Trang chủNewsNhân quyềnNhiều thách thức trong công tác di dân ra khỏi vùng thiên...

Nhiều thách thức trong công tác di dân ra khỏi vùng thiên tai


Khó về quỹ đất và kinh phí

Theo báo cáo trong năm 2022, Sa Pa đã thiệt hại gần 39 tỷ đồng do thiên tai. 9 tháng đầu năm 2023, Sa Pa đã phải hứng chịu nhiều trận lũ ống lũ quét làm nhiều người chết, hư hỏng nhiều nhà cửa và hoa màu với tổng thiệt hại là gần 300 tỷ đồng.

Điển hình là trận lũ lịch sử vừa xảy ra tại xã Liên Minh, thị sã Sa Pa vào đêm 12 rạng sáng ngày 13/9 vừa qua đã làm 6 người chết, 3 người mất tích và 7 người bị thương, làm ảnh hưởng đến 24 nhà dân và 61 trang trại nuôi cá hồi, ước tính tổng thiệt hại là 260 tỷ đồng. Thực tế đó đòi hỏi cần bố trí, sắp xếp dân cư an toàn với thiên tai nhanh và bền vững.

1(2).jpg
Sa Pa là địa phương hứng chịu nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra

Ông Tô Ngọc Liễn, Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa chia sẻ, hiện nay Sa Pa gặp phải nhiều thách thức trong công tác phòng chống thiên tai cũng như việc di dân ra khỏi vùng thiên tai. Trong đó, quỹ đất và kinh phí là hai khó khăn lớn nhất.

Cụ thể như, việc bố trí đất để nhân dân di chuyển gặp nhiều khó khăn do địa hình chia cắt phức tạp, đất có độ dốc lớn. Nhiều hộ dân trong diện nguy hiểm nhưng không tự bố trí được đất hoặc địa điểm di chuyển đến không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, trong khi đó xã, phường không có quỹ đất để bố trí, dẫn đến người dân không thể thực hiện di chuyển được.

Phần lớn các hộ ở các khu vực nguy hiểm đều là hộ nghèo, cận nghèo nên việc di chuyển nhà gặp nhiều khó khăn, thiếu vật liệu, nhân công, đất.

Phong tục của nhân dân xem tuổi làm nhà và thường làm nhà vào vụ nông nhàn (tháng 10 – tháng 1 năm sau) nên gây nhiều khó khăn cho công tác vận động di chuyển.

2(2).jpg
Lãnh đạo tỉnh Lào Cai cùng lãnh đạo thị xã Sa Pa bàn phương án di dân ra khỏi vùng lũ Liên Minh.

Sau mỗi đợt mưa lớn kéo dài lại phát sinh các hộ ở khu vực nguy hiểm cần di chuyển, dẫn đến khó chủ động trong công tác sắp xếp dân cư tránh nguy cơ sạt lở. Một số hộ dân còn có tính chủ quan nên mặc dù hộ gia đình nằm trong diện nguy cơ sạt lở, lũ quét nhưng không di chuyển.

Ngoài ra, nguồn lực về con người, tài chính còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở cấp huyện, thị xã, cấp xã, phường là kiêm nhiệm, chưa được qua các khóa đào tạo, tập huấn chuyên môn; kinh nghiệm hạn chế, thường xuyên luân chuyển; công tác tham mưu tổng hợp, đánh giá thiệt hại, lập phương án khắc phục thiệt hại còn nhiều hạn chế.

Chủ động công tác di dân để giảm thiệt hại

Do địa hình phức tạp và thường xuyên phải hứng chịu những trận lũ ống lũ quét làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân nên việc di dân ra khỏi vùng thiên tai là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà các các cấp uỷ, chính quyền thị xã Sa Pa đặc biệt chú trọng.

4.jpg
Quỹ đất và kinh phí là 2 vấn đề khó trong công tác di dân ra khỏi vùng thiên tai tại thị xã vùng cao Sa Pa.

Theo báo cáo, năm 2021 tổng số hộ đã thực hiện di chuyển, khắc phục ổn định tại chỗ: 76 hộ đạt 66% kế hoạch. Trong đó, di chuyển xen ghép là 13 hộ; ỏn định tại chỗ là 63 hộ; hỗ trợ di chuyển xen ghép là 20 triệu đồng/ hộ; hỗ trợ ổn định tại chỗ là 10 triệu đồng/ hộ.

Năm 2022, tổng số hộ đã thực hiện di chuyển xen ghép, khắc phục ổn định tại chỗ là 22 hộ/43 hộ, đạt 53% kế hoạch. Tổng kinh phí thực hiện là 322.000.000 đồng/485.000.000 đồng. Năm 2023 kế hoạch là 33 hộ, trong đó số hộ theo bộ chỉ số dự án sắp xếp dân cư giai đoạn 2022 – 2025 là 14 hộ; Số hộ phát sinh bổ sung sau rà soát là 19 hộ. Hình thức sắp xếp dân cư, di chuyển tập trung là 11 hộ, di chuyển xen ghép là 22 hộ.

6(1).jpg
Chủ động phòng tránh di dân ra khỏi vùng nguy cơ là nhiệm vụ quan trọng mà Sa Pa đang chú trọng nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi có thiên tai xảy ra.

Trong thời gian tới để công tác phòng chống thiên tai và sắp xếp dân cư được hiệu quả, ông Tô Ngọc Liễn, Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa cho biết, thị xã sẽ tổ chức tuyên truyền, phổ biến thực hiện tốt nội dung luật phòng, chống thiên tai; các Chỉ thị, Công điện, văn bản chỉ đạo về công tác phòng chống thiên tai; tổ chức tốt công tác tuyên truyền, nhắn tin cảnh báo thiên tai nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về thiên tai và biện pháp phòng tránh.

Nhiệm vụ trọng tâm là các xã, phường thường xuyên rà soát các hộ dân vùng nguy cơ sạt lở; sắp xếp ngay cho các hộ dân trong vùng nguy cơ sạt lở ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở. Đồng thời thường xuyên tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị thực hiện kế hoạch phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn trước mùa mưa, bão.

Đặc biệt, thị xã sẽ bố trí quỹ đất cho các hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở di chuyển; điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất hàng năm đối với các loại đất trồng cây hàng năm, đất chưa sử dụng gần các điểm dân cư tập trung để thuận lợi cho người dân tự bố trí địa điểm di chuyển.

Và để công tác phòng chống thiên tai và sắp xếp dân cư đi vào thực chất, Sa Pa mong muốn tỉnh Lào Cai bố trí nguồn kinh phí để khắc phục thiệt hại về cơ sở hạ tầng. Thị xã cũng đề xuất UBND tỉnh Lào Cai tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ ống, lũ quét để chủ động trong việc phòng, chống bão lũ trên địa bàn thị xã; cấp kinh phí hỗ trợ thực hiện di chuyển tập trung, xen ghép cho các hộ nằm trong khu vực nguy cơ sạt lở; bổ sung cơ chế hỗ trợ cho các hộ dân bị thiệt hại nhà ở do thiên tai khắc phục ổn định tại chỗ.



Nguồn

Cùng chủ đề

phát huy lợi thế của 2 bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh

Theo đó, tại Quyết định số 1821/QĐ-TTg ngày 14/12/ 2018 của Thủ tướng chính phủ, Trống đồng Pha Long tỉnh Lào Cai đã được công nhận là bảo vật quốc gia (đợt 7). Tại Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 25/12/2021 của Thủ tướng chính phủ, Trống đồng Gia Phú đã được công nhận là bảo vật quốc gia (đợt 10). Để phát huy giá trị bảo vật quốc gia, tỉnh Lào Cai chủ trì, phối hợp với các nhà nghiên...

Khách Tây thích thú đeo gùi, đội nón lá chuối, lên rừng hái ‘thần dược’ ở Sa Pa

Sa Pa (Lào Cai) là một trong những điểm đến hấp dẫn bậc nhất miền Bắc, thu hút rất đông du khách nước ngoài tới khám phá và trải nghiệm hàng năm, nhờ cảnh quan xanh mát, có nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, hòa mình vào thiên nhiên. Ngoài tham gia cấy lúa, lội ruộng, cưỡi trâu… nhiều khách Tây gần đây đến Sa Pa còn thích thú với trải nghiệm lên rừng hái lá “thần dược”,...

sắp diễn ra giải leo núi “Chinh phục đỉnh Lảo Thẩn” năm 2024

Theo đó, khi tham gia giải, các vận động viên sẽ thực hiện leo núi đường dốc tự nhiên, cự ly 9 km, xuất phát từ chân núi khu vực Công ty Hoa Lợi, lên đích là đỉnh Lảo Thẩn ở độ cao 2.860 m so với mực nước biển. Đối tượng tham gia là công dân Việt Nam từ 16 tuổi trở lên, đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại các cơ quan, đơn vị, lực...

Thu sang – Sắc vàng dẫn lối

Theo Phó Giám đốc Vietravel Hải Phòng Nguyễn Nam Phương, “Thu sang - Sắc vàng dẫn lối” là chương trình ưu đãi mùa thu có quy mô lớn nhất trong những năm trở lại đây với hàng nghìn đường tour chất lượng được Vietravel Hải Phòng triển khai và kéo dài từ nay đến đầu tháng 11 tới. Các tour du lịch mùa thu được Vietravel Hải Phòng triển khai hướng tới các điểm đến gần gũi...

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng gay gắt đến 38 độ trước khi lại mưa giông

Theo chuyên gia Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết Hà Nội ngày 8-10/8, có mây, không mưa, trời nắng nóng đến nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ cao nhất trong ngày khoảng 34-38 độ, nhiệt độ ban đêm 28-30 độ. Cụ thể, hôm nay (8/8), khu vực tiếp tục nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 35-37 độ; đặc biệt, sang ngày 9/8, nắng nóng tại đây đạt ngưỡng gay gắt, cao nhất đến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Nguyễn Đức Dũng được bầu làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam

Sáng 14/8, HĐND tỉnh Quảng Nam khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 25 để thực hiện công tác nhân sự và xem xét, quyết định một số vấn đề theo thẩm quyền.Tại kỳ họp, các đại biểu tiến hành quy trình bầu...

Khẩn trương ban hành kế hoạch triển khai thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội

Thông báo nêu rõ: Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua 11 luật, 02 nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố Đà Nẵng và tỉnh Nghệ An và 09 nghị quyết về điều hành phát triển...

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại cuộc họp Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của...

Ba là, nội dung văn kiện phải bảo đảm phát huy cao nhất tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”; không ngừng tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc; gắn kết tư tưởng và hành động, ý Đảng và lòng dân; tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, giảm thiểu nguy cơ, thách thức, mở ra triển vọng phát triển mới, mở rộng...

Rà soát, sớm đầu tư các nút giao, kết nối các tuyến đường bộ cao tốc

Trước đó, ngày 26/8/2023, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 769/CĐ-TTg về rà soát việc kết nối với các tuyến đường bộ cao tốc nhằm phát huy hiệu quả đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các vùng, địa phương.Công...

Khánh thành đường dây 500 kV mạch 3 vào dịp Quốc khánh năm nay

Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thu-tuong-khanh-thanh-duong-day-500-kv-mach-3-vao-dip-quoc-khanh-nam-nay-378255.html

Bài đọc nhiều

Bổ sung quy định nghiêm cấm mua bán bào thai

Tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8, sáng 13/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Thanh niên cùng hành động giải quyết các vấn đề về giới và biến đổi khí hậu tại châu Á

Nhân Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên (12/8), tổ chức Plan International ra mắt chương trình Thanh niên Hành động (YLA) nhằm giải quyết các vấn đề về giới và biến đổi khí hậu tại châu Á.

Hợp tác vì tương lai chung, nơi di cư an toàn và không có cạm bẫy mua bán người

Theo ông Ben Quinn, Sĩ quan liên lạc về di cư trái phép của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh New Zealand, Việt Nam và New Zealand đã và đang hợp tác nỗ lực hướng tới tương lai chung, nơi mọi người có thể di cư an toàn mà không sợ bị rơi vào cạm bẫy mua bán người.

Dịp Quốc khánh 2/9, Hà Nội tặng gần 3.000 suất quà cho người có công

Phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số Thời gian qua, cụ thể hoá đường lối của Đảng, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được ban hành. Để những quyết sách sớm đi vào cuộc sống Cả nước đang đặt niềm tin vào các quyết sách và quyết tâm của cả hệ thống chính trị sớm đưa chính sách vào cuộc sống... Bài 3: Bước tiến mới...

Các tổ chức Phật giáo góp phần duy trì hòa bình, hòa hợp và hiểu biết lẫn nhau

Đây là phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong thông điệp gửi tới Diễn đàn Phật giáo quốc tế lần thứ 2 tổ chức tại Ulan-Ude, thủ phủ Cộng hòa Buryatia thuộc Liên bang Nga. Khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2 Tăng cường hợp tác Phật giáo...

Cùng chuyên mục

Các tổ chức Phật giáo góp phần duy trì hòa bình, hòa hợp và hiểu biết lẫn nhau

Đây là phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong thông điệp gửi tới Diễn đàn Phật giáo quốc tế lần thứ 2 tổ chức tại Ulan-Ude, thủ phủ Cộng hòa Buryatia thuộc Liên bang Nga. Khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2 Tăng cường hợp tác Phật giáo...

Hợp tác vì tương lai chung, nơi di cư an toàn và không có cạm bẫy mua bán người

Theo ông Ben Quinn, Sĩ quan liên lạc về di cư trái phép của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh New Zealand, Việt Nam và New Zealand đã và đang hợp tác nỗ lực hướng tới tương lai chung, nơi mọi người có thể di cư an toàn mà không sợ bị rơi vào cạm bẫy mua bán người.

Dịp Quốc khánh 2/9, Hà Nội tặng gần 3.000 suất quà cho người có công

Phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số Thời gian qua, cụ thể hoá đường lối của Đảng, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được ban hành. Để những quyết sách sớm đi vào cuộc sống Cả nước đang đặt niềm tin vào các quyết sách và quyết tâm của cả hệ thống chính trị sớm đưa chính sách vào cuộc sống... Bài 3: Bước tiến mới...

Thanh niên cùng hành động giải quyết các vấn đề về giới và biến đổi khí hậu tại châu Á

Nhân Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên (12/8), tổ chức Plan International ra mắt chương trình Thanh niên Hành động (YLA) nhằm giải quyết các vấn đề về giới và biến đổi khí hậu tại châu Á.

Bổ sung quy định nghiêm cấm mua bán bào thai

Tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8, sáng 13/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Mới nhất

Giáo dục Mầm non TP.HCM tiếp tục “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc, lấy trẻ làm trung tâm”

Tại Hội nghị Tổng kết năm học 2023 - 2024 và Triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non...

6 cách sử dụng dầu tỏi giúp mái tóc bóng mượt

Dưới đây là các chia sẻ về cách sử dụng dầu tỏi được Tiến sĩ Blossom Kochhar, chủ tịch của Hội đồng Kỹ năng Ngành Làm đẹp và Sức khỏe Ấn Độ cho biết.1. Massage da đầu bằng dầu tỏiLấy một ít dầu tỏi và làm ấm.Nhẹ nhàng massage toàn bộ da đầu và để trong 30 phút.Gội...

Phở Hà Nội – Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Thủa ban đầu chỉ là loại quà rong rao bán khắp phố phường Hà Nội vào những năm 1907 - 1910, trải qua thời gian, Phở Hà Nội dần trở thành món ăn được ưa chuộng không chỉ với người dân thành thị mà dần lan tỏa tới nông thôn và các vùng miền khác trên cả nước. Với...

Nông dân Thái Lan đổ xô trồng lúa Việt Nam

(VTC News) - Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan cho biết sản lượng các giống lúa Thái Lan đang giảm, thay thế bằng giống lúa Việt Nam. Theo Bangkok Post, các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cảnh báo rằng các giống lúa địa phương đang có nguy cơ tuyệt chủng khi nông dân đổ xô trồng một giống...

Hoàn thành lập quy hoạch sân bay Nà Sản trong năm 2025

Cụ thể, cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị Bộ GTVT sớm trình Bộ Chính trị xem xét, thông qua “Đề án định hướng huy động nguồn vốn xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không” làm cơ sở để UBND tỉnh Sơn La cập nhật các nội dung liên quan vào “Đề án...

Mới nhất