Trang chủNewsThời sựHà Nội ứng phó thiếu nước sạch

Hà Nội ứng phó thiếu nước sạch


Nâng công suất nhà máy, khai thác nguồn nước ngầm dự phòng là giải pháp trước mắt của thành phố ứng phó tình trạng thiếu nước sạch ở nhiều khu vực.

Hiện nguồn nước sạch của thành phố Hà Nội thiếu từ 10.000 đến 20.000 m3 mỗi ngày đêm, gây mất nước cục bộ ở nhiều địa bàn tại quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm và các huyện Thanh Oai, Hoài Đức… hơn nửa tháng qua.

Sở Xây dựng Hà Nội nhận định tình trạng khan hiếm nước sạch cục bộ ở nhiều khu vực còn tái diễn. Hè 2024, Hà Nội có nguy cơ thiếu hụt khoảng 50.000 m3 nước mỗi ngày đêm, tập trung ở phía tây và tây nam.

Nguyên nhân chính là nhiều dự án cấp nước sạch chậm tiến độ, trong khi thành phố đang phải giảm khai thác nguồn nước ngầm theo quy hoạch.





Người dân Khu đô thị Thanh Hà (Thanh Oai) lấy nước từ xe téc, tối 17/10. Ảnh: Mạnh Lực

Người dân Khu đô thị Thanh Hà (Thanh Oai) lấy nước từ xe téc, tối 17/10. Ảnh: Mạnh Lực

Hiện tại, công suất theo thiết kế các nhà máy nước sạch tập trung của thành phố hiện đạt trên 1,5 triệu m3, thực tế sản xuất trong năm 2023 gần 1,3 triệu m3 mỗi ngày đêm.

Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng nước trong năm 2024, thành phố yêu cầu Công ty nước sạch sông Đuống, Sông Đà chuẩn bị các giải pháp để vận hành công suất dự phòng tăng 20% so với hiện nay theo thời điểm và kỹ thuật cho phép.

Đại diện Công ty nước mặt sông Đuống thông tin, hiện nhà máy đang sản xuất và cung cấp bằng gần 100% công suất giai đoạn 1 – 300.000 m3 mỗi ngày đêm. Về việc nâng công suất bù vào lượng nước thiết hụt của thành phố, đại diện công ty cho biết trong tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật cho phép, nhà máy có thể nâng công suất thêm 20.000-30.000 m3 so với công suất thiết kế trung bình đang khai thác là 300.000 m3 một ngày đêm. “Tuy nhiên, việc nâng công suất chỉ có thể thực hiện khi được cơ quan quản lý cấp phép và trong những khoảng thời gian nhất định để đảm bảo an toàn cho hệ thống”, đại diện công ty nói.

Ông Nguyễn Xuân Quý, Tổng Giám đốc Công ty CP đầu tư nước sạch sông Đà cho hay đơn vị đang vận hành nhà máy theo công suất giai đoạn 1 là 300.0000 m3 mỗi ngày đêm. “Việc duy trì công suất hiện tại để đảm bảo an toàn, an ninh nguồn nước cung cấp cho người dân Thủ đô””, ông Quý nói, cho rằng để có thể cung cấp nguồn nước lớn hơn, phải phụ thuộc giai đoạn 2 của nhà máy, khi hoàn thành sẽ nâng công suất lên 600.000 m3 mỗi ngày đêm.





Sông Đà tại khu vực lấy nước của Nhà máy nước mặt sông Đà (xã Hợp Thành (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) bị cạn dù đang là mùa mưa, ảnh chụp ngày 24/10. Ảnh: Hoàng Phong

Khu vực lấy nước của Nhà máy nước mặt sông Đà (xã Hợp Thành, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) đang cạn, ảnh chụp ngày 24/10. Ảnh: Hoàng Phong

Tuy nhiên, tiến độ giai đoạn 2 đang bị chậm so với kế hoạch ban đầu. Nguyên nhân là khi chuẩn bị đầu tư, mực nước sông Đà xuống quá thấp gây khó khăn cho nguồn nước. Công ty đã lắp trạm bơm dã chiến năm 2020 và trạm bơm khẩn cấp năm 2023 để có thể lấy nước thô từ sông Đà đưa vào kênh dẫn về nhà máy sản xuất.

Từ thực tế trên, công ty đã nghiên cứu và đề xuất điều chỉnh cửa lấy nước từ sông Đà cách vị trí cũ khoảng 1,5 km về phía thượng lưu. Nếu việc điều chỉnh chủ trương quy hoạch được thông qua sớm, dự kiến giai đoạn 2 của nhà máy nước mặt sông Đà sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2025.

Theo ông Lê Văn Du, Phó trưởng phòng Hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng Hà Nội), Nhà máy nước mặt sông Đà báo cáo có thể nâng công suất nhờ các biện pháp kỹ thuật như giảm tỷ lệ thất thoát trong dây chuyền xử lý, thu hồi nước rửa lọc… Khi nhà máy hoàn thành công trình xử lý bùn, công suất có thể nâng lên 315.000-320.000 m3 mỗi ngày đêm.

“Trong thiết kế, các nhà máy nước bao giờ cũng có hệ số an toàn cao điểm và thấp điểm. Các công ty phải tính toán điều tiết đặt sự an toàn chất lượng cấp nước lên hàng đầu chứ không phải tăng công suất bằng mọi giá”, ông Du nói.

Một nguồn cung bổ sung khác được thành phố nêu ra là đưa Nhà máy nước mặt sông Hồng tại xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng vào vận hành trong quý I/2024. Nhà máy diện tích hơn 20 ha, công suất 300.000 m3 mỗi ngày đêm, kế hoạch ban đầu đưa vào khai thác quý I/2021 nhưng đã hai lần dự án bị điều chỉnh lùi tiến độ.

Bên cạnh đó, thành phố cũng cho phép khai thác nguồn nước ngầm dự kiến giảm theo quy hoạch trước đó để đáp ứng nhu cầu tăng thêm.

Ông Lê Văn Du cho hay định hướng quy hoạch các nhà máy nước ngầm sẽ giảm dần công suất khi nhà máy nước mặt đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Nguồn nước ngầm khi không sử dụng sẽ đóng lại và làm nguồn dự phòng trong trường hợp khẩn cấp.

Hiện nguồn nước ngầm do Công ty nước sạch Hà Nội đang quản lý đã thực hiện giảm khai thác nước ngầm khoảng 200.000 m3 mỗi ngày đêm. Nhưng để đáp ứng nhu cầu trước mắt khi giai đoạn 2 của Nhà máy nước mặt sông Đà chưa hoàn thành, công ty sẽ sử dụng nguồn dự phòng đó để bù đắp phần thiếu hụt.

Đối với những nơi cuối nguồn hay ở khu vực có cốt nền cao khó khăn trong cấp nước, thành phố chỉ đạo các đơn vị xây dựng phương án cấp nước chi tiết cho từng khu vực như bổ sung bơm tăng áp di động, vận hành van cấp nước theo giờ.





Nhà máy nước mặt sông Hồng đã chậm tiến độ gần 3 năm. Ảnh: Hoàng Phong

Nhà máy nước mặt sông Hồng đã chậm tiến độ gần 3 năm. Ảnh: Hoàng Phong

Để đảm bảo nguồn cung cho những năm tiếp theo, Sở Xây dựng cho biết sẽ đôn đốc các dự án cấp nước theo quy hoạch như: Nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn 2; nâng công suất Nhà máy Bắc Thăng Long; nghiên cứu xây dựng giai đoạn 2 Nhà máy nước sông Đuống… Khi các dự án hoàn thành, tình trạng thiếu nước sạch trên toàn thành phố mới được khắc phục.

Hiện tổng công suất cấp nước của Hà Nội 1.530.000 m3 mỗi ngày đêm. Trong đó nước ngầm 770.000 m3, nước mặt 750.000 m3. Mạng cấp nước nông thôn có công suất thiết kế của từng trạm từ 300 – 1.000 m3 mỗi ngày đêm.

Dân số Hà Nội đến hết năm 2022 là 8,4 triệu, trong đó đô thị hơn 4,1 triệu (chiếm trên 49%), nông thôn gần 4,3 triệu (gần 51%). Nhu cầu dùng nước ở nội thành 100-150 lít/ngày/người, nông thôn 50-70 lít. Tỷ lệ đáp ứng: đạt 100% khu vực đô thị và 85% nông thôn.

Thành phố đặt mục tiêu đến 2025, 100% người dân (đô thị, đô thị vệ tinh và nông thôn) được sử dụng nước sạch. Trong đó, người dân khu vực đô thị được dùng nước 125-160 lít, dân cư đô thị vệ tinh dùng nước 100-125 lít và dân cư nông thôn được dùng nước 105-110 lít/người/ngày.

Võ Hải




Source link

Cùng chủ đề

Phát hiện bằng chứng về hồ chứa nước ngầm khổng lồ trên Sao Hỏa

Theo nghiên cứu được công bố hôm 12/8 trên Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, dữ liệu từ tàu đổ bộ InSight của NASA đã tiết lộ bằng chứng về một hồ chứa nước ngầm sâu bên dưới bề mặt Sao Hỏa. Con tàu sử dụng...

Khắc phục xong điểm nước ngầm trên QL19 đoạn tuyến tránh An Khê

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Phùng Đức Chính, Phó tổng Giám đốc...

Mặc “áo giáp” cho vựa lúa – Bài 3: “Trở bộ” trước khó khăn, thách thức

Chủ động lên kế hoạch ứng phó Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè cho biết, Cần Thơ ghi nhận có 2 đợt xâm nhập mặn theo đường sông Hậu vào đến cảng Cái Cui thuộc phường Tân Phú, quận Cái Răng (giáp ranh tỉnh Hậu Giang) vào năm 2016 và 2020. Điều này cho thấy tác động của biến đổi khí hậu, tác động của thiên tai cả...

Có bao nhiêu nước trong vỏ Trái Đất?

Các nhà nghiên cứu tính toán có gần 44 triệu km3 nước trong vỏ Trái Đất, nhiều hơn cả nước ở chỏm băng và sông băng trên mặt đất. Mô phỏng các lớp của Trái Đất. Ảnh: AlexLMX Một nghiên cứu năm 2021 trên tạp chí Geophysical Research Letters phát hiện lượng nước lưu giữ bên dưới bề mặt Trái Đất trong đất hoặc lỗ rỗng trong đá, gọi là nước ngầm, còn nhiều hơn ở chỏm băng và sông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Đêm nay người Việt đừng bỏ lỡ mưa sao băng đẹp nhất năm đạt cực đại

Mưa sao băng Perseids sẽ đạt cực đại, đổ 'cơn mưa ánh sáng' tuyệt đẹp trên bầu trời tối nay và rạng sáng mai (12 - 13.8). Người yêu thiên văn Việt nhắc nhau đừng bỏ lỡ cơ hội này! Làm sao ngắm? Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), Perseids là một trong những trận mưa sao băng đẹp và lớn nhất, có thể tạo ra tới 60 sao băng mỗi giờ vào cực đại. Perseids có nguồn gốc từ sao chổi Swift-Tuttle, được...

Vietnam Next-Gen Fashion: Sân chơi mới cho các tài năng thiết kế thời trang trẻ

Đạo diễn Long Kan sáng lập sàn diễn chuyên nghiệp Vietnam Next-Gen Fashion dành cho những tài năng thời trang mới. Đạo diễn Long Kan (bìa trái) cùng các nhà thiết kế tham dự hoạt động triển lãm thời trang của sinh viên - Ảnh: NVCC Sau thành công của chuỗi Fashion Voyage (Chuyến viễn du thời trang), đạo diễn Long Kan thực hiện chuỗi show thời trang mới Vietnam Next-Gen Fashion dành cho các nhà thiết kế tài năng trẻ. Bệ phóng cho người...

Nửa bàn chân định mệnh khiến Trung Quốc bị Mỹ soán ngôi ở Olympic

Cuộc chạy đua huy chương giữa Mỹ và Trung Quốc tại Olympic Paris được đánh giá là hấp dẫn và kịch tính bậc nhất trong lịch sử thế vận hội. Nhìn lại kỳ Olympic chưa từng có trong lịch sử: Ấn tượng nhiều, lùm xùm cũng không ít Ngoại trừ Olympic Bắc Kinh năm 2008 khi sắm vai chủ nhà, đoàn thể thao Trung Quốc luôn về sau Mỹ trong suốt chiều dài lịch sử thế vận hội. Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh huy chương giữa Mỹ và...

Chuẩn bị Kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất

Chiều 12/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước đã làm việc với Thành phố Hồ Chí Minh về chuẩn bị kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975. Vnews

Hà Nội đặt mục tiêu đưa 4 huyện lên quận vào năm 2025

UBND TP Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thiện cơ sở hạ tầng để đưa 4 huyện Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Thanh Trì lên quận vào năm 2025. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành kế hoạch thực hiện đề án đầu tư, xây dựng phát triển 5 huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng thành quận. Trong 5 huyện kể trên, Đông Anh và Gia Lâm đã cơ bản...

Cùng chuyên mục

Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki. ...

Vĩnh Phúc: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với phát triển...

Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trịĐể bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Dìu, huyện Tam Đảo nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Dìu tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022 - 2025, định hướng...

Quan hệ Việt Nam – New Zealand tiếp tục phát triển, đi vào chiều sâu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Caroline Beresford. ...

Hà Nội chi gần 300 tỷ làm đường kết nối với 2 bệnh viện lớn tại Quốc Oai

Sở GTVT Hà Nội vừa có văn bản lấy ý kiến các sở ngành...

Quyết tâm khánh thành dự án đường dây 500 kV mạch 3 vào dịp Quốc khánh 2/9

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc trực tuyến với hai tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ...

Mới nhất

Bộ GD&ĐT lên tiếng về bằng cấp của ông Vương Tấn Việt

TPO - Trước thông tin về bằng bổ túc văn hóa của ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) không có tên trong danh sách dự thi và không có tên trong danh sách được cấp bằng bổ túc văn hoá, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT đã...

Lạng Sơn đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội

Tiếp và làm việc với Đoàn có đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn và các đồng chí trong Ban thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn. Đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh trình bày Báo...

Cuối năm 2024 sẽ có nhà đầu tư tuyến cao tốc gần 9.000 tỷ đồng qua Đồng Nai

Cuối năm 2024 sẽ có nhà đầu tư tuyến cao tốc gần 9.000 tỷ đồng qua Đồng NaiSau khi Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1 được phê duyệt, trong tháng 12/2024, sẽ hoàn thành việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án. ...

Vốn FDI liên tục chảy vào thị trường địa ốc Bình Dương

Từ đầu năm tới nay, hàng hoạt dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bình Dương được công bố. Đáng nói là, các sản phẩm chủ yếu nhắm tới khách hàng có thu nhập tầm trung. Doanh nghiệp ngoại đổ bộ...

AEON Việt Nam định hướng phát triển bền vững với số và xanh

AEON Việt Nam định hướng phát triển bền vững với "số" và "xanh"AEON Việt Nam đã và đang triển khai nhiều biện pháp nhằm "xanh hóa" hoạt động bán lẻ. Một trong những bước đi đúng đắn là việc thay thế dần các loại bao bì truyền thống bằng những vật liệu thân thiện với môi trường như...

Mới nhất