Trang chủNewsThế giớiNợ nần trói chân lao động nhập cư tại Israel

Nợ nần trói chân lao động nhập cư tại Israel


Nhiều lao động nhập cư ở Israel lựa chọn không về nước khi căng thẳng leo thang, bởi họ đã vay nợ nhiều tiền để trả phí đi xuất khẩu lao động.

Ít nhất 50 lao động nhập cư đã thiệt mạng tại Israel trong vụ đột kích của Hamas hôm 7/10, trong đó có 30 người Thái Lan, 4 người Philippines, 10 người Nepal. Có hơn 100.000 lao động nước ngoài ở Israel, phần lớn làm việc trong lĩnh vực điều dưỡng, nông nghiệp và xây dựng.

Nhiều người sợ ở lại Israel, muốn về quê nhưng lựa chọn không làm vậy. Họ đang mang gánh nặng là khoản nợ để trả phí xuất khẩu lao động, đôi khi tới hàng chục nghìn USD. Tiếp tục làm việc ở Israel là cánh cửa duy nhất để họ có thể trả nợ.





Thawatchai và  Thongkoon On-kaew, cha mẹ của Natthaporn, người Thái Lan đang làm việc ở Israel và bị Hamas bắt cóc, giơ ảnh con trai tại nhà riêng ở Nankhon Phanom, Thái Lan, ngày 10/10. Ảnh: Reuters

Thawatchai và Thongkoon On-kaew, cha mẹ của Natthaporn, người Thái Lan đang làm việc ở Israel và bị Hamas bắt cóc, giơ ảnh con trai tại nhà riêng ở Nankhon Phanom, Thái Lan, ngày 10/10. Ảnh: Reuters

Diana, 33 tuổi, lao động Philippines, đã phải trốn trong hầm tránh bom cùng cụ ông 88 tuổi mà cô chăm sóc, trong khi Hamas cố phá khóa đột nhập hôm 7/10.

Cô làm việc tại khu định cư Be’eri, cách Dải Gaza khoảng 5 km. Diana sống sót sau vụ tấn công của Hamas nhưng một số đồng nghiệp đã thiệt mạng. “Lúc đó thật đáng sợ. Cảm giác như đó là những giây cuối đời”, Diana nói.

Cô và ông cụ không có thức ăn, nước uống suốt 18 tiếng tới khi Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tới giải cứu lúc 2h. Bị ám ảnh về vụ tấn công nhưng Diana không về quê theo mong muốn của gia đình.

“Ở quê chúng tôi vẫn chưa có nhà. Tôi tính làm ở đây tới khi nào đủ tiền xây nhà”, cô nói. “Sẽ cần thêm ba năm”.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), cơ quan của Liên Hợp Quốc, yêu cầu người sử dụng lao động phải chi trả mọi chi phí đi kèm khi tuyển dụng lao động nhập cư từ nước ngoài. Tuy nhiên, các chuyên gia nhân quyền thường xuyên chỉ trích Israel vì yêu cầu người lao động phải tự trả những khoản tiền này.

Israel là nơi hấp dẫn đối với người lao động nhập cư bởi tiền lương cao hơn những nước khác trong khu vực, khiến các đơn vị trung gian thường thổi phồng chi phí đối với những người muốn đi xuất khẩu lao động.

Tình trạng thiếu lao động trong lĩnh vực y tế và nông nghiệp của Israel, cùng khoản nợ lớn mà người lao động phải mang khi tới Israel làm việc, có thể dẫn đến tình trạng lao động nhập cư bị lạm dụng và buộc phải làm việc nhiều giờ không nghỉ.





Công nhân nhập cư người Philippines phơi quần áo trên nóc một tòa nhà ở Tây Jerusalem, Israel, ngày 7/2/2021. Ảnh: Guardian

Công nhân nhập cư người Philippines phơi quần áo trên nóc một tòa nhà ở Tây Jerusalem, Israel, ngày 7/2/2021. Ảnh: Guardian

Saket, 29 tuổi, người Ấn Độ, phải vay tiền trả hơn 20.000 USD phí môi giới cho công ty tuyển dụng để được tới Israel làm điều dưỡng năm ngoái. Giống Philippines, Ấn Độ đang thu xếp chuyến bay hồi hương cho công dân nhưng Saket cho hay sẽ không về nước.

“Chúng tôi đã rất cố gắng để có được việc làm lương cao”, anh nói. Saket được trả 1.500 USD/tháng, gấp ba lần số tiền kiếm được ở các nước vùng Vịnh như Arab Saudi hay Kuwait.

“Chi phí trả cho công ty tuyển dụng để tới Israel cao gấp 10 lần so với để tới các nước Vùng Vịnh. Đó là lý do tại sao ít người tới Israel làm việc hơn. Có tiền mới đến được Israel”, Saket cho hay.

Nicholas McGeehan, giám đốc đồng sáng lập FairSquare, tổ chức phi chính phủ về nhân quyền có trụ sở tại London, mô tả lao động nhập cư là một bộ phận “vô hình và bị lãng quên” ở Israel.

“Trước đây, lao động nhập cư làm việc trong các nông trại từng buộc phải tiếp tục công việc khi rocket từ Gaza bay tới”, ông nói. “Thực tế, lao động ngành nông nghiệp đối mặt rủi ro rất lớn khi buộc phải làm việc giữa lúc các vụ tấn công đang diễn ra”.

“Tôi mong rằng việc nhiều lao động nhập cư bị cuốn vào vụ đột kích ngày 7/10 sẽ nhắc nhở Israel rằng cần bảo vệ và quan tâm nhóm thiểu số ở đất nước”, McGeehan bày tỏ.

Hồng Hạnh (Theo Guardian)




Source link

Cùng chủ đề

Mở rộng nhiều thị trường xuất khẩu lao động mới tại châu Âu, Úc

Bên cạnh thị trường xuất khẩu lao động truyền thống Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Việt Nam đã và đang kết nối nhiều thị trường mới như Hy Lạp, Pháp, Hungary, Tây Ban Nha, Phần Lan, Úc... Giải quyết tình trạng "bán" lao...

Tổng thống Argentina được trao quốc tịch Ý, nhiều người bất bình

Nhiều người bức xúc vì Tổng thống Argentina Javier Mile dễ dàng xin được quốc tịch Ý trong chuyến thăm quốc gia châu Âu và gặp Thủ tướng Giorgia Meloni. ...

Việt Nam-Algeria mở rộng quan hệ trong lĩnh vực xây dựng và xuất khẩu lao động

Doanh nghiệp Việt Nam đã có những buổi làm việc, thảo luận hiệu quả về việc hợp tác với các đối tác Algeria nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đi làm việc tại thị trường Algeria. Một buổi làm việc giữa các doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Algeria. (Ảnh: Trung Khánh/TTXVN) Theo phóng viên TTXVN tại Algiers, ngày 12/12, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội đã đạt được thỏa thuận hợp tác sơ bộ với...

Cơ hội ‘vàng’ xuất khẩu lao động sang Nhật cho sinh viên Yên Bái

Sinh viên Trường CĐ Yên Bái đã có cơ hội "vàng" đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) tại Nhật Bản thông qua chương trình hợp tác với một tập đoàn điều dưỡng 5 sao Care 21 từ năm tới. Chiều...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Nga điều tra vụ tướng quân đội thiệt mạng, ông Assad có tuyên bố đầu tiên, Thụy Sỹ sắp tổ chức hội nghị hoà...

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc liên quan đến Hoàng tử Anh, Hàn Quốc áp thêm trừng phạt Nga, Triều Tiên, EU cấp thêm 1 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến Syria, Iran bán đấu giá tàu chở dầu bị tịch thu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tổng thống Ukraine công bố viện trợ nhân đạo cho Syria

Trong bài phát biểu ngày 15/12, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố Ukraine sẵn sàng cung cấp viện trợ nhân đạo cho Syria.

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Nga công bố vaccine có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u

Một loại vaccine ung thư được sáng chế ở Nga có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u. Theo Bộ Y tế Nga, sau các thử nghiệm tiền lâm sàng mang lại an toàn và hiệu quả cao, vaccine ung thư dự kiến sẽ được công bố và tiến hành thử nghiệm lâm sàng cùng các nhóm nghiên cứu vào đầu năm 2025. Theo bác sĩ đầu ngành ung thư của Bộ Y tế Nga Andrey Kaprin, EnteroMix - tên...

Bang Texas, Mỹ thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược

Ngày 12/12, cơ quan lập pháp bang Texas đã đưa ra dự luật, cho phép bang lớn thứ hai của Mỹ này bắt đầu xây dựng quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược, nhận thuế, phí và quyên góp bằng Bitcoin. Đồng tiền điện tử Bitcoin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát biểu trên mạng xã hội X, Hạ nghị sĩ Giovanni Capriglione cho biết đã đệ trình một dự luật tại cơ quan lập pháp bang Texas, nhằm thành lập quỹ dự...

Cùng chuyên mục

Phát hiện ‘đường hầm’ bí ẩn, kết nối hệ mặt trời với các thế giới khác

Một đội ngũ chuyên gia đã phát hiện đường hầm liên sao đầy bí ẩn, cho phép kết nối hệ mặt trời với những ngôi sao xa xôi của vũ trụ, theo báo cáo đăng trên chuyên san Astronomy & Astrophysics. ...

Mỹ duyệt chi kỷ lục cho ngân sách quốc phòng, “dốc mạnh hầu bao” cho Israel còn Ukraine thì sao?

Ngày 18/12, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật Đạo luật Ủy quyền quốc phòng (NDAA), cho phép chi ngân sách trị giá 895 tỷ USD cho Bộ Quốc phòng. Mỹ sẽ dốc mạnh hầu bao ngân sách cho nền quốc phòng nước này trong tài khóa 2025. (Nguồn: Adobe Stock) The Hill đưa...

Mỹ cảnh báo khả năng Nga công nhận chương trình hạt nhân Triều Tiên

CHDCND Triều Tiên ca ngợi liên minh hiệu quả với Nga và lên án những tuyên bố gần đây của Mỹ và đồng minh về quan hệ Bình Nhưỡng - Moscow. ...

Mới nhất

‘Khởi nghiệp có thể bắt đầu từ những điều nhỏ nhất’

Theo Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Lê Quân, khởi nghiệp có thể bắt đầu từ những bước đi nhỏ, khi gặp môi trường thuận lợi sẽ phát triển, tạo nên giá trị mới đáng kể. Chia sẻ này được GS.TS Lê Quân nêu tại lễ ra mắt Vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Đại học Quốc...

Du lịch Phú Quốc trở lại thời hoàng kim, kích thích làn sóng đầu tư “bất động sản lễ hội”

Số liệu của ngành du lịch Kiên Giang cho thấy, Phú Quốc đang lấy lại đà tăng trưởng mạnh mẽ với lượng du khách đã vượt xa giai đoạn trước đại dịch. Đây cũng là động lực bứt phá của thị trường bất động sản tại đảo ngọc. Du lịch Phú Quốc trở lại thời hoàng kim, kích thích làn...

Chuyên gia hiến kế giữ an toàn công trình đường bộ

Những vùng có rủi ro cao cần áp dụng tiêu chuẩn thiết kế cao hơn và sử dụng vật liệu bền vững chịu được tác động của môi trường, từ đó giảm thiểu tác động do thiên tai đối với công trình đường bộ. ...

Chi tiết lịch thi đánh giá năng lực, tư duy các trường đại học 2025

Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA)Kỳ thi HSA 2025 gồm 6 đợt, bắt đầu từ tháng 3, dự kiến có khoảng 85.000 lượt thi. Trường mở đăng ký từ ngày 8/2/2025. Lệ phí thi năm 2024 là 500.000 đồng/lượt thi.Về địa điểm, kỳ thi sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh, thành...

Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 được tổ chức với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa”

Theo thông tin từ Ban Tổ chức, Festival hoa Mê Linh lần thứ 2, năm 2024 được tổ chức với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa". Sự kiện dự kiến diễn ra trong 4 ngày (từ ngày 26-29/12/2024), tại quảng...

Mới nhất