ông Ngãi nói: “Lý do khu vực miền Bắc thiếu điện không phải do thiếu truyền tải từ miền Nam ra mà do thiếu nguồn. Thế nên, xã hội hóa đầu tư cho khâu truyền tải cũng là cách để tăng nguồn lực đầu tư cho ngành điện nói chung. Trước đây, từng có phát điện cạnh tranh giữa các nhà máy, nhưng sau không rõ lý do gì, lại bị bỏ đi. Muốn phát triển nguồn, nên xóa bỏ dần độc quyền, xã hội hóa cho khâu bán điện trực tiếp đến tiêu dùng, bỏ qua truyền tải. Thị trường hóa ngành điện chỉ có cách duy nhất là cho tư nhân tham gia thị trường mua bán và phân phối điện mà thôi”.

PGS-TS Ngô Trí Long phân tích: Từ năm 2013, Quyết định 63 của Thủ tướng Chính phủ đã phát triển thị trường điện theo 3 cấp độ là thị trường phát điện cạnh tranh, đến thí điểm mua bán điện cạnh tranh, bán lẻ điện cạnh tranh. Thế nhưng 10 năm qua, chúng ta mới chủ yếu phát triển thị trường sản xuất điện cạnh tranh, bán buôn còn nhiều bất cập, bán lẻ cạnh tranh chưa thấy đâu. Đến nay, dù EVN không còn là đơn vị sản xuất điện duy nhất nhưng với vai trò doanh nghiệp Nhà nước, họ vẫn giữ tỷ trọng độc quyền cao vì vẫn là đơn vị mua duy nhất từ các nguồn phát và là đơn vị bán duy nhất.

“Tình trạng độc quyền chưa thể chấm dứt nếu vẫn kéo dài tình trạng này”, TS Long nhấn mạnh và cho rằng, tư tưởng chủ đạo của Nghị quyết 55 là chống độc quyền trong ngành điện. Muốn vậy phải cho phép nhiều thành phần kinh tế tham gia và tiến tới xã hội hóa đầu tư vào năng lượng sạch, tái tạo. Theo đó, phải triển khai trên cả 3 lĩnh vực, bao gồm: phát điện, vận hành truyền tải và phân phối. Nhà nước chỉ nên tập trung vào những lĩnh vực tư nhân không làm hoặc những vấn đề có tính an ninh quốc phòng. Ngoài ra, để có thị trường điện cạnh tranh, giá bán điện hợp lý cho người tiêu dùng, phải xóa bỏ cả độc quyền mua bán điện, liên quan tới khâu truyền tải và phân phối.

81/85 dự án điện tái tạo chuyển tiếp đã gửi hồ sơ đàm phán giá

Theo Tập đoàn Điện lực VN (EVN), cập nhật đến ngày 27.10, đã có 81/85 dự án điện gió, ĐMT với tổng công suất 4.597,86 MW. Trong đó, 69 dự án với tổng công suất 3.927,41MW đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá theo Quyết định số 21 của Bộ Công thương. EVN và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng PPA với 63/69 dự án. Bộ cũng đã phê duyệt giá tạm cho 62 dự án, tổng công suất 3.399,41MW. Cũng theo EVN, 24 dự án đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình/một phần công trình, 30 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy/một phần nhà máy; 40 dự án đã có quyết định gia hạn chủ trương đầu tư. Tuy vậy, hiện còn 4 dự án với tổng công suất 136,70MW chưa gửi hồ sơ đàm phán.

Theo Quy hoạch điện 8 đã được phê duyệt, nhu cầu điện được dự báo sẽ tăng với tốc độ hằng năm là 7,9 – 8,9% và tổng công suất phát điện sẽ tăng từ 77 GW lên 122 GW đến 146 GW vào năm 2030. Trong đó, 36 – 47% điện năng sẽ được tạo ra từ năng lượng tái tạo (bao gồm năng lượng gió, mặt trời và thủy điện). Điều này dẫn đến nhu cầu rất lớn về xây dựng đường dây truyền tải điện mới và cải tạo, với tổng chi phí đầu tư ước tính từ 15,2 – 15,6 tỉ USD. Trong khi đó, khả năng vay vốn để tiếp tục đầu tư vào ngành điện (nguồn, lưới điện) cũng bị hạn chế, do tổng nợ của EVN và cả của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) đều ở mức cao, không có bảo lãnh của Chính phủ. Tình hình tài chính của EVN và EVNNPT khó có khả năng cải thiện nhanh chóng do chính sách giá điện và giá truyền tải hiện tại (79,08 đồng/kWh) đều chịu điều phối quyết định của Chính phủ. Đầu tư tư nhân đã được khuyến khích từ năm 2004, nhưng bị hạn chế do khuôn khổ pháp lý.

Theo luật số 03/2022/QH15, các nhà đầu tư tư nhân được phép phát triển và vận hành các tài sản lưới điện. Tuy nhiên, khung đầu tư thực hiện như các nghị định, quy định hướng dẫn thực hiện chưa được ban hành. Đến nay vẫn chưa có mô hình đầu tư tư nhân vào lưới điện được triển khai, mới chỉ có các dự án truyền tải gắn với phát điện được cho phép. Cơ sở để các nhà đầu tư có thể phát triển các dự án hạ tầng lưới điện theo luật Đầu tư cần có hướng dẫn, quy định bổ sung cụ thể thì mới triển khai được.

Chuyên gia năng lượng Nguyễn Anh Tuấn



Source link

Cùng chủ đề

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Mới đây, tổ chức khủng bố Việt Tân đã “ếch ngồi đáy giếng”, đưa ra thông tin xuyên tạc về nhập khẩu điện nhằm mục đích xấu, cố tình gây hiểu lầm trong dư luận. Việt Tân cố tình xuyên tạc các chính sách của Nhà nước về phát triển năng lượng tái tạo và hợp tác quốc tế trong việc cung cấp điện. Hai luận điệu chính của tổ chức khủng bố...

Khoáng sản tầm chiến lược đang bị ‘đánh đồng’

TPO - Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa đề nghị lập danh mục riêng đối với loại khoáng sản chiến lược để quản lý nhằm đảm bảo an ninh, chủ quyền của đất nước. Trong khi đó, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ TN&MT xây dựng chính sách riêng, đặc thù và chiến lược để quản lý các khoáng sản này. TPO - Đại biểu Quốc hội Trương Trọng...

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Ngày 31/10, tại Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về tình hình triển khai các dự án năng lượng. Thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác rà soát các vướng mắc pháp lý trong triển khai dự án điện, ngày 31/10/2024, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận để đánh giá tình...

QatarEnergy bàn thảo hợp tác cùng PVN, chờ sửa Luật Điện lực để làm dự án điện khí

Quốc vụ khanh Saad bin Sherida Al Kaabi nhất trí với quan điểm của Thủ tướng Phạm Minh Chính về hợp tác trong lĩnh vực dầu khí cần lâu dài, ổn định với lộ trình, bước đi phù hợp, để hai bên 'không bỏ lỡ cơ hội hợp tác'. ...

Tập đoàn Dầu khí Abu Dhabi muốn xây trung tâm trung chuyển, dự trữ dầu thô tại Việt Nam

Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ cao UAE mong muốn xây dựng trung tâm trung chuyển, dự trữ dầu thô và các sản phẩm lọc hóa dầu tại Việt Nam để đáp ứng nhu cầu sản phẩm cho cả khu vực. Hợp tác...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhà trường không được giữ hộ kinh phí ban đại diện cha mẹ học sinh

Một địa phương tại TP.HCM đề nghị các trường học và giáo viên chủ nhiệm không được đứng ra vận động kinh phí ban đại diện cha mẹ học sinh, không thu hộ, giữ hộ khoản tiền này. ...

Hóa thân thành cô nàng cá tính với mũ lưỡi trai

Chiếc mũ lưỡi trai không chỉ là một món đồ che nắng mà còn là một biểu tượng...

Nụ cười trở lại trên khuôn mặt học sinh vùng cao sau bão số 3

Ngày 8.11, tại Trường PTDT bán trú tiểu học số 1 xã Sán Chải (H.Si Ma Cai, Lào Cai), Ban tổ chức dự án 'Nối vòng tay ấm' do T.Ư Đoàn, Báo Thanh Niên đồng hành cùng Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận...

Bài đọc nhiều

Chính thức ban hành Chiến lược Blockchain Quốc gia

(ĐCSVN)- Ngày 22/10, Chính phủ ban hành quyết định số 1236/QĐ- TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong Chiến lược quốc gia về Ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược Blockchain Quốc gia) vừa được Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành, blockchain được định...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

SEMIExpo Vietnam 2024 lần đầu tiên sẽ được tổ chức tại Việt Nam về ngành bán dẫn

Lần đầu tiên tổ chức Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam. Với chủ đề “Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu”, Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 – SEMIExpo Viet Nam 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 7 - 8/11/2024 tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc. Khoảng 5000 đại biểu tham dự, trong đó có đại diện nhiều...

Đầu tư căn hộ Expert Home chỉ 1,1 tỷ/căn tại VIC Grand Square

Chủ đầu tư VIC Grand Square tung ra thị trường dòng căn hộ thuộc phân khúc hàng hiếm chỉ từ 1,1 tỷ đồng, cùng chính sách bán hàng hấp dẫn khiến giới đầu tư không thể bỏ qua. Chủ đầu tư VIC Grand Square tung ra thị trường dòng căn hộ thuộc phân khúc hàng hiếm chỉ từ 1,1 tỷ đồng, cùng chính sách bán hàng hấp dẫn khiến giới đầu tư không thể bỏ qua. ...

Cùng chuyên mục

Nghi Xuân (Hà Tĩnh) và phác thảo đô thị “Cội nguồn văn hóa”

(ĐCSVN) – Những năm qua, lãnh đạo huyện Nghi Xuân luôn trăn trở để có những “pháo thảo” về con đường phát triển của huyện. Làm sao khai thác những tiềm năng của một vùng đất xưa nay vẫn được mệnh danh là “địa linh nhân kiệt”, và trên con đường tìm kiếm ấy đã hé mở sức mạnh nội sinh về văn hóa của vùng đất này. Những khác biệt của vùng đất “địa linh nhân kiệt” ...

Tây Ninh hiện thực hóa khát vọng đổi mới, phát triển

Tây Ninh đã và đang chứng minh mình là một địa phương phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong công tác huy động và quản lý nguồn lực xã hội hóa, nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững và đổi mới toàn diện. Trong năm 2023 và đầu năm 2024, Tây Ninh ghi dấu ấn với những thành công nổi bật trong thu hút đầu tư và đầu tư công, góp phần quan trọng...

Khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối vươn xa”

Tối 8/11, tại khu vực vườn hoa Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hội LHPN Hà Nội tổ chức khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống, sản phẩm sáng tạo của phụ nữ Hà Nội...

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam 10 tháng năm 2024 đạt 3.981 USD/tấn, tăng mạnh 57% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ giá tăng đã mang về 4,6 tỷ USD. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt gần 1,2 triệu tấn Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê tháng 10/2024 ước đạt 50.000 tấn, giá trị đạt 292,7...

Fed tiếp tục giảm lãi suất sẽ tác động thế nào đến Việt Nam?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa cắt giảm lãi suất lần thứ hai trong năm, với mức điều chỉnh giảm 25 điểm phần trăm. Chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định lý do Fed giảm lãi suất đến từ việc lạm phát lõi giảm xuống 2,6% và hướng đến 2% vào năm nay. Vì thế, Fed không còn quá lo ngại về lạm phát.Tuy vậy, bất chấp việc Fed giảm lãi suất,...

Mới nhất

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Ông Lê Trung Thành – Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết tổng doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia. Sáng 9/11, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam đã tổ chức hội thảo "Phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam hiện đại...

Ấn tượng với không gian xanh của Vinamilk tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Ngày hội Việt Nam Xanh đã khai hội tưng bừng vào sáng 9-11 với sự tham gia của đông đảo người dân và doanh nghiệp. Trong đó, Vinamilk là một trong những đơn vị tích cực hưởng ứng với không gian xanh ấn tượng và nhiều hoạt...

Tiến độ các khu công nghiêp quy mô lớn ở tỉnh Bình Thuận giờ ra sao?

Nhiều khó khăn vướng mắc Sau hơn 2 năm khởi công, KCN Sơn Mỹ 1, thuộc địa bàn xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân do Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Sơn Mỹ (Công ty IPICO) làm chủ đầu tư vẫn là bãi đất trống, chung quanh được rào...

Hơn 500 học sinh, sinh viên dự “Phiên tòa giả định” về an toàn giao thông

Chương trình nhằm mục tiêu tuyên truyền sâu, rộng, lan tỏa tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc TW và tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong việc tuân thủ quy định của pháp luật về trật tự an toàn...

Italy giới hạn chỉ 20.000 người được tham quan khu di tích Pompeii mỗi ngày

Thông báo giới hạn số lượng khách tham quan mỗi ngày được đưa ra sau khi lượng du khách tới đây tăng đột biến, với đỉnh điểm hơn 36.000 lượt khách vào một ngày Chủ nhật miễn phí vé vào cửa. Khu khảo cổ Pompeii, nơi lưu giữ những tàn tích tuyệt...

Mới nhất