Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCó cần chi 400 tỷ giao Bộ Giáo dục làm sách giáo...

Có cần chi 400 tỷ giao Bộ Giáo dục làm sách giáo khoa?


Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nói chi 400 tỷ giao Bộ Giáo dục làm một bộ sách vừa lãng phí vừa không phù hợp về pháp lý, đề nghị đánh giá tác động trước khi quyết định việc này.

Tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội chiều 24/10, bà Nguyễn Thị Kim Thúy, đại biểu quốc hội Đà Nẵng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, băn khoăn về căn cứ khoa học, pháp lý và thực tiễn của đề xuất nghiên cứu giao Bộ Giáo dục và Đào tạo làm một bộ sách giáo khoa. Đề xuất này được nêu trong báo cáo của Đoàn giám sát quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa ở phổ thông hồi tháng 8.

Bà Thúy dẫn văn bản sau đó của Văn phòng Quốc hội đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về chính sách của các nước về sách giáo khoa, tỷ lệ quốc gia ở châu Âu, Đông Nam Á mà nhà nước không chủ trì biên soạn sách hay số quốc gia mà sách giáo khoa toàn bộ do tư nhân biên soạn.

“Không hiểu vì sao Đoàn giám sát có thể đưa ra một kết luận quan trọng như vậy về sách giáo khoa khi chưa có và chưa hề nghiên cứu về chính sách sách giáo khoa của các nước”, bà Thúy đặt vấn đề.

Ngoài ra, Nghị quyết 88 năm 2014 của Quốc hội yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa. Bộ sách được thẩm định, phê duyệt công bằng với các sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn.

Đại biểu Thúy cho rằng việc này sau đó không thực hiện được do không huy động đủ tác giả. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo biên soạn sách theo hướng xã hội hóa, không sử dụng ngân sách nhà nước và trả lại cho Ngân hàng Thế giới khoản tiền vay 16 triệu USD (khoảng 400 tỷ đồng).

Qua xem xét báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2020, Quốc hội ban hành Nghị quyết 122. Theo đó, nếu mỗi môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một bộ sách được thẩm định, phê duyệt thì không triển khai biên soạn sách giáo khoa sử dụng ngân sách nhà nước của môn học đó.

Do đó, bà Thúy cho rằng nếu Quốc hội lại yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn thêm một bộ sách thì vừa gây lãng phí vừa không phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Bà lo ngại việc này làm nhà đầu tư giảm niềm tin vào chính sách của Nhà nước.

Về thực tế, bà nói ngay năm đầu tiên thực hiện đổi mới chương trình (2020), ba nhà xuất bản và nhiều công ty sách tổ chức biên soạn, xuất bản, phát hành sách giáo khoa, với số tiền trên 1.200 tỷ đồng.

Bà Thúy đặt câu hỏi có cần thiết chi 400 tỷ đồng từ ngân sách để làm thêm một bộ sách. Ngoài ra, bộ sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo có khiến trở lại độc quyền như trước và xóa bỏ xã hội hóa hay không.

“Việc quyết định giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn thêm một bộ sách là sự thay đổi chính sách giữa chừng rất lớn”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nói, cho rằng việc này không nhận được sự đồng tình của chuyên gia, giáo viên và người dân. Bà đề xuất sau năm học 2024-2025, khi việc thay sách hoàn thành ở tất cả khối lớp sẽ tổng kết, đánh giá việc thực hiện đổi mới chương trình.

“Lúc bấy giờ điều chỉnh sẽ phù hợp và thuyết phục hơn”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội nói.





Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thúy. Ảnh: Media Quốc hội

Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thúy. Ảnh: Media Quốc hội

Đề xuất nghiên cứu giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa đã được thảo luận nhiều lần và gây ý kiến trái chiều.

Tại phiên giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông chiều 14/8, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói Nhà nước (Bộ Giáo dục và Đào tạo) nắm và trông coi chương trình thống nhất toàn quốc. Đó là nội dung lõi của giáo dục, là pháp lệnh, còn sách giáo khoa là học liệu để hỗ trợ giáo viên để chuyển tải chương trình. Do đó, ông cho rằng việc Bộ biên soạn sách không chỉ ảnh hưởng tới chủ trương xã hội hóa mà còn có thể tác động tới tinh thần đổi mới mà ngành đang hướng tới.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Đắc Vinh, chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, cho rằng chương trình chỉ quy định khung kiến thức, còn nội dung kiến thức phổ thông cũng đặc biệt quan trọng, được thể hiện cụ thể ở sách giáo khoa.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho rằng xã hội hóa nhưng vẫn phải bảo đảm nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Do đó, ông đề nghị Bộ này thực hiện nghiêm túc yêu cầu của Nghị quyết 88 là biên soạn bộ sách giáo khoa của nhà nước.


Sơn Hà



Source link

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về tình trạng thiếu giáo viên

(NLĐO)- Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng dự thảo Luật Nhà giáo phải giải quyết được vấn đề thiếu giáo viên hiện nay ...

Lương nhà giáo được xếp cao nhất, giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu trước tuổi

Sáng 9/11, trình bày Tờ trình dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, so với quy định hiện hành tại các luật liên quan, dự Luật Nhà giáo có một số điểm mới.Cụ thể, tuổi nghỉ hưu của nhà giáo có quy định riêng phù hợp với đặc điểm hoạt động nghề nghiệp. Trong đó, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể...

‘Ngành Giáo dục không được tự quyết tuyển giáo viên khác nào tay không bắt giặc’

Trong dự Luật Nhà giáo trình Quốc hội khoá XV, Kỳ họp 8, Bộ GD&ĐT đề xuất thay đổi thẩm quyền tuyển dụng giáo viên sẽ do cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp của cơ sở đó chịu trách nhiệm. Việc tuyển giáo viên phải căn cứ vào đề án vị trí việc làm; chuẩn nhà giáo; chương trình giáo dục, đào tạo; quỹ tiền lương nhằm bảo đảm đủ số lượng, cơ cấu nhà giáo...

Dự thảo thông tư tuyển sinh đại học 2025: Tháo gỡ nỗi lo tuyển vượt chỉ tiêu

Đại diện các trường đại học nhận định những điểm mới trong dự thảo thông tư tuyển sinh đại học lần này đều hợp lý và cần thiết. Đặc biệt quy định mới sẽ giúp các trường đỡ sợ tuyển vượt chỉ tiêu. Bộ...

Bộ trưởng nhờ đại biểu chỉ giúp ‘lợi ích nhóm’ ở đâu

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong đại biểu chỉ rõ còn những nhóm nào theo đuổi lợi ích không hợp pháp thì 'chỉ giúp xem những nhóm đó ở đâu để phối hợp với Bộ Công an, Viện kiểm sát bắt mang đi'. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945 gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động...

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Chú trọng tuyển chọn những công dân đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Quốc phòng về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025, các địa phương chú trọng tuyển chọn những công dân đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng có ngành nghề phù hợp với nhu cầu bố trí, sử dụng. ...

Đề xuất cấm nhà giáo ép buộc người học nộp các khoản tiền ngoài quy định

Dự thảo Luật Nhà giáo đưa ra quy định nhà giáo không được ép buộc người học nộp các khoản tiền hoặc hiện vật ngoài quy định của pháp luật. Ở dự thảo thứ 5 Luật Nhà giáo (được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8), Điều 11 nêu rõ những việc nhà giáo không được làm. Cụ thể, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập không được làm những...

Giao xe máy cho trẻ: Quyết định cân não

Giữa áp lực thời gian và nỗi lo an toàn, nhiều phụ huynh đứng trước lựa chọn khó khăn: giao xe máy cho con đi học hay tiếp tục vất vả đưa đón? * Cô Hà Thị Kim Sa (chủ tịch hội đồng trường kiêm hiệu trưởng Trường THCS-THPT Hồng Hà, TP.HCM):Đầu tư xe đưa đón học sinhDịch vụ đưa...

Biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc, tiêu biểu năm 2024

Tối 9/11, lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc, tiêu biểu TP Hải Phòng năm 2024 đã diễn ra tại Khu di tích danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng. ...

Lan tỏa văn hóa sẻ chia

Làn sóng ủng hộ nghệ sĩ trong nước của giới trẻ đang bùng nổ, thể hiện qua các hoạt động bài bản, quy mô ...

Mới nhất

Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có ý nghĩa gì với Trung Quốc?

Sự trở lại của ông Trump có thể đưa mức thuế quan lên tới 60% đối với hàng hóa Trung Quốc và điều này có thể ảnh hưởng mạnh đến tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng như đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu với nhiều biện pháp kiểm soát công nghệ, làm...

Bão số 7 chưa qua, biển Đông lại sắp đón bão số 8

Bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, bão số 7 đang di chuyển theo hướng Tây Nam. Cường độ bão đã giảm nhưng ảnh hưởng trên biển, ven biển và đất liền vẫn rất đáng lo ngại. Trog khi bão số 7 chưa qua, cơ quan khí tượng thuỷ...

4 điều các chuyên gia khuyên làm khi khó ngủ

Mất ngủ, ngủ ít, khó ngủ… là những dấu hiệu rối loạn có hại sức khỏe. Dưới đây là 4 mẹo mà các...

Cháy nhà ở trung tâm TPHCM, nhiều người mắc kẹt được giải cứu

Căn nhà ở trung tâm TPHCM xảy ra hỏa hoạn, lửa kèm khói bao trùm khiến một số người mắc kẹt bên trong. Ngày 10/11, Công an quận 10 (TPHCM) đang phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà ở đường Bà Hạt, phường 9. Hơn 7h30, lửa kèm khói đen bao trùm căn...

Ông Trump thắng toàn bộ 7 bang chiến địa, về đích với 312 phiếu

Các hãng truyền thông Mỹ ngày 9.11 dự phóng ông Trump dự phóng ông Trump chiến thắng ở bang Nevada, qua đó giành...

Mới nhất