Trang chủChính trịChủ quyềnNhận diện những vướng mắc, bất cập

Nhận diện những vướng mắc, bất cập


Chặt chẽ nhưng còn chưa hợp lý

Đánh giá về thực thi Luật Khoáng sản năm 2010,ông Nguyễn Công Bình, Trưởng phòng TN&MT huyện Nam Giang cho biết, những quy định đã tạo ra hành lang, chính sách mới về khoáng sản theo hướng chặt chẽ, minh bạch, quản lý được nguồn tài nguyên. Tuy nhiên, khi áp dụng tại địa phương còn nhiều điểm chưa hợp lý. Quy định về trình tự hồ sơ thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản (cát, sỏi) còn rườm rà, kéo dài thời gian, chưa phù hợp với thực tế của địa phương chủ yếu có mỏ quy mô nhỏ, trữ lượng ít và thường xuyên thay đổi do mưa lũ, nếu lập thủ tục xin cấp giấy phép khai thác theo đúng quy định thì sẽ không đủ điều kiện, mất thời gian, nên khó thu hút các doanh nghiệp và đầu tư khai thác.

h6.jpg
Khai thác đá tại mỏ đá Hưng Long, thôn Hòa Vân, xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành

Việc bổ sung quy hoạch, lập thủ tục thăm dò, cấp phép khai thác khoáng sản liên quan đến nhiều ngành và liên quan đến quy hoạch phát triển rừng, trong khi đó có nhiều điểm mỏ nằm trong quy hoạch đất trồng rừng sản xuất, do đó, thời gian lập thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, điều chỉnh ra ngoài quy hoạch rừng thời gian kéo dài gây khó khăn cho việc đầu tư của các doanh nghiệp. Ngoài ra, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, đội ngũ cán bộ cũng ảnh hưởng đến công tác theo dõi, phát hiện các đối tượng khai thác khoáng sản trái phép. Đến nay, địa phương cũng chưa có kinh phí để tiến hành điều tra đánh giá hết tiềm năng khoáng sản trên địa bàn đưa vào quy hoạch nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của huyện.

“Hiện tại trên địa bàn huyện đang thiếu hụt nguồn cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường, nhưng việc lập thủ tục cấp phép rất khó khăn. Do vậy cần xem xét có cơ chế ủy quyền cho UBND cấp huyện cấp phép khai thác khoáng sản cát làm vật liệu xây dựng thông thường đối với các khu vực nhỏ lẻ với trữ lượng khoảng 1.000m3 – 2.000m3 để giải quyết nhu cầu xây dựng trên địa bàn huyện.”- ông Bình kiến nghị.

h7.jpg
Theo đánh giá của ngành TN&MT Quảng Nam, Luật Khoáng sản 2010 chặt chẽ nhưng qua thực tiễn có nhiều điểm không hợp lý

Thực tế ghi nhận công tác quản lý khai thác khoáng sản VLXD tại nhiều địa phương ở miền núi của tỉnh Quảng Nam gặp nhiều khó khăn và không đủ để giải quyết nhu cầu xây dựng tại chỗ. Bởi theo nhiều địa phương, đặc thù của miền núi, cát, sỏi thường phân bố rải rác, nhỏ lẻ, trong khi đó, điều kiện để được cấp phép khai thác làm VLXD quá chặt chẽ nên nhiều trường hợp nếu lập thủ tục xin cấp giấy phép khai thác theo đúng quy định thì sẽ không đủ điều kiện, mất thời gian, đôi khi làm chậm trễ tiến độ thi công công trình, không phù hợp với chủ trương cải cách thủ tục hành chính,… Từ đó, dẫn đến tình trạng các tổ chức, cá nhân chỉ lén lút khai thác trái phép.

Theo ông Võ Văn Hiếu – Phó phòng TN&MT huyện Phước Sơn, từ khi Luật khoáng sản 2010 có hiệu lực thi hành, hoạt động khoáng sản trên huyện đã có những chuyển biến tích cực, lợi ích Nhà nước thu được từ khoáng sản đã thấy rõ. Các doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản đã có ý thức thực thi pháp luật. Tuy nhiên, việc khai thác khoáng sản trái phép nhỏ lẻ vẫn còn diễn ra, gây khó khăn trong công tác quản lý và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Do đó, để nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên khoáng sản, cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung quy định rõ hơn về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; việc quy định cho phép hộ kinh doanh khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và khai thác tận thu cần phải rõ ràng, cụ thể, công bằng.

Ngoài ra, vấn đề đóng cửa mỏ phải quy định chặt chẽ, đảm bảo việc bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường, tránh tình trạng chồng chéo, trùng lắp nội dung, gây phiền hà cho cộng đồng xã hội. Công tác thiết kế mỏ cho đến nay vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể, gây nên tình trạng lúng túng trong quản lý Nhà nước về khoáng sản.

Những vướng mắc cần được tháo gỡ

Một bất cập được nhiều địa phương Quảng Nam đề xuất được gỡ vướng là hiện nay Luật Khoáng sản chưa quy định rõ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại nơi khai thác, chưa cụ thể về mức độ, tỷ lệ đóng góp, hỗ trợ người dân. Việc quy định tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm hỗ trợ trong các quy định còn mang tính chung chung tự nguyện, không rõ về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện. Từ đó, dẫn đến chưa đảm bảo được quyền lợi của địa phương và người dân tại nơi khai thác khoáng sản.

h9.jpg
Cần tháo gỡ những vướng mắc, bất cập của Luật Khoáng sản để hoạt động khai thác khoáng sản tiết kiệm và hiệu quả hơn

“Thực tế số lượng các doanh nghiệp khai thác khoáng sản quan tâm hỗ trợ người dân và địa phương nơi có khoáng sản trên địa bàn huyện còn khiêm tốn. Hiện nay chưa có các văn bản dưới Luật hướng dẫn thực hiện tại Điều khoản này nên địa phương không có cơ sở để xử lý theo quy định. Việc tự nguyện đóng góp ngân sách, xây dựng cơ sở hạ tầng nơi khu vực khai thác chủ yếu dựa trên sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp, nhà nước và chính quyền và người dân sở tại.”- ông Ngô Bốn – Phó trưởng phòng TN&MT huyện Duy Xuyên cho biết.

Một vấn đề khác là sự chồng chéo giữa Luật đất đai với Luật Khoáng sản. theo quy định của Luật Đất đai thì các dự án khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh phải thực hiện thủ tục đất đai theo hình thức thỏa thuận với chủ sử dụng đất, không thuộc trường hợp thu hồi đất như các dự án khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TN&MT. Điều này dẫn đến thực trạng ở Quảng Nam là sau khi được cấp phép hoạt động khoáng sản, ở nhiều nơi, việc giải phóng đền bù rất khó khăn. Nhiều doanh nghiệp sau khi được cấp phép vẫn chưa thực hiện khai thác vì lý do không đạt được sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng.

h8.jpg
Phần lớn các mỏ được cấp phép tại Quảng Nam chấp hành quy định về lắp camera, trạm cân….

Ngoài ra, các quy định về việc yêu cầu xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả do nhà nước đã đầu tư còn bất cập. Các quy định về phương án cải tạo, phục hồi môi trường, giám đốc mỏ, thủ tục đóng cửa mỏ ở các trường hợp khai thác khoáng sản trong dự án đầu tư xây dựng công trình có khối lượng đất, đá dôi ra từ các dự án san nền, thời gian khai thác ngắn, sau khi kết thúc khai thác đã tạo được mặt bằng theo thiết kế của dự án còm rườm rà, phức tạp. Việc thiếu và chậm trễ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật đã tạo nhiều khó khăn, lúng túng trong công tác quản lý và hoạt động khoáng sản tại địa phương.

Kỳ 3: Hiến kế khai thác hợp lý, bền vững và hiệu quả



Nguồn

Cùng chủ đề

Luật Điện lực sửa đổi căn bản những bất cập, vướng mắc phát sinh trong thực tế

Luật Điện lực được ban hành năm 2004 và được sửa đổi, bổ sung một số điều vào các năm 2012, 2018, 2022 và năm 2023. Tuy đã qua 4 lần sửa đổi, bổ sung và mỗi lần đã giải quyết được một số khó khăn, vướng mắc, song hiện nay nhiều quy định của Luật Điện lực hiện hành đã bộc lộ những bất cập, vướng mắc, không giải quyết được các vấn đề mới, quan trọng phát...

‘Cầu cứu’ loạt dự án chưa hẹn ngày về đích ở Hà Tĩnh

TPO - Nhiều dự án được đầu tư hàng chục tỷ đồng song chưa thể hoàn thành đúng tiến độ đề ra do vướng mắc mặt bằng. Địa phương nhiều lần đề xuất lên UBND tỉnh Hà Tĩnh và ngành chức năng tháo gỡ "điểm nghẽn" nhưng chưa có kết quả. 26/10/2024 | 13:27 TPO...

Vướng mắc về quy định bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí

Thời gian qua, các Quy định số 101-QĐ/TW ngày 28.2.2023 của Ban Bí thư về trách nhiệm, quyền hạn và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật lãnh đạo cơ quan báo chí và Hướng dẫn số 116-HD/BTGTW ngày 15.9.2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương về thực hiện...

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi một số điều của 7 luật

Tại Phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, trước sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội, các văn bản pháp luật về tài chính cũng đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nên cần phải được rà soát, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung. Theo đó, Chính phủ đã khẩn trương rà soát, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện...

Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng: Thủ tục hành chính như ‘mê hồn trận’

DNVN - Các thủ tục hành chính nặng nề và nan giải, tốn nhiều thời gian và gây khó khăn cho doanh nghiệp. Bắt tay vào làm thực tế mới thấy thủ tục như “mê hồn trận”… ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu

Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. ...

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong xây dựng tiểu vùng Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11. Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao...

Khẩn trương hoàn thành nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 8/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. ...

Chủ tịch nước sẽ truyền tải thông điệp về khát vọng vươn mình của dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Trước thềm chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile, Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 của Chủ tịch nước Lương Cường, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan. ...

Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế Việt Nam

Dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc tại Trùng Khánh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác, đầu tư, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế. Đầu tư vào Việt Nam sẽ có cơ hội với 65 thị trường hàng đầu thế giới, Thủ tướng cho biết. ...

Bài đọc nhiều

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

 Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn phát biểu và trình bày quan điểm của...

Xứng đáng là “điểm tựa vững chắc” cho ngư dân

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định,… thực hiện tốt Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại. Qua đó, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức...

Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân tuyên truyền biển, đảo tại Sóc Trăng

Ngày 30/10, Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tuyên truyền biển, đảo, tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng và tặng quà cho các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi. ...

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Cùng chuyên mục

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

 Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn phát biểu và trình bày quan điểm của...

Xứng đáng là “điểm tựa vững chắc” cho ngư dân

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định,… thực hiện tốt Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại. Qua đó, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức...

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)  ...

Mới nhất

Liệu có được hưởng lợi từ đà tăng của giá cà phê thế giới?

Dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024, giá cà phê trực tuyến, giá cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Kon Tum, cà phê nhân, giá cà phê Arabica ngày 9//11. Các chuyên gia dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024 có thể sẽ có điều chỉnh tăng tùy thuộc vào khu vực...

20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở Lai Châu đã xuất viện

Ngày 8-11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết 20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở huyện Tam Đường đã xuất viện. ...

Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày …

Ngày 04 tháng 9 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 27/2014/TT-BCT quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Bộ Công Thương đã tiến hành tổng kết đánh giá...

Philippines khởi xướng điều tra tự vệ đối với sản phẩm xi măng nhập khẩu

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông tin: Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines đã có thông báo khởi xướng điều tra tự vệ đối với xi măng nhập khẩu. Cục Phòng vệ thương mại cho biết, theo thông báo ngày 4/11/2024 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngày 31/10/2024, Bộ...

Chó robot tuần tra Mar-a-Lago, bảo vệ tuyệt đối cho ông Trump

Các cơ quan thực thi pháp luật Mỹ tiến hành nhiều phương án để siết chặt an ninh quanh Mar-a-Lago, bao gồm triển khai chó robot tuần tra. ...

Mới nhất