Trang chủNewsThế giớiThời cơ, thách thức cho Ai Cập trong xung đột Israel-Hamas

Thời cơ, thách thức cho Ai Cập trong xung đột Israel-Hamas



Nỗ lực thúc đẩy tiến trình hòa bình cho xung đột Israel-Hamas là cơ hội để Ai Cập duy trì, thúc đẩy lợi ích và mở rộng tầm ảnh hưởng tại Trung Đông và châu Phi.

(10.25) Chuyến hàng viện trợ thứ 2 tiến vào dải Gaza từ cửa khẩu Rafah do Ai Cập kiểm soát. (Nguồn: AFP)
Ai Cập nổi lên như một nhân tố quan trọng trong giảm thiểu thiệt hại, thúc đẩy hòa bình cho xung đột Israel-Hamas. Trong ảnh: Chuyến hàng viện trợ thứ 2 tiến vào dải Gaza từ cửa khẩu Rafah do Ai Cập kiểm soát ngày 22/10. (Nguồn: AFP)

Vai trò đặc biệt

Trong những ngày qua, Ai Cập nổi lên như một quốc gia có vai trò đặc biệt trong tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột ngày càng căng thẳng giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas. Mới đây, ngày 21/10, đoàn xe gồm 20 chiếc, chở hàng viện trợ, nhu yếu phẩm và nhiên liệu đã tiến vào Dải Gaza từ cửa khẩu Rafah của Ai Cập.

Đây là chuyến hàng viện trợ đầu tiên tới khu vực đang chịu sự bao vậy của Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) kể từ ngày 9/10, 2 ngày sau khi Phong trào Hồi giáo Hamas khơi mào đợt tấn công bất ngờ khiến 1.400 người Do Thái thiệt mạng. Những ngày sau đó, 2 chuyến hàng viện trợ nhân đạo khác cũng đã đi qua cửa khẩu Rafah.

Viết trên mạng xã hội X, Điều phối viên về vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (LHQ), ông Martin Griffiths đã đánh giá cao những chuyến hàng đi qua cửa khẩu Rafah của Ai Cập: “Tôi tin tưởng rằng các chuyến hàng như vậy sẽ là khởi đầu của các nỗ lực bền vững nhằm cung cấp nhu yếu phẩm – bao gồm thực phẩm, nước, thuốc men và nhiên liệu – tới người dân dải Gaza theo một cách an toàn, tin cậy, vô điều kiện và không bị cản trở”.

LHQ ước tính cần ít nhất 100 chuyến hàng/ngày để bảo đảm cuộc sống cho người dân dải Gaza hiện nay. Khi đó, cửa khẩu Rafah kết nối Ai Cập và khu vực này sẽ trở thành trọng điểm trong các nỗ lực của LHQ và cộng đồng quốc tế nhằm giảm thiểu thảm họa nhân đạo tại đây.

Tầm quan trọng của Ai Cập trong giảm thiểu thiệt hại từ xung đột không chỉ hạn chế ở cửa khẩu Rafah. Ngày 21/10, Cairo là nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh hòa bình để hạ nhiệt xung đột. Công tác chuẩn bị chỉ vỏn vẹn trong vài ngày, sự kiện đặc biệt này vẫn nhận được sự góp mặt của đông đảo đại diện đến từ các nước khác và tổ chức khu vực.

Trong số đó, có thể kể tới Tổng thống chính quyền Palestine Mahmoud Abbas, Quốc vương Jordan Abdullah II, Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani, Tổng thống Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Mohamed bin Zayed, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni, Tổng thống Canada Justin Trudeau và Đặc phái viên của Trung Quốc về Trung Đông Trạch Tuyển.

Hội nghị không đạt được tuyên bố chung, song phản ánh mối quan tâm, cam kết của cộng đồng quốc tế về chấm dứt xung đột Israel-Hamas, với Ai Cập nổi lên như nhân tố then chốt. Tại sao lại có câu chuyện này?

(10.25) Toàn cảnh Hội nghị thượng đỉnh hòa bình về xung đột Israel-Hamas ngày 21/10 tại Cairo, Ai Cập. (Nguồn: Reuters)
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình về xung đột Israel-Hamas diễn ra vào ngày 21/10 tại Cairo, Ai Cập. (Nguồn: Reuters)

Nhiều lợi thế

Trước hết, về mặt địa lý, Ai Cập có đường biên giới dài 206km giáp với Israel, dọc cạnh phía Đông của Bán đảo Sinai tới ngã ba giao với Dải Gaza và Vịnh Aqaba ở Biển Đỏ. Quan trọng hơn, nước này có Rafah, cửa khẩu duy nhất nối dải Gaza với thế giới bên ngoài hiện không do Israel. Bởi vậy, Ai Cập đóng vai trò then chốt trong nỗ lực nhân đạo của cộng đồng quốc tế với dải Gaza hiện nay.

Về mặt lịch sử, Nhà nước Do Thái và Cairo có một quá khứ đầy trắc trở. Hai bên từng trải qua nhiều lần đối đầu như Chiến tranh Arab-Israel (năm 1948) hay Chiến tranh Yom Kippur (1973). Tuy nhiên, thỏa thuận hòa bình năm 1979 do Tổng thống Mỹ khi đó, ông Jimmy Carter làm trung gian đã trở thành bước ngoặt, tạo nền móng để hai bên thiết lập quan hệ song phương năm 1980. Ai Cập đã trở thành một trong các quốc gia Arab hiếm hoi có quan hệ với Nhà nước Do Thái.

Kể từ đó đến nay, bất chấp một số thăng trầm, quan hệ song phương vẫn duy trì đà phát triển ổn định. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, người có quan hệ gần gũi với Cairo, năm 2011 từng nêu rõ: “Ai Cập không chỉ là đối tác quan trọng nhất của chúng ta ở khu vực, mà hợp tác song phương đã vượt qua tầm chiến lược”.

Trong bối cảnh đó, theo bà Mirette Mabrouk, Giám đốc chương trình Ai Cập tại Viện Nghiên cứu Trung Đông có trụ sở Washington (Mỹ), khi Israel bao vây Dải Gaza, nước này và Mỹ “kỳ vọng trong bối cảnh Cairo gặp khó khăn kinh tế, Ai Cập sẽ chấp nhận đánh đổi hỗ trợ tài chính để người dân Dải Gaza tới đây”.

Trên khía cạnh vị thế, bất chấp khó khăn về mặt kinh tế và biến động chính trị nội bộ và bên ngoài thập kỷ qua, Ai Cập vẫn có tiếng nói đáng kể tại khu vực. Việc Hội nghị thượng đỉnh hòa bình, dù không có nhiều thời gian chuẩn bị, vẫn thu hút sự tham dự của 30 lãnh đạo quốc gia và khu vực là minh chứng rõ nét.

“Ai Cập không chỉ là đối tác quan trọng nhất của chúng ta ở khu vực, mà hợp tác song phương đã vượt qua tầm chiến lược”. (Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu)

Không ít rào cản

Song điều đó không có nghĩa mọi thứ đều là “màu hồng” với Ai Cập trong nỗ lực thúc tiến trình hòa bình cho xung đột Israel-Hamas, nhất là với các rào cản sau.

Đầu tiên là tác động nghiêm trọng từ xung đột này. Bất chấp kỳ vọng cho rằng Ai Cập có thể tiếp nhận người tị nạn Gaza để đổi lấy hỗ trợ kinh tế, cùng lời kêu gọi của một số nước, Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi đã từ chối. Điều này là có thể hiểu được bởi hiện tại, Ai Cập đã tiếp nhận 9 triệu người tị nạn và người di cư từ nhiều nước khác, bao gồm Syria, Sudan, Yemen và Libya. Mở cửa cho người Palestine đồng nghĩa rằng Cairo phải giải quyết vấn đề an ninh phát sinh.

Ông Robert Satloff, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Washington về chính sách Cận Đông (Mỹ) nhận định Cairo hiểu rõ hệ quả chính trị nghiêm trọng một khi nước này “gật đầu”: “Họ coi đây là lằn ranh đỏ không thể vượt qua. Do đó, chính quyền Cairo thà đối mặt khó khăn kinh tế hơn là tiếp nhận lượng lớn người tị nạn”.

Đáng ngại không kém là tác động kinh tế. Công ty S&P (Mỹ) đánh giá trong bối cảnh kinh tế Ai Cập đang gặp khó khăn, xung đột ngay sát biên giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới xuất/nhập khẩu năng lượng: “Việc mỏ dầu Tamar của Israel đóng cửa đã khiến lượng khí gas nhập khẩu của Ai Cập giảm từ 22,6 triệu xuống còn 17 triệu mét khối/ngày, ảnh hưởng tới lượng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu”.

Cuối cùng, bất chấp những lời thuyết phục, kêu gọi dành cho Ai Cập, cả Mỹ, Israel và phương Tây đều duy trì sự thận trọng nhất định trước quốc gia Bắc Phi. Không ít lần, phương Tây đã phản ánh tình trạng nhân quyền tới phía Cairo. Với Mỹ, đó là câu chuyện về vụ việc gần đây liên quan tới Thượng nghị sĩ Robert Menendez, người vướng phải cáo buộc hợp tác với Ai Cập. Trong trường hợp xấu nhất, các khoản viện trợ thường niên của xứ cờ hoa tới Cairo sẽ bị đình trệ.

(10.25) Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi trong cuộc trao đổi với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 15/10 tại Cairo, Ai Cập. (Nguồn: Reuters)
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi (phải) trao đổi với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 15/10 tại Cairo. (Nguồn: Reuters)

Trong khi đó, Israel có lý do để thận trọng khi bất chấp mối quan hệ song phương tốt đẹp giữa hai chính phủ, chủ nghĩa bài Do Thái ở Ai Cập tiếp tục ở mức cao.

Khảo sát tháng 8/2022 của Viện Nghiên cứu Washington cho thấy chỉ 11% số người ủng hộ hợp tác với Israel, 14% ủng hộ Israel bình thường hóa quan hệ với giới Arab. Các con số trên đã không thay đổi đáng kể nhiều thập kỷ qua.

Thú vị thay, điều này trái ngược hoàn toàn với quan hệ ở cấp độ chính phủ suốt 40 năm qua. Tuy nhiên, ông El-Sisi rõ ràng không muốn bỏ lỡ cơ hội tốt để “ghi điểm”, khi cuộc bầu cử Tổng thống Ai cập sẽ diễn ra sau chưa đầy 2 tháng nữa.

Điều này phần nào lý giải cho thông điệp thú vị của Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi khi tiếp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 15/10 vừa qua. Một mặt, ông không ngại cho rằng Israel đã vượt quá “quyền tự vệ”, cụm từ được Nhà nước Do Thái và phương Tây nhiều lần đề cập thời gian qua. Mặt khác, nhà lãnh đạo Ai Cập nêu rõ nước này “chưa bao giờ nhắm vào người Do Thái” ở khu vực.

Qua các tuyên bố trên, có thể thấy vị nguyên thủ Ai Cập vừa muốn duy trì sự ủng hộ ở trong nước, vừa không đánh mất quan hệ với Nhà nước Do Thái.

Trong quá khứ, Ai Cập từng là trung gian hòa giải quan trọng giữa Israel và lực lượng Hamas. Liệu lịch sử có lặp lại?





Nguồn

Cùng chủ đề

Ngoại trưởng Iran gặp lãnh đạo nhóm Houthi, thảo luận cách kiềm chế xung đột

Ngày 14/10, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi đã gặp ông Mohammed Abdelsalam, quan chức cấp cao của phong trào Houthi tại thủ đô Muscat (Oman).

‘Thợ săn siêu tàng hình’ Sukhoi S-70 của Nga tại Ukraine, ông Putin nói về trật tự thế giới mới, không tái đấu Trump-Harris

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin nói về trật tự thế giới mới, ông Trump từ chối tái đấu bà Harris, chiến sự Israel-Hezbolah lại Lebanon, tình hình Dải Gaza, bão Milton tàn phá nước Mỹ… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Báo Mỹ đưa ra bằng chứng về động cơ Hamas ‘ẩn mình chờ thời’; Ấn Độ phản ứng về vụ việc UNIFIL ở Lebanon

Báo New York Times trích dẫn biên bản cuộc họp bí mật của Hamas cách đây nhiều năm; Ấn Độ lo lắng cho lực lượng quân đội của mình ở Lebanon.

Thêm một quốc gia châu Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Ngày 11/10, Phó Tổng thống Nicaragua Rosario Murillo tuyên bố nước này đang tiến hành cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel.

Mỹ “bày binh bố trận” hóa giải yếu tố định mệnh trong xung đột ở Trung Đông, Iran vào thế bị “tung hỏa mù”

Việc bố trí các căn cứ quân sự hợp lý ở Trung Đông sẽ giúp Mỹ đối phó hiệu quả với những chiến thuật khó lường của Iran trước tình hình leo thang tại khu vực.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thành phố Sơn La quyết tâm thực hiện các cam kết xây dựng ‘Thành phố học tập toàn cầu của UNESCO’

Sáu tháng kể từ khi chính thức gia nhập Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO, thành phố Sơn La đã có nhiều chương trình, kế hoạch cụ thể, hoạt động thiết thực và cách làm sáng tạo để thực hiện các cam kết đã đề ra với UNESCO.

Ai thắng giải Nobel Kinh tế năm 2024?

Chiều 14/10 (theo giờ Việt Nam), Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển công bố giải Nobel Kinh tế năm 2024 thuộc về 3 người Mỹ gồm Daron Acemoglu, Simon Johnson và James Robinson.

Ngoại trưởng Iran gặp lãnh đạo nhóm Houthi, thảo luận cách kiềm chế xung đột

Ngày 14/10, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi đã gặp ông Mohammed Abdelsalam, quan chức cấp cao của phong trào Houthi tại thủ đô Muscat (Oman).

Những điểm đến ngắm trọn vẻ đẹp Lệ Giang, tỉnh Vân Nam

Lệ Giang được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vẻ đẹp và khí hậu mát mẻ quanh năm. (Nguồn: TransViet) Thành phố Lệ Giang thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), là điểm đến được yêu thích của du khách Việt trong những năm gần đây. Tại Lệ Giang, mỗi mùa lại mang một...

Căng thẳng dâng cao, Bình Nhưỡng nổi giận ra tuyên bố, Seoul sẵn sàng “nghênh chiến”

Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên tăng cao khi hai miền đều đưa ra các tuyên bố cứng sau phản ứng của Bình Nhưỡng với các thiết bị bay không người lái thả tờ rơi xâm nhập bầu trời thủ đô này.

Bài đọc nhiều

Một quốc gia Bắc Mỹ chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS

Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS đã nhận được đơn xin gia nhập từ các quốc gia khắp 5 châu, từ châu Á, châu Phi, Nam Mỹ đến Đông Âu. Lần đầu tiên, nhóm do Trung Quốc và Nga dẫn dắt chính thức nhận...

Nga sơ tán hơn 30.000 người khỏi các khu vực giáp biên giới Ukraine

Cao ủy Nhân quyền Nga Tatyana Moskalkova ngày 14/10 cho biết khoảng 30.415 người, trong đó có gần 8.000 trẻ em, phải sơ tán khỏi các khu vực giáp biên giới với Nga do pháo kích và các cuộc tấn công.

ASEAN tiếp tục là động lực chính của hợp tác khu vực

Malaysia đã chính thức tiếp quản chức Chủ tịch luân phiên ASEAN vào cuối Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Lào vào ngày 11-10. Kênh CNA của Singapore nhận định, Malaysia sẽ có nhiều việc phải làm trong năm chủ tịch ASEAN 2025 của mình. Đảm bảo tính trung lập Theo giới quan sát, Malaysia phải đảm bảo được tính trung lập của ASEAN; cân bằng trong quan hệ với các...

Cùng chuyên mục

3 nhà kinh tế học Mỹ đoạt giải Nobel Kinh tế 2024

Chiều 14-10, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển công bố giải Nobel Kinh tế học 2024 thuộc về 3 nhà kinh tế học người Mỹ. Đó là Daron Acemoglu, Simon Johnson và James A. Robinson. Họ được trao giải nhờ nghiên cứu về cách các thiết chế xã hội được thành lập và tác động của nhóm này lên sự thịnh vượng. Acemoglu và Johnson hiện đều làm...

Ngoại trưởng Iran gặp lãnh đạo nhóm Houthi, thảo luận cách kiềm chế xung đột

Ngày 14/10, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi đã gặp ông Mohammed Abdelsalam, quan chức cấp cao của phong trào Houthi tại thủ đô Muscat (Oman).

“Căng thẳng” ở Odessa, sân bay quân sự Ukraine bị tấn công ngay thời điểm dỡ khí tài

Nga liên tiếp tấn công, nỗ lực chặn đựng đường cung khí tài NATO của Ukraine ở OdessaĐêm 13 tháng 10, Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga đã phát động làn sóng tấn công mới vào các cơ sở hậu cần của Ukraine trên khắp...

Mới nhất

Hà Nội triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi

Ngày 14/10, Hà Nội chính thức triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi trên địa bàn năm 2024. Theo đó, thành phố Hà Nội triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tổ chức tiêm vét cho các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng đến hết...

Tổ chức nhiều chương trình ý nghĩa hướng về biên giới, biển đảo Tổ quốc

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” sẽ điểm lại các hoạt động nổi bật trong 15 năm qua của Quỹ “Vì biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc” TP Hồ Chí Minh. Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về...

Lịch trình dày đặc của bà Harris ở các bang ‘chiến địa’

Tuần này, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris và Thống đốc Minnesota Tim Walz sẽ đẩy mạnh hoạt động tranh cử tại các bang chiến địa của bầu cử Mỹ. Tờ The Hill dẫn thông tin từ chiến dịch tranh cử của bà Harris cho biết ngày 14.10, bà có lịch trình ở hạt Erie (Pennsylvania). Cùng ngày, ông Walz có mặt ở TP.Eau...

Minh bạch hóa trao đổi dữ liệu xuyên biên giới để chống hoạt động rửa tiền

Chiều 14/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Dữ liệu. Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang cho biết, việc xây dựng dự án Luật Dữ liệu nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ, sử dụng hiệu quả dữ liệu phục vụ công...

Ngân hàng mạnh tay bơm vốn rẻ dịp cuối năm cho doanh nghiệp

Ông Từ Tiến Phát - tổng giám đốc Ngân hàng ACB - nhận định kinh tế TP.HCM đã có dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, đầu tư công, thị trường bất động sản còn chậm, nhu cầu tiêu dùng chưa khôi phục...

Mới nhất