Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTrong 4 năm Bộ GD-ĐT 3 lần thay đổi quy định chọn...

Trong 4 năm Bộ GD-ĐT 3 lần thay đổi quy định chọn sách giáo khoa?


Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo thông tư quy định việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) mới, trong đó điểm mới là mỗi trường học sẽ thành lập hội đồng lựa chọn SGK. Khi được ban hành, việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông không còn thuộc về UBND tỉnh, TP như hiện nay.

Trong 4 năm Bộ GD-ĐT 3 lần thay đổi quy định chọn sách giáo khoa? - Ảnh 1.

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo thông tư quy định việc lựa chọn SGK mới, trong đó trao quyền chọn SGK cho các nhà trường

TRẢ LẠI QUYỀN CHỌN SGK CHO GIÁO VIÊN LÀ ĐƯƠNG NHIÊN

Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội), nói việc trao quyền chọn SGK cho các nhà trường là đúng và phù hợp. Bộ GD-ĐT phê duyệt SGK phổ thông. Về nguyên tắc, dùng cuốn SGK nào trong số SGK đã phê duyệt cũng được. Do đó, quyền chọn cuốn SGK nào thuộc về người dạy (giáo viên) và người bỏ tiền mua SGK (phụ huynh) là đương nhiên.

Tuy nhiên, ông Khang cũng bày tỏ băn khoăn về các quy định trong dự thảo về việc thẩm định hồ sơ, phê duyệt kết quả lựa chọn của các cấp quản lý phòng GD-ĐT, UBND cấp huyện, sở GD-ĐT, UBND cấp tỉnh. Công việc thẩm và phê duyệt quá phức tạp, cồng kềnh… Ông Khang đề xuất nên giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm giải trình về việc lựa chọn SGK cho cơ sở giáo dục. Cơ sở giáo dục với đội ngũ giáo viên (GV) trực tiếp giảng dạy, họ có đủ khả năng lựa chọn SGK cho học sinh (HS) của mình và chịu trách nhiệm với quyết định đó.

PGS-TS Trần Xuân Nhĩ, người từng có ý kiến gay gắt về việc giao quyền chọn SGK cho một hội đồng của tỉnh, TP, đồng tình với dự kiến trả lại quyền chọn sách cho GV, nhà trường. Bởi hơn ai hết, GV là người đứng lớp dạy học sẽ hiểu sách nào hay, phù hợp, đồng thời việc này giảm thiểu được cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà xuất bản, đảm bảo việc chọn sách khách quan, minh bạch hơn trước đây.

Một lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, lâu nay UBND TP.Hà Nội vẫn quyết định lựa chọn SGK theo chủ trương tất cả các SGK được Bộ GD-ĐT phê duyệt thì UBND TP cũng phê duyệt lựa chọn để đáp ứng tối đa nhu cầu, mong muốn lựa chọn của các cơ sở giáo dục. “Dù là số ít hay số nhiều thì đều cần được tôn trọng vì họ lựa chọn dựa vào điều kiện dạy học và đối tượng HS mà họ đang giảng dạy. Do vậy, Bộ GD-ĐT trả lại quyền lựa chọn SGK cho các nhà trường là hoàn toàn phù hợp với đòi hỏi của thực tế”, vị lãnh đạo này nói.

Bà Phan Hồng Hạnh, GV Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), cho biết việc tôn trọng ý kiến của GV trong lựa chọn SGK mới là vô cùng quan trọng. Trên thực tế, đặc điểm của HS các vùng miền không giống nhau cũng như điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện kinh tế của các địa phương cũng khác nhau. Vì vậy, GV là người nắm bắt rất rõ tâm lý của HS, đặc điểm năng lực của từng HS và cũng là người tiếp cận trực tiếp các bộ SGK, GV sẽ chủ động tiếp cận, chọn lọc nội dung kiến thức phù hợp của các bộ SGK để giảng dạy cho các em.

Trong 4 năm Bộ GD-ĐT 3 lần thay đổi quy định chọn sách giáo khoa? - Ảnh 2.

Theo dự thảo, giáo viên sẽ là người được chọn SGK cho học sinh

“HÀNH TRÌNH” 3 LẦN THAY ĐỔI QUY ĐỊNH VỀ CHỌN SGK

Theo Thông tư số 01 Bộ GD-ĐT ban hành ngày 30.1.2020, quyền quyết định lựa chọn SGK là của các cơ sở giáo dục phổ thông. Mỗi trường thành lập một hội đồng chọn SGK dưới sự điều hành của hiệu trưởng. Hội đồng có ít nhất 2/3 là tổ trưởng tổ chuyên môn và GV dạy các môn học, hoạt động giáo dục. Thông tư này áp dụng duy nhất cho năm học 2020 – 2021, năm đầu tiên thực hiện “thay sách”.

Đến ngày 26.8.2020, Bộ GD-ĐT lại ban hành Thông tư số 25 thay thế Thông tư 01 về chọn SGK. Hội đồng lựa chọn SGK do UBND cấp tỉnh thành lập, giúp UBND cấp tỉnh tổ chức lựa chọn SGK thay vì giao cho mỗi nhà trường như Thông tư 01.

Lý giải việc quy định về quyền lựa chọn SGK của các cơ sở giáo dục chỉ được thực hiện cho việc lựa chọn SGK lớp 1 năm học 2020 – 2021, khi ấy đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, từ ngày 1.7.2020, luật Giáo dục (sửa đổi) mới có hiệu lực thi hành với quy định “UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn” (điểm c khoản 1 điều 32). Trong khi đó, việc tổ chức lựa chọn SGK lớp 1 mới để áp dụng cho năm học 2020 – 2021 phải được tổ chức lựa chọn từ đầu năm 2020 và công bố kết quả trong tháng 5.2020 để các nhà xuất bản có SGK được chọn tổ chức in ấn, phát hành… kịp cho khai giảng năm học vào tháng 9.2020.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đánh giá: “Quy định lựa chọn SGK phổ thông tại Thông tư 25 của Bộ GD-ĐT chưa chặt chẽ, dẫn tới cách thức triển khai không thống nhất giữa các địa phương. Thậm chí, tạo ra kẽ hở để trục lợi, cạnh tranh không lành mạnh”. Thậm chí, có đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại có “lợi ích nhóm” hoặc tình trạng “đi đêm” trong quá trình chọn SGK…

Trước những bất cập sau 3 năm học lựa chọn SGK theo Thông tư 25, Bộ GD-ĐT đã phải dự thảo thông tư mới về quy định chọn SGK, trong đó điểm mới đáng chú ý nhất là quyền lựa chọn SGK được trả lại về các nhà trường thay vì UBND cấp tỉnh như Thông tư 25. Chủ tịch hội đồng là hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm về hoạt động, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch làm việc của hội đồng và giải trình về việc lựa chọn SGK của cơ sở.

Ủng hộ chủ trương trả lại quyền chọn SGK về cho cơ sở giáo dục, nhưng hiệu trưởng một trường THPT ở Hà Nội phải thốt lên: “Việc hơn 3 năm có tới 3 quy định khác nhau về lựa chọn SGK mà quy định nào cũng vô cùng phức tạp cho thấy chúng ta vẫn đang rất thiếu niềm tin về khâu lựa chọn SGK. Khâu phức tạp nhất là biên soạn, thẩm định, phê duyệt SGK còn một việc lẽ ra rất giản dị là lựa chọn SGK nào thì chỉ cần người dạy và người học thấy phù hợp là được. Dự thảo lần này ngót 8 trang A4, phức tạp hóa một việc giản dị, cột trách nhiệm chằng chịt cho hàng trăm người, từ GV trực tiếp dạy học đến “ông quan đầu tỉnh””.

Trong 4 năm Bộ GD-ĐT 3 lần thay đổi quy định chọn sách giáo khoa? - Ảnh 3.

Việc trao quyền lựa chọn SGK cho giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh là thực hiện nguyên tắc dân chủ tốt nhất và phù hợp nhất

HỌC SINH TỰ CHỌN SGK ĐƯỢC KHÔNG?

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, cũng đã đề nghị Bộ GD-ĐT đánh giá có thể thực hiện việc áp dụng cùng lúc nhiều bộ SGK cho từng môn học ở cùng một cơ sở giáo dục hay không; sự cần thiết sửa đổi quy định để thực hiện thống nhất việc lựa chọn SGK và giao cơ sở giáo dục có quyền chủ động trong việc lựa chọn SGK, hướng tới để quyền lựa chọn SGK là của HS, GV, phụ huynh.

Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), đơn vị xây dựng dự thảo, cho biết việc trao quyền lựa chọn SGK cho GV, HS, cha mẹ HS là thực hiện nguyên tắc dân chủ tốt nhất và phù hợp nhất.

Ông Thành cũng cho biết dự thảo xây dựng vẫn đảm bảo tuân thủ luật Giáo dục khi yêu cầu: “Căn cứ vào kết quả của các trường do sở GD-ĐT trình, UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh mục lựa chọn SGK của các trường tại địa phương. Sau đó, UBND tỉnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng danh mục SGK mới được phê duyệt để sử dụng trong các trường trước 30.4 hằng năm”.

Trả lời câu hỏi về việc có quy định về việc HS có thể học SGK không trùng với SGK được chọn hay không, ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng không có quy định nào bắt buộc HS phải có SGK mới được đi học hoặc được vào lớp học. Vấn đề đặt ra là năng lực của GV có thể đáp ứng việc dạy một lớp mà HS sử dụng nhiều SGK khác nhau không.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: “Chương trình là thống nhất, sách giáo khoa là học liệu”

Trước đó, trả lời đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cũng cho rằng: “Chương trình là thống nhất, SGK là học liệu, nhiều SGK góp phần làm phong phú nguồn học liệu để GV và HS được tiếp cận. Đối với mỗi môn học, GV và các HS có thể sử dụng cùng lúc nhiều bộ SGK. Tuy nhiên, cùng một yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình GDPT 2018, các SGK có cách tiếp cận khác nhau, sử dụng học liệu khác nhau. Để hướng dẫn HS học tập cùng một thời điểm với nội dung trên nhiều nguồn học liệu khác nhau là việc rất khó, đòi hỏi GV có nghiệp vụ sư phạm cao, HS tự giác học tập và sĩ số lớp không quá đông. Trong hoàn cảnh hiện nay, nhiều cơ sở chưa đáp ứng được điều kiện này”.



Source link

Cùng chủ đề

Sửa đổi Luật để tháo gỡ vướng mắc, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Theo Tờ trình tóm tắt của Chính phủ, việc xây dựng, ban hành Dự án Luật nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cấp thiết về thể chế, pháp luật về công tác quy hoạch, đầu tư kinh doanh, đầu tư theo phương thức đối tác công tư và hoạt động đấu thầu; đơn giản hóa thủ tục hành chính; tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương. Dự án luật được xây dựng bám...

Tăng lương, phụ cấp, miễn học phí cho con nhà giáo

Ngày 8.10, tiếp tục phiên họp 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần thứ 2 với dự án luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp 8 sắp tới. Báo cáo về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) và thẩm tra sơ bộ của các ủy ban QH với dự án luật nhà giáo,  cho hay về chính sách đối với...

Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Đổi mới công tác hướng nghiệp để hỗ trợ thí sinh

Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 có nhiều điểm mới, như học sinh phải chọn các tổ hợp môn học từ lớp 10, các môn thi tốt nghiệp có thêm tin học, công nghệ... Do đó, công tác hướng nghiệp cũng như công tác tư vấn tuyển sinh của các trường đại học cũng có sự thay đổi để kịp thời hỗ trợ thí sinh. Theo thống kê của...

Đề xuất các nguyên tắc quản lý, phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo

Tiếp tục Phiên họp thứ 38, chiều 8/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Quản lý dựa trên rủi ro trong suốt vòng đời của trí tuệ nhân tạo Tờ trình của Chính phủ nêu rõ, việc xây dựng Luật nhằm đề xuất chính sách khả thi, quy định cụ thể, tạo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Nhiều điểm mới trong quy định về điều kiện đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục

Nghị định số 125/2024/NĐ-CP có một số nội dung mới, thay đổi cơ bản so với Nghị định số 46/2017/NĐ-CP và Nghị định số 135/2018/NĐ-CP. Đơn giản hóa quy định về hoạt động kinh doanh thuộc chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT Điểm mới thứ nhất là cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Bộ GD&ĐT...

Điều chỉnh, bãi bỏ nhiều quy định là “rào cản” trong lĩnh vực giáo dục

Tại quy định mới đã cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ GD&ĐT. Nghị định đã kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, là...

Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục kiểm tra, xử lý nghiêm vụ sinh viên ăn cơm canh thừa

Ngày 9-10, Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, truyền đạt ý kiến của phó thủ tướng về việc khẩn trương chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm liên quan thông tin báo chí nêu sinh viên phản ánh phải ăn cơm canh thừa, có "dị vật".Văn bản của Văn...

Sở GD-ĐT TPHCM lên tiếng về thu quỹ phụ huynh để tặng quà giáo viên

Tại cuộc họp báo định kỳ của UBND TPHCM chiều nay (10/10), đại diện Sở GD-ĐT cho biết đã yêu cầu các trường học trên địa bàn thành phố nghiêm túc thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, UBND TPHCM và Sở GD-ĐT về thu, sử dụng học phí và quản lý các khoản thu, vận động đóng góp khác. Theo đại diện Sở GD-ĐT, các văn bản này đã được ban hành vào đầu năm học....

Cùng chuyên mục

Cô giáo Nghệ An: ‘Muốn tôn vinh nhà giáo, xin đừng miễn học phí cho con chúng tôi’

Ngày 8/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp cho ý kiến lần 2 về dự thảo Luật Nhà giáo. Theo đó, Bộ GD-ĐT, cơ quan chủ trì soạn thảo, đề xuất miễn học phí với con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang công tác. Căn cứ độ tuổi của giáo viên và dự tính độ tuổi con cái họ, mức chi dự kiến khoảng 9.200 tỷ đồng mỗi năm. Dự thảo này đã thu...

Thầy trò trường THCS Thái Thịnh háo hức cắt ghép mô hình Cột Cờ Hà Nội

Trong đúng dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, buổi học sáng 10/10 của cô trò trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) diễn ra theo cách rất đặc biệt. "TRÒ CHƠI" LỊCH SỬ ĐẶC BIỆT MANG TÊN... GHÉP CỘT CỜ HÀ NỘI TỪ BÁO NHÂN DÂN Ngay từ sớm đầu ngày, cô Lộc Thị Liên, Tổng Phụ trách đội đã mang tới trường 20 tờ phụ san của Báo Nhân Dân hằng ngày,...

631 ứng viên GS, PGS được đề xuất Hội đồng GS Nhà nước xét đạt tiêu chuẩn

Như vậy, số ứng viên vượt qua vòng xét của các hội đồng GS ngành, liên ngành chiếm 87% so với số ứng viên đăng ký (631/725 ứng viên đăng ký). Trong số các hội đồng GS ngành, liên ngành toán học, vật lý, sinh học, kinh tế có số ứng viên được đề xuất nhiều nhất, mỗi hội đồng có 4 ứng viên. Đối với ứng viên PGS, ngành kinh tế có số lượng ứng viên...

Nhận diện và chăm sóc sức khoẻ tinh thần trong trường học

 Hơn 400 học sinh, sinh viên đến từ ngành Tâm lí học và các ngành khác của Đại...

15 khoản thu trong một phiếu thu: Yêu cầu Trường tiểu học Lương Thế Vinh chấn chỉnh thu chi

Lấy ý kiến cha mẹ học sinh về môn học ngoài giờ chính khóaĐồng thời, văn bản yêu cầu trường sắp xếp thời gian học bơi cho học sinh phù hợp, không tổ chức vào giờ ra chơi, yêu cầu lấy ý kiến cha mẹ học sinh để có thể tổ chức sau giờ chính khóa. Nhà trường cũng phải hoàn trả...

Mới nhất

Khai quật khảo cổ một tháp Champa cổ ở Bình Định phát hiện gần 680 hiện vật cổ xưa kỳ lạ

Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam công bố kết quả đợt khai quật...

Khám phá TP. Hồ Chí Minh qua từng bước chạy Marathon

TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng chào đón 15.000 vận động viên đến tham gia Marathon, một sự kiện không chỉ tôn vinh tinh thần thể thao mà còn là cơ hội để khám phá vẻ đẹp của thành phố. ...

Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Trong nỗ lực hàn gắn mối quan hệ “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” gần đây với New Delhi, Tổng thống Maldives Mohamed Muizzu đã thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ từ ngày 6-9/10.

thúc đẩy từ chính sách tới hành động

Những chính sách cần thiết Tại khuôn khổ Diễn đàn: “Thúc đẩy phát triển công trình xanh tại Việt Nam: Kinh nghiệm và Giải pháp”, được tổ chức mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn nhận định, việc phát triển công trình xanh, hạ tầng đô thị thông minh là tất yếu. Trong đó,...

Cô giáo Nghệ An: ‘Muốn tôn vinh nhà giáo, xin đừng miễn học phí cho con chúng tôi’

Ngày 8/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp cho ý kiến lần 2 về dự thảo Luật Nhà giáo. Theo đó, Bộ GD-ĐT, cơ quan chủ trì soạn thảo, đề xuất miễn học phí với con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang công tác. Căn cứ độ tuổi của giáo viên và dự...

Mới nhất