Trang chủChính trịChủ quyềnBảo vệ nguồn sinh thủy phải trở thành chính sách quốc gia

Bảo vệ nguồn sinh thủy phải trở thành chính sách quốc gia


Bởi thế, trong Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) lần này đã bổ sung các quy định về trách nhiệm của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy góp phần làm căn cứ cho việc lập các chiến lược quy hoạch về tài nguyên nước cũng như tăng cường bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hệ thống hồ đập…

Bảo vệ nguồn sinh thủy trong sửa đổi Luật Tài nguyên nước

Rừng là nguồn sinh thủy, giữ đất, phòng chống sạt lở, điều tiết nguồn nước. Tuy nhiên, rừng đầu nguồn đang bị suy giảm, tình trạng phá rừng ở Việt Nam đã ở mức báo động gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn sinh thủy trên các lưu vực sông.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong 3 năm 2016 – 2018, diện tích rừng bị mất trung bình 2.430ha/năm. Mất rừng làm mất khả năng làm chậm dòng chảy, tăng xói mòn lớp đất bề mặt, tăng bồi lắng, giảm dung tích hữu ích các hồ chứa, tăng nguy cơ lũ lụt, đồng thời làm giảm lượng trữ.

Mặc dù Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã quy định trách nhiệm của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy tại Điều 29, việc bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy tập chung chủ yếu vào bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn và các loại rừng khác, tuy nhiên Luật không quy định nội dung cụ thể về phát triển nguồn nước và cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan trong bảo vệ phát triển nguồn sinh thủy.

11.jpg
Bảo vệ nguồn sinh thủy có vai trò quan trọng để giữ gìn và phục hồi nguồn nước

Bên cạnh đó, do Luật chưa có quy định, định nghĩa cụ thể về những hoạt động phát triển tài nguyên nước và kết nối các hoạt động để tạo sức mạnh tổng hợp trong quản lý phát triển tài nguyên nước; chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch tài nguyên nước với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch quốc phòng, an ninh nên đã dẫn đến gây lúng túng trong việc thực hiện các biện pháp quản lý, làm ảnh hưởng xấu đến bảo vệ phát triển rừng, hành lang bảo vệ nguồn nước và phần diện tích đất là miền cấp của các tầng chứa nước dưới đất,…

Tài nguyên nước bao gồm các thành phần chính là nước mặt, nước mưa, nước dưới đất và nước biển ven bờ, mặc dù các thành phần này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tuy nhiên để có những giải pháp cụ thể nhằm bảo vệ nguồn sinh thủy, cần tiếp cận theo từng đối tượng cần bảo vệ. Ngoài ra, rất cần có những giải pháp để tối ưu hóa việc vận hành các kho nước hiện có, tăng khả năng trữ nước của các hồ chứa nước và tăng hiệu quả khai thác sử dụng nước của các ngành, giảm thiểu thất thoát, lãng phí trong quá trình truyền dẫn của các hệ thống cấp nước.

Vì vậy, trong Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) lần này, Bộ TN&MT đã đề nghị bổ sung, sửa đổi quy định về bảo vệ và phát triển vùng sinh thủy theo hướng bổ sung các quy định cụ thể đối với hoạt động bảo vệ nguồn sinh thủy và phát triển nguồn nước, trong đó có cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan trong bảo vệ phát triển nguồn sinh thủy; đề xuất các giải pháp phi công trình và công trình “kho chứa nước” để tích trữ nước nhằm điều hòa nguồn nước giữa các mùa; bảo vệ và phục hồi thảm thực vật, đặc biệt là rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển nhằm tăng khả năng tích trữ nước, giảm thiểu lũ lụt về mùa mưa, tăng nguồn sinh thủy về mùa khô.

Tại Điều 30 Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) về bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy quy định: Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hồ chứa, các dự án khai thác, chế biến khoáng sản và các hoạt động khác có sử dụng hoặc ảnh hưởng đến diện tích rừng phải trồng bù diện tích rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa phải đóng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng để bảo vệ vùng sinh thủy thuộc phạm vi lưu vực của hồ chứa theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

Nhà nước có cơ chế điều phối, phân bổ nguồn thu từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng để đầu tư cho hoạt động bảo vệ, phát triển tài nguyên nước, bảo vệ nguồn sinh thủy trên lưu vực; có chính sách phân bổ nguồn thu từ khai thác sử dụng nước ở các địa phương hạ nguồn để chi trả cho các địa phương thượng nguồn, đảm bảo công bằng, hợp lý.

Cần quy định cụ thể về bảo vệ, phát triển nguồn sinh thủy và giữ nước

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) vừa qua, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá: Điều 30 của Dự thảo Luật Tài nguyên nước đã nêu khá nhiều biện pháp để bảo vệ và tăng nguồn sinh thủy. Để các quy định cụ thể, mạnh mẽ hơn, các đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần quy định cụ thể về bảo vệ nguồn sinh thủy, trong đó cần coi đây là chính sách quốc gia và đưa vào Điều 4, đó là chính sách của Nhà nước để bảo vệ và gia tăng khả năng trữ nước sinh thủy trong các lưu vực sông.

Đặc biệt, không phải chỉ với các chính sách hiện nay, thời gian tới cần phải mở rộng các chính sách này. Theo đó, các đại biểu Quốc hội đề xuất mở rộng hơn nữa các đối tượng hiện nay đang khai thác, sử dụng nguồn lợi tài nguyên nước đóng góp tương xứng vào Quỹ dịch vụ môi trường rừng để lấy nguồn kinh phí bù đắp cho vấn đề bảo vệ rừng đặc dụng, bảo vệ rừng phòng hộ; hoặc trong quy hoạch các loại rừng, phải làm rõ căn cứ khoa học của việc xác định tỷ lệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng một cách hợp lý để bảo đảm khả năng sinh thủy. Các chính sách này cần có tác dụng động viên, khuyến khích để ngày càng chuyển nhiều rừng sản xuất sang rừng phòng hộ, có như vậy mới bảo vệ được môi trường, bảo vệ khả năng sinh thủy an toàn cho nguồn nước.

Cùng với đó, cần có các quy định nâng cao hoặc bảo đảm khả năng sinh thủy, giữ nước bằng thảm thực vật. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung vào Điều 10 về công tác điều tra cơ bản, lập các chiến lược quy hoạch về tài nguyên nước, trong đó, bổ sung nội dung điều tra về khả năng giữ nước sinh thủy của thảm thực vật trên từng lưu vực sông, hồ; xác lập các tiêu chuẩn, căn cứ khoa học để xác định diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ tối thiểu cho từng vùng, từng khu vực, từng lưu vực cụ thể. Đồng thời, hướng tới mục tiêu lập bản đồ tổng thể quốc gia về vấn đề này để nâng cao hiệu quả quản lý, góp phần làm căn cứ cho việc lập các chiến lược quy hoạch về tài nguyên nước cũng như tăng cường công tác bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hệ thống hồ đập…



Nguồn

Cùng chủ đề

Đại học Luật Hà Nội lên tiếng vụ việc ông Thích Chân Quang

Trước thông tin này, đại diện Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, đã nắm được thông tin Sở GDĐT TP.HCM phản hồi việc ông Thích Chân Quang (tên thật Vương Tấn Việt) không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa khóa ngày 6.6.1989.Vị cán bộ này cho biết thêm, về nguyên tắc, khi nào có văn bản chính thức của cơ quan quản lý, trường sẽ thực hiện...

Sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ: Thúc đẩy sự phát triển của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia

Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động khoa học công nghệ, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tuy nhiên, với yêu cầu ngày càng cao từ thực tiễn, đòi hỏi cần được thể...

Kỳ vọng bất động sản “nóng” dần trong những tháng cuối năm

Sau 6 tháng đầu năm 2024, thị trường bất động sản trên cả nước nói chung và tại khu vực miền Nam nói riêng được nhận định đã đón nhiều dấu hiệu tích cực. Nhiều phân khúc đang phục hồi bởi có giao dịch và tính...

Luật Đất đai có hiệu lực sớm đáp ứng mong mỏi của người dân, DN

Tại hội nghị quán triệt, triển khai thi hành một số luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV ngày 30/7, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh, ngay sau khi Luật Đất đai được Quốc hội thông qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính...

Để thị trường bất động sản phát triển trở lại cần một chữ ‘thông’

Các bộ Luật khi có hiệu lực sớm về mặt thời gian sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đánh giá về các tác động của các bộ Luật này, PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng cho biết, các bộ Luật...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khẩn trương ban hành kế hoạch triển khai thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội

Thông báo nêu rõ: Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua 11 luật, 02 nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố Đà Nẵng và tỉnh Nghệ An và 09 nghị quyết về điều hành phát triển...

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại cuộc họp Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của...

Ba là, nội dung văn kiện phải bảo đảm phát huy cao nhất tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”; không ngừng tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc; gắn kết tư tưởng và hành động, ý Đảng và lòng dân; tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, giảm thiểu nguy cơ, thách thức, mở ra triển vọng phát triển mới, mở rộng...

Rà soát, sớm đầu tư các nút giao, kết nối các tuyến đường bộ cao tốc

Trước đó, ngày 26/8/2023, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 769/CĐ-TTg về rà soát việc kết nối với các tuyến đường bộ cao tốc nhằm phát huy hiệu quả đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các vùng, địa phương.Công...

Khánh thành đường dây 500 kV mạch 3 vào dịp Quốc khánh năm nay

Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thu-tuong-khanh-thanh-duong-day-500-kv-mach-3-vao-dip-quoc-khanh-nam-nay-378255.html

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì cuộc họp Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng

Trong thời gian qua, các đoàn công tác của Tiểu ban Văn kiện đã có những cuộc khảo sát thực tiễn và làm việc với một số bộ, ngành, địa phương. Từ kết quả của các chuyến khảo sát và buổi làm việc này, cần tìm...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Philippines cáo buộc Không quân Trung Quốc “hành động nguy hiểm và khiêu khích”, Bãi cạn Scarborough lại thêm nóng

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. ngày 11/8 đã kịch liệt lên án hành động của Không quân Trung Quốc tại Bãi cạn Scarborough, mô tả những động thái này là “vô lý, bất hợp pháp và liều lĩnh”.

Trung đoàn 196 Hải quân phối hợp tuyên truyền biển, đảo

Các đại biểu cùng cán bộ, nhân viên, chuyên viên Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn...

“Bát nước thao trường” ấm tình đồng đội

Một ngày đầu tháng 8, chúng tôi có mặt trên thao trường huấn luyện của Tiểu đoàn 864, Lữ đoàn 101, Vùng 4 Hải quân vào giờ nghỉ giải lao của một buổi huấn luyện giữa cái nắng chiều cực gắt của bán đảo Cam Ranh. Giữa sự khắc nghiệt thời tiết, là không khí tươi vui, rộn ràng của các chiến sĩ trẻ thông qua những tiếng đàn, tiếng hát, tiếng nói cười từ mô hình “Bát...

Dùng trực thăng đưa ngư dân bị chấn thương sọ não từ đảo Trường Sa vào đất liền điều trị

Ngư dân Mai Anh Tuấn bị chấn thương sọ não, nhập Bệnh xá đảo Trường Sa cấp cứu ngày 5/8, hôm nay (6/8) đã được đưa vào đất liền bằng trực thăng để tiếp tục điều trị.

Mới nhất

Dự án đường ống dẫn khí lô B – Ô Môn qua Cà Mau, Kiên Giang và Cần Thơ tiến độ ra sao?

Sáng 14-8 tại Cần Thơ, Công ty Điều hành đường ống Tây Nam (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) tổ chức lễ phát động phong trào thi đua hoàn thành dự án đường ống dẫn khí lô B - Ô Môn và...

Cuộc sống mưu sinh trên biển vô cực Thái Bình

Thái Bình - Nét đẹp lao động bình dị giữa đất trời biển vô cực Quang Lang hùng vĩ hiện lên ấn tượng qua lăng kính nhiếp ảnh. Laodong.vn Nguồn:https://dulich.laodong.vn/media/cuoc-song-muu-sinh-tren-bien-vo-cuc-thai-binh-1377858.html

Giảm tới 200.000 đồng khi Đặt phòng khách sạn trên Ví VNPAY và Ứng dụng ngân hàng

Bạn có biết rằng chỉ với vài cú chạm trên Ví VNPAY hoặc các ứng dụng ngân hàng, bạn có thể tiết kiệm ngay tới 200.000 đồng khi đặt phòng khách sạn? Đây là cơ hội tuyệt vời để biến kế hoạch nghỉ dưỡng của bạn trở nên tiết kiệm và dễ dàng hơn bao giờ hết. Từ ngày...

Cách làm bò sốt vang mềm ngon chuẩn vị

Bò sốt vang là món ăn có nguồn gốc từ nền ẩm thực Pháp, nhưng đã...

Những tỉnh nào miễn phí cả 3 cấp học?

Các tỉnh miễn học phí cho học sinh năm học 2024-20256 tỉnh thành miễn học phí toàn bộ, hoặc miễn giảm một phần học phí các...

Mới nhất