Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhiều tranh luận về giáo dục, ít nghiên cứu khoa học nghiêm...

Nhiều tranh luận về giáo dục, ít nghiên cứu khoa học nghiêm túc


Hôm nay 27.10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) tổ chức Diễn đàn Hà Nội về khoa học giáo dục và sư phạm năm 2023 (HaFPES 2023).

“Ai cũng có thể bình luận về giáo dục giống như bình luận về bóng đá”

Theo GS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, từ góc nhìn của dư luận xã hội thì các chủ đề giáo dục là chủ đề “dễ nói”. Trong những năm gần đây, hầu như tháng nào cũng có những tranh luận về các vấn đề liên quan đến giáo dục.

Những tranh luận này nhiều khi không có hồi kết, thậm chí còn tạo thành những xung đột trên mạng xã hội, trong nhiều gia đình, xung đột liên thế hệ cũng như xung đột quan điểm vợ và chồng về cùng một vấn đề giáo dục.

Nhiều tranh luận về giáo dục, nhưng còn ít những nghiên cứu khoa học nghiêm túc - Ảnh 1.

GS Nguyễn Quý Thanh tại Diễn đàn Hà Nội về khoa học giáo dục và sư phạm năm 2023

Theo lý giải của GS Thanh, sở dĩ những tranh luận này thường không đi đến thống nhất vì nhiều người tham gia chỉ đưa ra những đánh giá, nhận định dựa vào trải nghiệm cá nhân của mình về giáo dục hơn là dựa vào tư duy khoa học giáo dục và các thành tựu của nó. 

Hiện trạng này phổ biến đến mức nhiều người nói vui “ai cũng có thể bình luận về giáo dục giống như bình luận về bóng đá” vì ai cũng từng xem, hoặc từng đá bóng và nó có vẻ dễ hiểu.

Trong khi đó, để có được những kết luận đúng, khoa học thì những thảo luận này cần có tính thẩm quyền chuyên môn – một khái niệm rất quan trọng của truyền thông khoa học, hay nói cách khác phải được dựa trên những thảo luận khoa học nghiêm túc.

Việc phản biện chính sách với tư cách người dân chịu tác động cần phải tách bạch với phản biện của người có thẩm quyền và năng lực chuyên môn. HaFPES mong muốn tạo ra một nền tảng cho những tranh luận khoa học nghiêm túc của những người có năng lực và thẩm quyền chuyên môn như vậy.

Mở rộng phạm vi nghiên cứu

GS Thanh nhận định, khoa học giáo dục là khoa học liên ngành, liên lĩnh vực như triết học, kinh tế học, tâm lý học, xã hội học, khoa học quản lý…; thậm chí, cả những lĩnh vực của khoa học tự nhiên như sinh lý học thần kinh cấp cao, sinh lý học hệ thống giác quan hay trong lĩnh vực công nghệ như công nghệ thông tin.

Giáo dục không chỉ giới hạn ở việc dạy và học trong nhà trường. Nó còn được xem xét như một thiết chế, một hoạt động của xã hội diễn ra trong và ngoài nhà trường, trực tiếp và gián tiếp, chính quy và liên tục.

Nhiều tranh luận về giáo dục, nhưng còn ít những nghiên cứu khoa học nghiêm túc - Ảnh 2.

Các đại biểu tham dự Diễn đàn Hà Nội về khoa học giáo dục và sư phạm năm 2023

Còn sư phạm học hay khoa học sư phạm là khoa học về phương pháp và thực hành giảng dạy trẻ em đạt được tấm gương như nhà giáo. Bấy lâu nay, ở Việt Nam có sự tiếp cận về giáo dục học theo nội hàm hẹp (đồng nhất giáo dục học với sư phạm học) khiến cho phạm vi các lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo về khoa học giáo dục bị hạn chế.

Điều này dẫn đến hệ quả là thiếu vắng nhiều nghiên cứu cơ bản về giáo dục tiếp cận từ các khoa học khác, nhất là từ góc độ sinh lý học thần kinh. Kể cả trong lĩnh vực gần nhất là tâm lý học thì các trường đào tạo giáo viên chủ yếu nghiên cứu và đào tạo các lĩnh vực như tâm lý học sư phạm, tâm lý học giáo dục, giáo dục đặc biệt. Còn những lĩnh vực khác để hiểu sâu hơn quá trình giáo dục như tâm lý học phát triển, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học thần kinh, tâm lý học tư duy và sáng tạo, tâm trắc học cũng chưa được chú trọng nghiên cứu.

Khoa học cần bằng chứng

Theo ông Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, nghiên cứu về khoa học giáo dục ở Việt Nam tuy đã có từ lâu, nhưng việc đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghiên cứu đó trong tình hình hiện nay có nhiều hạn chế.

Những năm qua, Bộ GD-ĐT nhận thấy tầm quan trọng của khoa học giáo dục, đặc biệt trong lĩnh vực ứng dụng của khoa học giáo dục tới chính sách liên quan đến giáo dục, nên đã đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về giáo dục.

Nhiều tranh luận về giáo dục, nhưng còn ít những nghiên cứu khoa học nghiêm túc - Ảnh 3.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, gần đây, Bộ GD-ĐT có nhiều động thái thúc đẩy nghiên cứu về khoa học giáo dục

Hiện nay, Bộ GD-ĐT chủ trì một chương trình nghiên cứu khoa học giáo dục, với 49 đề tài cấp quốc gia. Trong đó, có 34 đề tài tập trung vào giải quyết các vấn đề phục vụ công tác quản lý, xây dựng chính sách đổi mới GD-ĐT, nhằm góp phần đổi mới cơ bản khoa học giáo dục Việt Nam theo hướng hiện đại, lấy nghiên cứu dựa trên minh chứng làm nền tảng, phù hợp với đặc điểm Việt Nam và tiệm cận với trình độ khoa học giáo dục thế giới.

Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của quá trình GD-ĐT; quản lý giáo dục; triết lý giáo dục, xây dựng và ban hành hệ tiêu chí, chỉ số thống kê, cơ sở dữ liệu về GD-ĐT.

“Như GS Nguyễn Quý Thanh đã nhấn mạnh, chúng ta rất cần nghiên cứu một cách bài bản, có hệ thống về giáo dục. Trong nghiên cứu, tính khoa học, bằng chứng khoa học là vô cùng quan trọng”, ông Phúc nói.



Source link

Cùng chủ đề

Học phí của trường ĐH được xây dựng trên các yếu tố nào?

Giá dịch vụ giáo dục, đào tạo (hay còn gọi là học phí) của trường ĐH được xác định dựa trên Thông tư 14 của Bộ GD-ĐT, bao gồm nhiều yếu tố như chi phí nhân sự, vật tư, quản lý và khấu...

Thành tích nổi bật của 20 nữ sinh Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2024

TPO - 20 "bóng hồng" nhận giải thưởng Nữ sinh KHCN Việt Nam năm 2024 đều có thành tích học tập xuất sắc, có các bài báo đăng trên tạp chí, hội nghị, hội thảo uy tín trong nước và quốc tế, tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường có tính thực tiễn cao. Nhiều nữ sinh đạt giải cao các cuộc thi đổi mới sáng tạo, cuộc thi lập trình trong nước và...

Tích cực tham gia chuyển đổi năng lượng xanh, giao thông xanh

Với nỗ lực trong nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Cơ khí đã tích cực tham gia vào chuỗi hoạt động chuyển đổi năng lượng xanh, giao thông xanh. Làm chủ công nghệ, thay thế nhà thầu lớn ở nước ngoài Tiến sĩ Phan Đăng Phong, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME) cho biết, thời gian qua, NARIME luôn gắn liền hoạt động nghiên cứu khoa...

Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thần Châu-19 lên trạm Thiên Cung

TPO - Sáng sớm ngày 30/10, Trung Quốc đã phóng tàu Thần Châu-19 mang theo 3 phi hành gia lên trạm vũ trụ Thiên cung. Dự kiến, 86 thí nghiệm nghiên cứu khoa học và công nghệ vũ trụ sẽ được thực hiện trong sứ mệnh lần này. TPO - Sáng sớm ngày 30/10, Trung Quốc đã phóng tàu Thần Châu-19 mang theo 3 phi hành gia lên trạm vũ trụ Thiên cung. Dự kiến, 86 thí...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu, nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được...

5 mẹo giúp giảm cân khi trời trở lạnh

Kiểm soát cân nặng rất quan trọng vì tăng cân quá mức sẽ kéo nguy cơ mắc bệnh tăng thêm nhiều lần. Những bệnh này không chỉ là tim mạch, rối loạn giấc ngủ mà còn cả thoái hóa khớp, ung thư. ...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Giáo sư nghiên cứu tập sự 33 tuổi nhận giải Toán học danh giá của Mỹ

TRUNG QUỐC - Ở tuổi 33, Vương Nghệ Lâm - giáo sư nghiên cứu tập sự của Viện Nghiên cứu cao cấp Études (Pháp), trở thành chủ nhân giải thưởng Toán học danh giá Salem 2024. Ngày 30/10, Viện Nghiên cứu cao cấp Princeton (IAS) công bố nhà khoa học nhận giải Salem 2024 lĩnh vực Toán học. Giáo sư nghiên cứu tập sự Vương Nghệ Lâm, 33 tuổi, là một trong hai nhà Toán học trẻ nhận giải. Theo...

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Chủ đề cuộc thi UPU lần thứ 54 hay nhất trong 10 năm qua

Tại lễ phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025, nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ, đối với ông, chủ đề cuộc thi năm nay hay nhất trong 10 năm qua. Ngày 11/11, chia sẻ tại lễ phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng Phạm Tấn Ngọc Thụy cho hay, cuộc thi viết thư quốc tế UPU là một sân chơi ý nghĩa, bổ ích,...

Cùng chuyên mục

Mathnasium Championship 2024:Kiến tạo tương lai từ tư duy Toán học

Hành trình tìm kiếm tài năng Toán Tư duy khép lại với 36 thí sinh xuất sắc nhất toàn quốc tại vòng Chung kết Mathnasium Championship 2024.

Thi đâu thắng đó với suy nghĩ “học để ứng dụng vào thực tế”

Chi tiết máy là một môn học chuyên ngành quan trọng trong lĩnh vực Cơ khí. Bằng tình yêu khoa học, Nguyễn Thị Thanh Nguyên (Khoa Cơ khí, trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM)...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

TP.HCM gặp gỡ tri ân những nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô

Sáng 11-11, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức gặp gỡ những nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Hồ Hải - phó...

Trường Đại học Thể dục Thể thao TP.HCM hoàn thành đợt Khảo sát chính thức đánh giá ngoài 02 chương

(Tổ Quốc) - Ngày 11/11, Trường Đại học Thể dục Thể thao TP.HCM và Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) Sài Gòn tổ chức lễ Bế mạc và ký biên bản hoàn thành đợt khảo sát chính thức 02 chương trình đào tạo: Huấn luyện Thể thao và...

Mới nhất

Thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo nhằm phục vụ tốt nhất cho người dân

NDO - Kế hoạch phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo nhằm phục vụ tốt nhất cho người dân, hỗ trợ hoạch định chính sách, xây dựng Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số cũng như đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội. Sáng 11/11,...

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Công tác chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đang được hoàn thiện nhiều hạng mục dự kiến sẽ chính thức khai mạc vào tháng 12 tới. Ngày 11/11, đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng,...

Đơn hàng về đồ gỗ tăng trưởng ấm nóng so với đầu năm

Ngành sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ đang có những tín hiệu tốt, và dự báo cuối năm nay và trong năm 2025 sẽ có thêm những thuận lợi. Do đó, các doanh nghiệp trong nước cần nắm rõ để tính toán đầu tư, sản xuất phù...

Đại biểu tiếp tục sốt ruột trước tình trạng thiếu thuốc, Bộ trưởng Bộ Y tế nói đã tháo gỡ nhiều

Thực tế, vẫn còn thời điểm người dân khám xong không mua được thuốc tại nhà thuốc bệnh viện, ảnh hưởng đến việc điều trị, theo phản ánh của đại biểu Quốc hội. Đại biểu tiếp tục sốt ruột trước tình trạng thiếu thuốc, Bộ trưởng Bộ Y tế nói đã tháo gỡ nhiềuThực tế, vẫn còn thời điểm...

Mới nhất