Để chọn ra danh sách công ty hàng đầu toàn cầu, Statista sử dụng phương pháp đánh giá dựa trên các chỉ số kinh doanh chính, cùng phân tích cơ bản như doanh thu và số lượng nhân viên.
Theo đó, 200 công ty dẫn đầu toàn cầu, thuộc 9 danh mục bao gồm ngân hàng thế hệ mới, thanh toán kỹ thuật số, tài sản kỹ thuật số, kế hoạch tài chính kỹ thuật số, quản lý tài sản số, tài chính thay thế, cho vay thay thế, giải pháp ngân hàng số và giải pháp kinh doanh số.
CNBC đã phân tích báo cáo nghiên cứu của Statista và chia thành ba lĩnh vực trọng tâm, gồm: Các quốc gia có ngành công nghiệp fintech giá trị nhất dựa trên vốn hoá; Tổng số công ty fintech hàng đầu; Số lượng các “kỳ lân” được định giá từ 1 tỷ USD trở lên ở các quốc gia khác nhau.
Kết quả cho thấy, Mỹ là “thiên đường” của các công ty fintech có giá trị lớn nhất (dữ liệu đến tháng 4/2023), song Trung Quốc cũng không kém xa với những tên tuổi lớn như Tencent và Ant Group.
Có tới 8/15 công ty fintech vốn hoá lớn nhất thế giới, với tổng giá trị 1,2 nghìn tỷ USD, đang nằm tại các tiểu bang của Mỹ. Trong đó, Visa và Mastercard là hai doanh nghiệp công nghệ tài chính lớn nhất theo giá trị thị trường, với tổng vốn hoá đạt 800,7 tỷ USD. Ở bên kia bán cầu, các công ty fintech lớn của Trung Quốc có tổng giá trị thị trường 338,92 tỷ USD.
Về quốc gia có nhiều công ty fintech lớn nhất, Mỹ tiếp tục dẫn đầu, xếp thứ hai là Vương quốc Anh, với số lượng công ty lần lượt là 65 và 15. Riêng toàn Liên minh châu Âu có 55 doanh nghiệp lớn.
Mỹ sở hữu thị trường fintech sôi động nhờ vào các nhà đầu tư có nguồn vốn dồi dào. Thung lũng Silicon là ngôi nhà tự nhiên của lĩnh vực này khi có lịch sử hình thành lâu đời của các gã khổng lồ công nghệ như Apple, Meta, Google và Amazon, cùng hệ sinh thái đầu tư mạo hiểm truyền thống như Sequoia Capital và Andreessen Horowitz.
Nền kinh tế số một thế giới đang là “nhà” của Stripe, Paypal hay Intuit – những công ty công nghệ tài chính hàng đầu đang giành phần lớn thị phần thế giới, với sản phẩm dịch vụ đang được hàng triệu doanh nghiệp lớn và nhỏ sử dụng.
Trong khi đó, nền fintech nổi bật của Vương quốc Anh được thúc đẩy bởi các yếu tố từ cơ quan quản lý có định hướng đổi mới, đến số lượng các quỹ đầu tư ngày càng tăng. Một số doanh nghiệp công nghệ tài chính nổi bật của nước này bao gồm ngân hàng kỹ thuật số Monzo đến công ty thanh toán Wise.
Startup fintech Đông Nam Á lấp đầy khoảng trống cho vay bằng dữ liệu
Nhiều người trẻ tuổi Đông Nam Á bị hạn chế tiếp cận dịch vụ tài chính truyền thống có thể tìm đến startup fintech để vay mượn.
Seoul đầu tư 5 nghìn tỷ won để trở thành thủ phủ fintech
Thị trưởng Seoul Oh Se Hoon cho biết sẽ rót 5 nghìn tỷ won (3,7 tỷ USD) để biến các startup fintech thành kỳ lân và đưa thủ đô Hàn Quốc thành thủ phủ fintech toàn cầu.
Ngân hàng “nóng lòng” chuyển đổi số bởi áp lực từ các Fintech
Các ngân hàng tại Việt Nam có xu hướng xây dựng khối ngân hàng số hoặc phát triển các trung tâm công nghệ để tạo nguồn lực chuyển đổi số.