Trẻ 1 tuổi xem TV, màn hình điện thoại hoặc các thiết bị tương tự quá nhiều sẽ có nguy cơ chậm phát triển trong 5 tiêu chí được đánh giá, gồm: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng xử lý tình huống; Kỹ năng cá nhân và xã hội; Kỹ năng vận động thô (như chạy, nhảy…) và Kỹ năng vận động tinh (như nhặt đồ vật).
Trẻ 1 tuổi xem TV, màn hình điện thoại hoặc các thiết bị tương tự quá nhiều sẽ có nguy cơ chậm phát triển trong 5 tiêu chí được đánh giá. Ảnh minh họa. |
Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy tác hại của việc sử dụng thiết bị điện tử đối với trẻ từ 1 tuổi. Kết quả nghiên cứu mới được công bố trên ấn bản trực tuyến của tạp chí JAMA Pediatrics của Hiệp hội Y khoa Mỹ.
Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Chiba và một trung tâm sức khỏe trẻ em quốc gia ở Nhật Bản đã đánh giá các dữ liệu thu thập từ 57.980 trẻ em và mẹ của các em, dựa trên thời gian tiếp xúc với màn hình từ 0 đến hơn 4 giờ. Nghiên cứu mới nhất này chỉ tập trung vào trẻ em sinh từ năm 2011 đến năm 2014.
Kết quả cho thấy, trẻ 1 tuổi xem TV, màn hình điện thoại hoặc các thiết bị tương tự quá nhiều sẽ có nguy cơ chậm phát triển trong 5 tiêu chí được đánh giá, gồm: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng xử lý tình huống; Kỹ năng cá nhân và xã hội; Kỹ năng vận động thô (như chạy, nhảy…) và Kỹ năng vận động tinh (như nhặt đồ vật).
Những trẻ có thời gian tiếp xúc màn hình ít hơn có xu hướng thể hiện những kỹ năng này tốt hơn. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiệu suất phát triển kỹ năng cao hơn cũng liên quan tới việc trẻ tương tác cùng những người thân khác trong gia đình, ví dụ như việc trẻ có anh/chị hoặc thường xuyên được nghe đọc sách…
Bà Midori Yamamoto, một thành viên của nhóm nghiên cứu, đồng thời là Giáo sư dự khuyết tại Trung tâm Khoa học Y tế Dự phòng của trường Đại học Chiba – bày tỏ “hy vọng nghiên cứu này sẽ giúp các gia đình có con nhỏ suy nghĩ về việc cho con tiếp xúc với phương tiện truyền thông tại nhà”.