Theo ghi nhận, trong phiên giao dịch ngày 24/10, chỉ số VN-Index đã tăng nhẹ 12,37 điểm, quay về mốc 1.105 điểm. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là tín hiệu rõ ràng cho thấy sự hồi phục bởi thanh khoản thị trường cũng giảm xuống thấp nhất trong vòng 6 tháng trở lại đây.
Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh chỉ ghi nhận ở mức 9.000 tỷ đồng, giảm khoảng 10% so với phiên ngay trước đó. Lượng thanh khoản này cũng đã quay trở lại mức thấp nhất trong vòng nửa năm kể từ tháng 5/2023 trở lại đây.
Giá trị khớp lệnh trung bình của các phiên giao dịch tính từ đầu tháng 10 trở lại đây chỉ ghi nhận ở mức dưới 13.000 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân 20.000 tỷ đồng trước đó.
Theo nhận định của một số chuyên gia, thanh khoản thị trường chứng khoán sụt giảm là điều tương đối dễ hiểu khi mà thị trường có những nhịp điều chỉnh sâu trong tháng vừa qua. Điều này sẽ dễ tạo nên tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư. Thêm vào đó, nhiều nhà đầu tư cũng sẽ quan sát thận trọng hơn để chờ những tín hiệu hồi phục rõ ràng nhất của thị trường.
Một nguyên nhân đáng chú ý khác đó là tin tức về những diễn biến bất lợi cho nền kinh tế thế giới đang có xu hướng chững lại. Tâm lý lo ngại về một cuộc khủng hoảng lớn tạm lắng xuống cũng là lúc nguồn cung của thị trường chứng khoán sụt giảm, đồng thời ảnh hưởng tới thanh khoản thị trường.
Hiện tại, định giá P/E của thị trường chứng khoán Việt Nam đã giảm từ 14,1 lần vào giữa tháng 9 xuống chỉ còn 12,24 lần, thấp hơn mức trung bình 5 năm trở lại đây. Nhiều dự đoán đưa ra về xu hướng tăng trưởng lợi nhuận của các công ty trong quý 3 sẽ đẩy chỉ số P/E tiếp tục sụt giảm.
Dựa vào những dữ liệu về nền kinh tế, quỹ ngoại Pyn Elite Fund cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục xu hướng tăng trưởng trở lại trong thời gian tới, tiềm năng trở lại vùng định giá với P/S (chỉ số giá thị trường trên doanh thu) ở mức trên 2 lần.