Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBộ GD-ĐT 'điều chỉnh' môn tích hợp thế nào?

Bộ GD-ĐT ‘điều chỉnh’ môn tích hợp thế nào?


Cụ thể, văn bản về việc xây dựng kế hoạch dạy học các môn khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng ký, nêu thực tế triển khai dạy tích hợp thời gian qua cho thấy việc phân công giáo viên (GV) và xếp thời khóa biểu để tổ chức dạy học còn khó khăn, vướng mắc.

Bộ GD-ĐT 'điều chỉnh' môn tích hợp thế nào? - Ảnh 1.

Một buổi học tích hợp môn khoa học tự nhiên của học sinh lớp 7 tại TP.HCM

Do vậy, Bộ GD-ĐT đưa ra một số lưu ý các nhà trường thực hiện việc phân công GV, xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học các môn tích hợp, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đồng thời có xây dựng khung kế hoạch dạy kèm theo để các cơ sở giáo dục tham khảo.

Môn khoa học tự nhiên dạy theo mạch nội dung

Ở môn khoa học tự nhiên (cấp THCS), Bộ GD-ĐT yêu cầu các nhà trường phân công GV bảo đảm sự phù hợp về chuyên môn được đào tạo của GV với nội dung dạy học được phân công (theo các mạch nội dung chất và sự biến đổi của chất, năng lượng và sự biến đổi, vật sống, trái đất và bầu trời).

“Việc phân công GV đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn đảm nhận dạy học từ 2 mạch nội dung hoặc toàn bộ chương trình môn học phải thực hiện từng bước, bảo đảm yêu cầu về chuyên môn của GV để bảo đảm chất lượng dạy học”, văn bản của Bộ nêu.

Bộ GD-ĐT cũng chỉ đạo tiếp tục xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với mạch nội dung theo chương trình môn học. Trong trường hợp khó khăn về xếp thời khóa biểu, cần linh hoạt về thời gian, thời điểm thực hiện các mạch nội dung hoặc các chủ đề của chương trình để xếp thời khóa biểu phù hợp với việc phân công GV, đáp ứng yêu cầu về tính khoa học, tính sư phạm (bảo đảm nội dung dạy học trước là cơ sở cho nội dung dạy học sau) và khả năng thực hiện của GV.

Về thực hiện kiểm tra, đánh giá, Bộ GD-ĐT hướng dẫn kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học; GV dạy học nội dung nào thực hiện việc kiểm tra, đánh giá với nội dung đó. Hiệu trưởng phân công GV chủ trì phụ trách môn học ở mỗi lớp phối hợp với GV cùng dạy học môn học ở lớp đó để thống nhất điểm đánh giá thường xuyên, bảo đảm số điểm đánh giá theo quy định, tổng hợp điểm, ghi điểm, nhận xét vào sổ theo dõi, đánh giá HS và học bạ. Ma trận, nội dung bài kiểm tra định kỳ được xây dựng phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học của chương trình đến thời điểm kiểm tra. Hướng dẫn học sinh (HS) làm bài kiểm tra sao cho thuận tiện trong việc phân công GV chấm bài, tổng hợp kết quả.

Bộ GD-ĐT 'điều chỉnh' môn tích hợp thế nào? - Ảnh 2.

Học sinh trong giờ học môn sử-địa lý. Với môn học này, theo hướng dẫn mới, các trường xây dựng kế hoạch dạy học theo từng phân môn lịch sử và phân môn địa lý thay vì học theo mạch kiến thức như môn khoa học tự nhiên.

Lịch sử và địa lý dạy đồng thời các phân môn

Với môn lịch sử và địa lý, Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các nhà trường phân công GV bảo đảm sự phù hợp giữa chuyên môn được đào tạo của GV với nội dung dạy học được phân công (theo phân môn lịch sử, địa lý và các chủ đề liên môn). Việc phân công GV đã được đào tạo, bồi dưỡng đảm nhận toàn bộ cả 2 môn phải được thực hiện từng bước, bảo đảm yêu cầu về chuyên môn của GV để đảm bảo chất lượng dạy học.

Với môn học này, Bộ hướng dẫn các trường xây dựng kế hoạch dạy học theo từng phân môn lịch sử và phân môn địa lý thay vì học theo mạch kiến thức như môn khoa học tự nhiên. Các phân môn này cũng được bố trí dạy học đồng thời trong từng học kỳ phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường.

Nội dung bài kiểm tra đánh giá định kỳ với môn lịch sử và địa lý phải phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học theo từng phân môn tính đến thời điểm kiểm tra. Hiệu trưởng phân công GV chủ trì phụ trách môn học ở mỗi lớp phối hợp với các GV cùng dạy môn học ở lớp đó để tổng hợp điểm, ghi điểm, nhận xét vào sổ theo dõi, đánh giá HS và học bạ.

Bộ GD-ĐT 'điều chỉnh' môn tích hợp thế nào? - Ảnh 3.

Ở môn khoa học tự nhiên (cấp THCS), Bộ GD-ĐT yêu cầu các nhà trường phân công giáo viên bảo đảm sự phù hợp về chuyên môn được đào tạo với nội dung dạy học được phân công

Bộ trưởng GD-ĐT từng nói sẽ “điều chỉnh” lớn với môn tích hợp

Mới đây, Báo Thanh Niên có loạt bài phản ánh ý kiến của các nhà giáo, chuyên gia giáo dục về quá nhiều bất cập của việc triển khai dạy học các môn tích hợp ở cấp THCS. Tại buổi làm việc của đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) chiều 27.7, khi đại biểu nêu các khó khăn, bức xúc của cơ sở khi dạy học tích hợp, Bộ trưởng GD-ĐT cũng cho biết: “Bộ đã nhận thấy việc triển khai môn tích hợp là một thách thức lớn đang đặt ra” và cho rằng: “Môn tích hợp là câu chuyện “quả trứng và con gà”. Nghị quyết 88 của Quốc hội yêu cầu phải tích hợp một số môn học ở cấp THCS. Nếu chương trình không thiết kế môn tích hợp thì các trường sư phạm không có căn cứ để đào tạo GV dạy tích hợp. Khi bắt đầu thực hiện thì phải dùng đội ngũ GV cũ, tập huấn dần để chuyển đổi chứ không thể đợi đến 4 năm đào tạo GV dạy tích hợp ra trường rồi mới thực hiện chương trình này”.

Do vậy, theo Bộ trưởng GD-ĐT, môn tích hợp trước mắt sẽ có hai con đường: một là quay về như cũ thành các đơn môn; con đường thứ hai là vẫn kiên trì đổi mới và sẽ tính toán một lộ trình đến một năm nào đó GV cũ được tập huấn đầy đủ các điều kiện đảm bảo và sẽ hoàn tất. Phải xem đây là vấn đề chuyên môn và cần quá trình triển khai chứ không phải đặt ra yêu cầu về thời gian, tháng mấy phải làm xong vấn đề này.

Ngày 15.8, tại buổi gặp gỡ với nhà giáo trên toàn quốc, Bộ trưởng GD-ĐT cho biết việc triển khai tích hợp liên môn là một điểm mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Khi thiết kế chương trình, Bộ GD-ĐT đã tham khảo các kinh nghiệm quốc tế, mục tiêu là phát triển năng lực toàn diện cho học sinh. Song khi triển khai thực tế vẫn gặp rất nhiều điểm vướng mắc. Khó khăn nhất là việc triển khai các môn tích hợp.

Bộ GD-ĐT 'điều chỉnh' môn tích hợp thế nào? - Ảnh 4.

Giáo viên trên cả nước rất mong chờ sự điều chỉnh cụ thể từ Bộ GD-ĐT với môn tích hợp

Người đứng đầu Bộ GD-ĐT nói: “Từ việc kiểm tra, thu thập ý kiến chuyên gia, nhà quản lý giáo dục, GV tại các địa phương, Bộ nhận thấy đây là điểm nghẽn, điểm khó. Đã có một số GV có thể dạy được tất cả các học phần trong môn tích hợp, nhưng đa số vẫn dạy theo các môn riêng biệt. Nhất là với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, dù việc tập huấn GV đã được triển khai nhưng vẫn gặp những khó khăn lớn.

Căn cứ vào thực tế triển khai, lãnh đạo Bộ GD-ĐT thời gian ngắn sắp tới sẽ quyết định xem xét điều chỉnh việc dạy học các môn tích hợp bậc THCS. Chúng ta vẫn kiên trì việc dạy tích hợp ở bậc tiểu học vì đã làm tốt từ trước tới nay, nhưng riêng bậc THCS, Bộ sẽ tham khảo ý kiến chuyên gia, khả năng cao sẽ đưa ra điều chỉnh. Có thể đây sẽ là điều chỉnh lớn nhưng phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục”.

Sau phát biểu này của Bộ trưởng, GV trên cả nước rất mong chờ sự điều chỉnh cụ thể từ Bộ với môn tích hợp. 

Hoạt động trải nghiệm: Không bắt buộc chia đều số tiết/tuần

Với hoạt động trải nghiệm, Bộ GD-ĐT hướng dẫn các trường phân công GV có năng lực, chuyên môn phù hợp, nhưng ưu tiên bố trí GV phụ trách theo từng chủ đề. Ví dụ, đối với các chủ đề hoạt động hướng tới tự nhiên, GV địa lý sẽ có ưu thế trong việc tổ chức cho HS tìm hiểu, huy động các kiến thức và kỹ năng về bảo vệ môi trường…; đối với chủ đề hướng nghiệp, GV công nghệ sẽ có ưu thế trong việc tổ chức cho HS tìm hiểu kiến thức về trang thiết bị, dụng cụ lao động và kỹ năng an toàn…

Tại hướng dẫn, Bộ GD-ĐT cũng lưu ý việc xây dựng thời khóa biểu đảm bảo sự linh hoạt, không bắt buộc chia đều số tiết/tuần, không bắt buộc thực hiện lần lượt các chủ đề theo trình tự trong SGK. Hình thức tổ chức hoạt động, kiểm tra đánh giá cũng được triển khai linh hoạt.



Source link

Cùng chủ đề

Bộ GD&ĐT dự kiến bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10 năm 2025

Nội dung trên nằm trong dự thảo thông tư Quy chế tuyển sinh THCS và THPT mới, đang được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến.Quan điểm của bạn về việc bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10?Theo đó, Bộ đưa ra hai phương án tuyển sinh vào lớp 10: Xét tuyển hoặc thi tuyển. Nếu xét tuyển, các địa phương căn cứ vào học bạ THCS. Trường hợp thi tuyển, kỳ thi diễn ra với ba môn...

Sẽ ban hành vào tháng 11

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định đây là kỳ thi có quy mô, tính chất rất mới, là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm học 2024-2025. “Ngay từ đầu năm 2023, lãnh đạo Bộ đã tập trung chỉ đạo với nguyên tắc bám sát chỉ đạo tại Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị...

Chất lượng giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học

Năm học 2024-2025 là năm học Chương trình Giáo dục phổ thông mới được triển khai ở tất cả các lớp và cũng là năm học đầu tiên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Do đó, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và toàn ngành giáo dục cần nỗ lực đóng góp nhiều hơn nữa để hoàn thành tốt các chỉ tiêu,...

Lai Châu thiếu nguồn tuyển giáo viên

  Sau nhiều nỗ lực, đến nay công tác chuẩn bị cho năm học mới 2024 - 2025 ở Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã cơ bản hoàn tất. 28 giáo viên trực tiếp đứng lớp cũng đã có mặt ở trường để chuẩn bị đón hơn 700 học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số tựu trường. Thầy giáo Mai Văn Tường, Hiệu trưởng Trường...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vịnh Hạ Long mở 7 bãi tắm sang trọng cho tỉ phú thế giới

Quảng Ninh lên phương án bố trí 7 khu vực đảo hoang sơ trên vịnh Hạ Long để phục vụ phân khúc khách tỉ phú, siêu sang thuộc 1% dân số thế giới. UBND tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức họp bàn các giải pháp xúc tiến, quảng bá, phát triển du lịch dịp cuối năm; đồng thời lên phương án bố trí 7 khu vực đảo hoang sơ, có bãi tắm trên vịnh Hạ Long phục vụ phân khúc khách tỉ phú,...

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc gọi Việt Nam là ‘ngôi sao ASEAN’

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres đánh giá Việt Nam là hình mẫu của hòa bình và phát triển bền vững, "ngôi sao của ASEAN". Sáng 11.10, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Lào.  Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres ẢNH: NHẬT BẮC Thủ tướng cảm ơn sự hợp tác, hỗ trợ quý báu của Liên Hiệp Quốc đối với công cuộc...

Thủ tướng quan ngại các chỉ trích thiếu công tâm với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc

Thủ tướng bày tỏ nhất trí cao với lời kêu gọi của Liên Hiệp Quốc và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc về việc các bên liên quan cần chấm dứt tình trạng bạo lực, ngừng bắn ngay lập tức. Tối 11.10, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thủ đô Vientiane (Lào) về nước, kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45...

Về ăn mít trộn

Bài đọc nhiều

Sở GD-ĐT TPHCM lên tiếng về thu quỹ phụ huynh để tặng quà giáo viên

Tại cuộc họp báo định kỳ của UBND TPHCM chiều nay (10/10), đại diện Sở GD-ĐT cho biết đã yêu cầu các trường học trên địa bàn thành phố nghiêm túc thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, UBND TPHCM và Sở GD-ĐT về thu, sử dụng học phí và quản lý các khoản thu, vận động đóng góp khác. Theo đại diện Sở GD-ĐT, các văn bản này đã được ban hành vào đầu năm học....

Bộ GD-ĐT nêu lý do đề xuất miễn học phí cho con giáo viên kể cả khi lương không thấp

Dự thảo Luật Nhà giáo với đề xuất miễn học phí từ mầm non đến đại học cho con đẻ và con nuôi hợp pháp của giáo viên đang trong thời gian công tác thu hút sự quan tâm của dư luận. Với đề xuất này, căn cứ độ tuổi của giáo viên và dự tính độ tuổi con cái họ, mức chi dự kiến khoảng 9.200 tỷ đồng mỗi năm. Ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà...

Báo Tuổi Trẻ và Trường đại học Công nghiệp TP.HCM ký kết hợp tác

Cũng theo hiệu trưởng Phan Hồng Hải, với việc hợp tác chia sẻ cơ sở vật chất cùng báo Tuổi Trẻ, nhà trường sẽ tổ chức giảng dạy cho sinh viên Trường đại học Công nghiệp TP.HCM tại cơ sở số 10 Nguyễn Văn Dung (quận Gò Vấp, TP.HCM)."Chúng tôi đang nỗ lực để tạo dựng môi trường học tập tốt nhất...

Cùng chuyên mục

TP.HCM: Thạc sĩ dạy bậc mầm non được hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/tháng

Từ năm học 2021-2022 đến nay, TP.HCM hỗ trợ giáo viên mầm non do tính chất công việc và theo trình độ chuyên môn lên đến hơn 241 tỉ đồng.Thông tin trên được Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đưa ra tại hội thảo "Thực trạng và giải pháp thu hút đội ngũ giáo viên mầm non tại TP.HCM", ngày 11-10.Báo...

Đề nghị tạm dừng hoạt động căng tin Trường THPT Lê Quý Đôn

Chiều 11/10, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết đơn vị này đã nhận được thông tin phản ánh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3, TPHCM), trong đó có 5 học sinh có biểu hiện đau bụng, nôn ói sau khi ăn trưa tại căng tin nhà trường và được chuyển đến bệnh viện. Các học sinh đau bụng được theo dõi và điều...

Bộ GD-ĐT yêu cầu ĐH Bách khoa Hà Nội xử lý nghiêm vụ sinh viên phải ăn cơm thừa

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu Đại học Bách khoa Hà Nội cần tổ chức bếp ăn tập trung cho sinh viên học tập môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh chặt chẽ, đúng quy định. Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn số 6394/BGDĐT-GDQPAN gửi Đại học Bách khoa Hà Nội về việc tăng cường chỉ đạo công tác bảo đảm chất...

Mới nhất

Ông Donald Trump từ chối tranh luận trực tiếp với bà Kamala Harris

TPO - Ứng viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đã từ chối tham gia cuộc tranh luận lần hai với đối thủ Kamala Harris.   Cựu Tổng thống Mỹ, ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump. (Ảnh: AP) "Đã quá muộn, quá trình bỏ phiếu đã bắt đầu, nên sẽ không có trận tái đấu nào. Ngoài ra, bà...

Bà Harris nhận tín hiệu tích cực trước ngày bầu cử

(Dân trí) - Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy Phó Tổng thống Kamala Harris đang dẫn trước cựu Tổng thống Donald Trump trước thềm cuộc bầu cử vào tháng 11. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (Ảnh: Reuters). Theo cuộc thăm dò của Economist/YouGov được công bố hôm 10/10, Phó Tổng thống Kamala Harris đang dẫn trước...

Nhiều tập thể, cá nhân tích cực đổi mới công tác thi đua khen thưởng

Sự kiện nhằm chào mừng kỷ niệm 94 năm thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2024) và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Đến dự có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Thị Lan Hương cùng nhiều lãnh đạo, đại...

GELEX: Gắn hoạt động kinh doanh với trách nhiệm xã hội

Ngày 9/10 vừa qua Bệnh viện Nhi Hà Nội - bệnh viện đa khoa chuyên ngành Nhi khoa đầu tiên của Thủ đô chính thức được khánh thành, mang đến cho người dân một địa chỉ khám chữa...

2 đại diện Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tham gia Ủy ban Y tế toàn cầu

Ủy ban Y tế Toàn cầu Lancet về tiếp cận y tế phổ cấp hướng chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm được thành lập bởi Trường đại học Y khoa Harvard, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe ban đầu. Các thành viên của Ủy ban được lựa chọn từ các chuyên gia hàng đầu...

Mới nhất