Trang chủNewsThời sựĐề xuất bỏ vân tay, quê quán, dùng nơi cư trú trên...

Đề xuất bỏ vân tay, quê quán, dùng nơi cư trú trên căn cước công dân


Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, sáng 25/10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn; thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Căn cước.

Việc lấy phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Bộ máy Nhà nước. Đây là phương thức giám sát quan trọng, thể hiện sự ghi nhận, đánh giá của Quốc hội đối với những nỗ lực, cố gắng và kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ đến nay của những người được lấy phiếu tín nhiệm. Trên cơ sở báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm đã gửi đến từng đại biểu Quốc hội, lắng nghe ý kiến của cử tri, từ thực tiễn theo dõi, giám sát của mình, mỗi đại biểu Quốc hội phát huy tinh thần trách nhiệm cao đối với đất nước, đối với tổ chức, hoạt động của Quốc hội và bộ máy nhà nước, đánh giá công tâm, khách quan và chính xác trong ghi phiếu tín nhiệm đối với từng chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn.

Trước đó, chiều ngày 24/10, với 95,34% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội nhất trí thông qua danh sách 44 người được lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Dự kiến vào phiên họp chiều 25/10, Quốc hội sẽ nghe báo cáo kết quả kiểm phiếu và thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn.

Trước khi thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Căn cước, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật này.

Đổi số thẻ căn cước công dân thành số định danh cá nhân

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đa số ý kiến tán thành tên gọi Luật Căn cước và tên thẻ căn cước và cho rằng: việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, sẽ bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật gồm cả công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch, phù hợp với bản chất và mục tiêu quản lý căn cước của Nhà nước ta.

Ngoài ra tên gọi này cũng phù hợp với phương thức quản lý trong thời kỳ cách mạng 4.0, xây dựng Chính phủ số, xã hội số. Việc sử dụng tên gọi thẻ căn cước như dự thảo Luật là phù hợp, sẽ bao hàm được đầy đủ thông tin về căn cước của công dân…

Về giấy chứng nhận căn cước và quản lý người gốc Việt Nam, tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chuyển Điều này về Chương III (Điều 30), đổi tên Chương III thành “Thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước” và bổ sung, chỉnh lý Điều 5 “Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch về căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước”, chỉnh sửa toàn diện Điều này như dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý nhằm quy định cụ thể, rõ hơn về người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch.

Về nội dung thể hiện trên căn cước, một số ý kiến đại biểu đề nghị rà soát để bảo đảm thống nhất với quy định của pháp luật hiện hành. Theo ý kiến đại biểu, trên căn cước chỉ nên thể hiện những thông tin mang tính chất ổn định, không trùng lắp; cân nhắc một số thông tin chưa phù hợp; đề nghị không nên sử dụng QR code, chỉ nên dùng chip điện tử trên căn cước.

Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay các thông tin thể hiện trên căn cước đã được đánh giá cụ thể, bảo đảm không trùng lặp giữa các trường thông tin, thống nhất giữa các loại giấy tờ tùy thân phổ biến hiện nay của công dân, tương thích với các quy định của pháp luật có liên quan.

Dự thảo luật bỏ vân tay trên bề mặt thẻ (được lưu trữ trong bộ phận lưu trữ) để bảo đảm tính bảo mật trong quá trình sử dụng thẻ.

Đồng thời, bỏ thông tin “quê quán”, sửa đổi “số thẻ căn cước công dân” thành “số định danh cá nhân”, “căn cước công dân” thành “thẻ căn cước”, “nơi thường trú” thành “nơi cư trú”, bổ sung “nơi đăng ký khai sinh”… để tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc này bảo đảm tính chính xác về các thông tin của người dân trong xác thực, hạn chế việc phải cấp đổi căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân. Cùng với đó, các thông tin căn cước của người dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chip điện tử trên thẻ căn cước.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chỉ rõ việc tích hợp cả QR code và chip điện tử trên thẻ căn cước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thông tin công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.

Tuy nhiên, trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo nghiên cứu, chỉnh sửa một số trường thông tin. Bổ sung quy định cụ thể về thông tin được mã hóa, lưu trữ trong bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước, bảo đảm phù hợp và khả thi.

Dự thảo luật cũng quy định về thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước.

Theo đó, quy định chỉ cập nhật các trường thông tin trong thực tế quản lý đã rõ, được sử dụng thường xuyên, cần có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trong các trường thông tin quy định tại dự thảo luật có “7 trường thông tin bắt buộc người dân phải cung cấp”.

Về hiệu lực thi hành, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, trên cơ sở báo cáo, đề nghị của Ban soạn thảo, UBTVQH thấy rằng cơ bản đến ngày 01/7/2024, các quy định của Luật có thể triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất và phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan cũng như việc sắp xếp, điều chỉnh đơn vị hành chính trong thời gian tới; không có nội dung nào cần phải quy định có hiệu lực trước. Tuy nhiên, UBTVQH đề nghị Chính phủ rà soát và đầu tư cơ bản, có hiệu quả, hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật để việc khai thác, sử dụng ứng dụng định danh quốc gia đạt hiệu quả.

Về quy định chuyển tiếp, hiện nay, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 13 bộ, ngành và 63 địa phương; việc kết nối, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ nhiều hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; đồng thời đã cấp được gần 80 triệu thẻ căn cước công dân cho công dân đủ điều kiện. Vì vậy, quy định thời hạn hết giá trị sử dụng của chứng minh nhân dân từ ngày 31/12/2024 cơ bản không tác động lớn đến hoạt động giao dịch của người dân./.



Source link

Cùng chủ đề

Đồng Nai quyết gỡ vướng Khu đô thị phía Tây cao tốc Biên Hoà

Đồng Nai quyết gỡ vướng Khu đô thị phía Tây cao tốc Biên Hoà - Vũng TàuUBND TP. Biên Hoà phải hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP. Biên Hòa phạm vi tại một phần Khu đô thị phía Tây đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu trước ngày 25/8 gửi Sở Xây dựng thẩm định. Đó là yêu...

Đà Nẵng công bố danh sách 7 dự án căn hộ đủ điều kiện mở bán

Đà Nẵng công bố danh sách 7 dự án căn hộ đủ điều kiện mở bánTính đến cuối tháng 7/2024, Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng đã có thông báo nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán đối với 7 dự án. Sở Xây dựng Thành phố Đà Nẵng vừa có thông báo danh sách các dự án đầu tư...

Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong nước tăng 24,47 tỷ USD

7 tháng năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước đạt 141,86 tỷ USD tăng 20,8% tương ứng tăng 24,47 tỷ USD so với 7 tháng/2023. Xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường chủ lực 7 tháng 2024 đều tăng trưởng ấn tượng. Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong nước từ đầu năm 2024 tới nay khởi sắc,...

Vinamilk dành 5.100 tỷ đồng chia cổ tức

Vinamilk thông báo dành 5.100 tỷ đồng để chia cổ tức đợt cuối năm 2023 và đợt 1 năm 2024 với tổng tỷ lệ 24,5%, tức mỗi cổ phiếu nhận 2.450 đồng. Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã chứng khoán: VNM) vừa thông báo chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức bằng tiền mặt đợt cuối năm 2023 với tỷ lệ...

Chiêm ngưỡng những tiết mục múa quốc tế đặc sắc tại Huế

Nhiều vở diễn đặc sắc với những hoạt cảnh lạ mắt được trình diễn trong 4 đêm Liên hoan Múa quốc tế diễn ra ở Thừa Thiên Huế. Liên hoan Múa quốc tế 2024 mang đến nhiều tiết mục nghệ thuật múa đặc sắc, đa dạng như kịch múa, múa truyền thống, múa dân gian, múa đương đại... Trong ảnh là tiết mục "Vũ điệu đại ngàn" của đoàn Đắk Nông. Với thông điệp “Hội tụ, sáng tạo - Cùng nhau...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Luyện giỏi, rèn nghiêm, quyết tâm giữ vững “lá cờ đầu”

Có dịp trở lại công tác tại Trung đoàn 250, Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không những ngày tháng Tám lịch sử, đúng vào dịp toàn thể cán bộ, chiến sĩ quyết tâm “luyện giỏi, rèn nghiêm” thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Trung đoàn (21/9/1954 – 21/9/2024). Chúng tôi nhận thấy, bên cạnh không khí thi đua sôi nổi, mọi nền nếp, chế độ được đơn...

Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu sẽ diễn ra tại tỉnh Cao Bằng

Bộ Ngoại giao phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức họp báo thông tin về Hội...

Champions League đã sẵn sàng cho thể thức bốc thăm mới

Chiếc Cúp UEFA Champions League danh giá (ảnh: uefa.com)  ...

Tổ chức đào tạo giảng viên thiết kế vi mạch bán dẫn

Nhằm phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn, chiều 22/8, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng công ty Siemens EDA và Công ty Công nghệ Vietbay (Vietbay), Công ty SunEdu tổ chức Lễ khai giảng Chương trình đào tạo cho các giảng viên về thiết kế vi mạch bán dẫn. Theo đó, từ nay đến tháng 10/2024, giảng viên từ 18 trường đại học được...

Cách mạng tháng 8/1945: Mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc

(ĐCSVN) - Mùa thu Tháng Tám năm 1945 đã đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước: Kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.   Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Hồng quân Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải phóng...

Bài đọc nhiều

Gia hạn thời gian nhận tác phẩm dự Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, các giá trị văn hóa, thiên nhiên trên khắp mọi miền Tổ quốc... Ảnh tham gia cuộc thi - Ảnh: BTC Sáng 22/8, Ban tổ chức Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024" đã có thông báo gia hạn thời gian nhận tác phẩm đến 24 giờ 00 ngày 15/10 tại địa chỉ: https://happy.vietnam.vn. "Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam" là...

Nổ nhà máy dược phẩm ở Ấn Độ, 15 người thiệt mạng

"Tính đến thời điểm này, số người chết là 15 và có khả năng tăng lên. Gần 40 người khác đã bị thương. Hoạt động cứu hộ đang diễn ra", đại tá cảnh sát M. Deepika cho biết. Vụ cháy bùng phát vào...

Tạo động lực mới, mở không gian phát triển mới cho ngành dầu khí

(Chinhphu.vn) - Chiều 21/8, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Kết luận số 76-KL/TW, ngày 24/4/2024 của Bộ Chính trị về tình hình thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 23/7/2015 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì Phiên họp Ban chỉ đạo tổng kết 40 năm Đổi mới

Sáng 22/8, tại Trụ sở TW Đảng, Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc Đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam tiến hành Phiên họp thứ 4. Vietnamplus.vn Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-chu-tri-phien-hop-ban-chi-dao-tong-ket-40-nam-doi-moi-post971851.vnp

Thúc đẩy ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước

  Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc thúc đẩy ngoại giao kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm để có nguồn lực mới phát triển đất nước. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề cao tầm quan trọng của ngoại giao kinh tế. Ảnh: Hải Nguyễn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho hay, điều quan trọng nhất trong công tác ngoại giao kinh tế là khai thác được những tiềm năng hợp tác với các...

Cùng chuyên mục

Nhận thức về kỷ nguyên mới của dân tộc

Cần thống nhất nhận thức về khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, từ đó có những đổi mới mạnh mẽ hơn nữa. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu phải tiếp tục triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo đúng phương châm “không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không...

Kiều bào hiến kế phát triển công nghệ cao

Từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 400 kiều bào là các doanh nhân, trí thức, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực đã quy tụ tại Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới và Diễn đàn trí thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài. TS Hoàng Thế Bân, kiều bào Nhật Bản, giám đốc Trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ Việt - Nhật tại Khu công nghệ cao...

Lâm Đồng có tân Phó Bí thư Tỉnh ủy

  Ông Trần Hồng Thái được Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ định giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ông Trần Hồng Thái (bìa trái) được chỉ định phân công giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng. Ảnh: Nguyễn Quân Sáng 23.8, Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ tại tỉnh Lâm Đồng. Theo đó, Ban Bí thư Trung...

Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu sẽ diễn ra tại tỉnh Cao Bằng

Bộ Ngoại giao phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức họp báo thông tin về Hội...

Tín hiệu tốt duy trì đường bay TP.HCM

Ngày 23/8, ông Phạm Thanh Lâm, Giám đốc Cảng hàng không Cà Mau cho...

Mới nhất

ĐS miễn phí vận chuyển thiết bị y tế khám chữa bệnh cho cán bộ chiến sỹ Vùng 4 Hải quân, Cam Ranh

Hướng về biển đảo quê hương, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam miễn phí cước vận chuyển trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh cho cán bộ, chiến sỹ và thân nhân tại Vùng 4 Hải quân, Cam Ranh, Khánh Hòa. Đây là hoạt động ý nghĩa góp phần thực hiện tốt chính sách hậu phương...

Luyện giỏi, rèn nghiêm, quyết tâm giữ vững “lá cờ đầu”

Có dịp trở lại công tác tại Trung đoàn 250, Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không những ngày tháng Tám lịch sử, đúng vào dịp toàn thể cán bộ, chiến sĩ quyết tâm “luyện giỏi, rèn nghiêm” thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Trung đoàn (21/9/1954 –...

Kiều bào hiến kế phát triển công nghệ cao

Từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 400 kiều bào là các doanh nhân, trí thức, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực đã quy tụ tại Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới và Diễn đàn trí thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài. TS Hoàng Thế Bân, kiều bào Nhật...

20 năm ân tình Đất Quảng: Những người đồng thuận tiếp sức tân sinh viên nghèo

Ngày 23-8-2024, Câu lạc bộ Tiếp sức đến trường Quảng Nam - Đà Nẵng kỷ niệm 20 năm hoạt động, 20 năm...

Tập đoàn TH tiếp tục ra mắt các sản phẩm sữa thực vật

Với những nỗ lực không ngừng trong nghiên cứu, cải tiến, sáng tạo các dòng sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, Tập đoàn TH tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong cuộc cách mạng không dùng đường khi cho ra mắt 2 sản phẩm mới trong Bộ sản phẩm...

Mới nhất