Trang chủNewsThời sựCơ sở để quy hoạch, giới thiệu cán bộ ứng cử

Cơ sở để quy hoạch, giới thiệu cán bộ ứng cử


Lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15, khai mạc vào sáng 23/10.

Để hiểu rõ hơn công tác chuẩn bị cũng như ý nghĩa của việc lấy phiếu tín nhiệm, VietNamNet đã có cuộc phỏng vấn với Phó Ban Công tác đại biểu (thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội) Tạ Thị Yên.

Kết quả phiếu tín nhiệm không còn để tham khảo 

Đây là lần thứ 4 Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Bà có thể cho biết, việc lấy phiếu tín nhiệm lần này có gì khác so với những lần trước?

Một trong những điểm khác biệt của việc lấy phiếu tín nhiệm lần này là việc sử dụng kết quả phiếu tín nhiệm. Nếu như trước đây, kết quả phiếu tín nhiệm được sử dụng để tham khảo trong đánh giá cán bộ thì bây giờ kết quả phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ.

Cụ thể, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức; trường hợp không xin từ chức thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.

tathiyen-1-1.jpg
Phó Ban Công tác đại biểu (thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội) Tạ Thị Yên

Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp” trở lên thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội tiến hành miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.

Căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm cũng có nhiều điểm đáng chú ý so với trước đây. Chẳng hạn như tiêu chí đánh giá tín nhiệm có xem xét cả sự gương mẫu không chỉ của bản thân người được lấy phiếu tín nhiệm mà cả với vợ, chồng, con của họ trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Ngoài ra, căn cứ để lấy phiếu tín nhiệm liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao có tính đến cả tính năng động, đổi mới, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao…

Vậy việc triển khai lấy phiếu tín nhiệm lần này sẽ được thực hiện ra sao, thưa bà?

Theo Nghị quyết 96/2023/QH15, Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn gồm có: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội; Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ; Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao và Tổng Kiểm toán Nhà nước. 

Như vậy tổng số các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn hiện nay có 49 người. 

Tuy nhiên, theo quy định, những người có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bầu, phê chuẩn trong năm lấy phiếu tín nhiệm không thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm. Tức là những chức danh được bầu và phê chuẩn từ 1/1/2023 (trong năm lấy phiếu tín nhiệm) không thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm.

Do đó, tại kỳ họp thứ 6 lần này, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với dự kiến 44 nhân sự. Trong đó, có 2 nhân sự lấy phiếu tín nhiệm lần thứ 4; 10 nhân sự lấy phiếu tín nhiệm lần thứ 2; còn lại 32 nhân sự lấy phiếu tín nhiệm lần đầu. 

Mỗi đại biểu Quốc hội cần có trách nhiệm với lá phiếu của mình

Để việc lấy phiếu tín nhiệm hiệu quả, thực chất, tránh tình trạng vận động phiếu, nể nang, hình thức, theo bà cần làm gì?

Trước tiên, người được lấy phiếu tín nhiệm phải báo cáo đầy đủ, trung thực kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kê khai tài sản, thu nhập, những hạn chế, thiếu sót, phương hướng khắc phục và giải trình đầy đủ các nội dung mà cử tri và nhân dân có ý kiến hoặc đại biểu Quốc hội yêu cầu (nếu có).

Mỗi đại biểu Quốc hội cần có trách nhiệm với lá phiếu của mình; cân nhắc thận trọng, khách quan, công tâm, công bằng khi thể hiện mức độ tín nhiệm. 

Đây là một trong những hoạt động giám sát quan trọng của Quốc hội nên các đại biểu cũng như người được lấy phiếu tín nhiệm cần thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 96/2023/QH15 và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm thực chất, góp phần tăng cường niềm tin của cử tri và nhân dân. 

Quochoi.jpg
Mỗi đại biểu Quốc hội cần có trách nhiệm với lá phiếu của mình; cân nhắc thận trọng, khách quan, công tâm, công bằng khi thể hiện mức độ tín nhiệm. Ảnh: quochoi.vn

Ngoài ra, quy định cũng nghiêm cấm làm sai lệch kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, mức độ tín nhiệm hoặc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm để làm giảm uy tín của người khác, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.

Bên cạnh việc công khai tại kỳ họp Quốc hội, kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để cử tri và nhân dân biết, cùng tham gia giám sát.

Với những điểm mới trong công tác lấy phiếu tín nhiệm lần này, theo bà kết quả phiếu tín nhiệm có ý nghĩa như thế nào?

Đây là những bước tiến mới cho thấy giá trị của việc lấy phiếu tín nhiệm thực chất hơn, hiệu quả hơn; biện pháp áp dụng đối với người có tín nhiệm thấp cũng mạnh hơn, quyết liệt hơn, nhanh chóng hơn. 

Qua đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của người được lấy phiếu tín nhiệm.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ giúp cho các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ.

Tôi tin tưởng rằng, qua việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ góp phần tạo động lực, đòn bẩy để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước cũng như từng cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị.

Từ đó góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 mà Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng đã đề ra để không ngừng nâng cao tiềm lực của đất nước, chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân.

Quốc hội chưa nhận được phản ánh về 44 chức danh được lấy phiếu tín nhiệm

Quốc hội chưa nhận được phản ánh về 44 chức danh được lấy phiếu tín nhiệm

Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh cho biết, đến thời điểm này Quốc hội chưa nhận được phản ánh về các chức danh được lấy phiếu tín nhiệm trong kỳ họp thứ 6.



Nguồn

Cùng chủ đề

Lâm Đồng bổ nhiệm hàng loạt cán bộ chủ chốt

Ngày 10/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ.Ông Nguyễn Văn Hoàng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà, được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy.Ông Nguyễn Văn Dậu, Phó Chánh thanh tra tỉnh Lâm Đồng, giữ chức Phó Bí thư Huyện ủy Lâm Hà, nhiệm kỳ 2020-2025, giới thiệu bầu giữ chức...

Đề xuất quy định khai thác đất phụ cận ga đường sắt, tạo nguồn lực mới

Cấp tỉnh được quy hoạch, đầu tư, khai thác đất phụ cận ga Theo...

Diện mạo thành phố mới Bình Dương sắp chuyển đổi thành khu phức hợp

06/10/2024 | 11:19 TPO - Theo quy hoạch, Bình Dương sẽ chuyển đổi chức năng thành phố mới thành khu phức hợp để thu hút, phát triển các dự án chất lượng quốc tế về dịch vụ, đô thị. Nơi đây sẽ xây dựng hệ thống...

Xây dựng thành phố Đà Lạt mở rộng với hình ảnh đặc trưng di sản kiến trúc và tự nhiên

Ngày 4/10, Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng khóa 10, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 19. Tại kỳ họp, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành thảo luận, xem xét và thống nhất biểu quyết thông qua 10 nghị quyết. Trong đó có nghị quyết thông qua Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045....

Điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo sở ở Bình Phước

TPO - UBND tỉnh Bình Phước tổ chức hội nghị trao các quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt tại các đơn vị, địa phương. Sáng 4/10, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiện đã chủ trì hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước đã trao quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Dũng, Bí thư Huyện ủy Đồng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người đàn ông ở Cần Thơ chỉ đeo khẩu trang nhận giải Vietlott hơn 27 tỷ

Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) Chi nhánh Cần Thơ vừa tiến hành trao giải Jackpot xổ số tự chọn Mega 6/45 kỳ quay số mở thưởng lần thứ 01257 cho anh T.V.Đ, chủ nhân tấm vé trúng thưởng Jackpot trị giá 27.222.998.500 đồng (hơn 27 tỷ đồng).  Tấm vé số này được phát hành tại điểm bán hàng trên đường Hồ Thị Thưởng, ấp Thới Thuận A, thị trấn Thới Lai, TP. Cần Thơ. Anh T.V.Đ...

Nhà mạng dồn tốc lực giúp người dân bỏ điện thoại cục gạch 2G

Số lượng thuê bao 2G hiện chỉ còn rất nhỏ  Tháng 9 vừa qua là giai đoạn khó khăn chung của các nhà mạng khi vừa phải khôi phục cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng do mưa lũ, vừa đảm bảo chất lượng dịch vụ, hỗ trợ thông tin liên lạc cho các cấp chính quyền chỉ đạo điều hành công tác phòng chống lụt bão.  Song song đó, các nhà mạng vẫn phải thực hiện các hoạt động...

Hà Nội cấm học sinh dùng điện thoại trong lớp

Chiều 11/10 của Sở GD-ĐT Hà Nội có văn bản về việc quản lý, sử dụng điện thoại trong nhà trường. Theo đó, văn bản nêu, qua theo dõi thực tế, phản ánh của các cơ quan báo chí và dư luận xã hội về việc sử dụng điện thoại di động, các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường còn nhiều vấn đề bất cập, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác dạy và học...

TPHCM khả năng có đợt mưa giông mạnh liên tiếp vào sáng sớm

Ngày 11/10, Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ đưa ra dự báo, cảnh báo thời tiết tuần giữa tháng 10 tại TPHCM (11-20/10). Theo đó, nhận định về tình hình chung, Đài khí tượng cho biết, áp cao lạnh lục địa có cường độ suy yếu, khoảng ngày 13 và 19-20/10 được tăng cường yếu trở lại. Rãnh áp thấp xích đạo có trục 6-9 độ vĩ Bắc suy yếu và mờ dần, khoảng 15-16/10, rãnh...

Vụ ‘thủ khoa nhầm’: Gia đình muốn con học tại trường, Sở bảo ‘càng sai’

Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Chánh Thanh tra Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa cho biết, liên quan tới vụ việc một thí sinh của Trường THPT Lê Hồng Phong (thị xã Bỉm Sơn) bị nhầm điểm thi vào lớp 10, Sở đã có buổi làm việc với gia đình để tìm hướng giải quyết nhằm đảm bảo quyền lợi cho học sinh. Theo ông Dũng, trong buổi làm việc với đoàn công tác của Sở chiều qua (ngày 10/10),...

Bài đọc nhiều

Người dùng Facebook Việt Nam sắp được sử dụng Meta AI

Chatbot của Meta AI sẽ hỗ trợ tiếng Việt trong vài tuần tới và được tích hợp sẵn vào các ứng dụng phổ biến như Facebook, Instagram. Meta vừa thông báo chatbot AI của họ sẽ có mặt tại 21 thị trường mới, sau khi thử nghiệm ở Mỹ và Úc. Người dùng tại Anh, Brazil, Bolivia, Guatemala, Paraguay và Philippines được trải nghiệm Meta AI ngay từ 9.10, trong khi Việt Nam và các quốc gia khác sẽ được...

Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam tạo động lực phát triển công nghiệp xây dựng

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam sẽ là cơ hội không thể tốt hơn cho ngành cơ khí Việt Nam và các nhà thầu xây dựng có bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc làm chủ công nghệ.   Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam với sơ bộ tổng mức đầu tư thời điểm hiện nay lên tới 67,34 tỷ USD sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp cơ khí đường sắt và...

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Du lịch thả ga, vé máy bay sẽ bớt “nóng”?

(Dân trí) - Nếu có đường sắt tốc độ cao thì thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Nghệ An, TPHCM... rút ngắn nhiều so với đi xe khách. Điều này giúp du khách có nhiều lựa chọn, từ đó lượng khách du lịch sẽ tăng lên. Du khách, đơn vị lữ hành hào hứng chờ viễn cảnh tàu cao tốc Bắc - Nam Mới đây, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến khởi công...

Khai mạc Hội nghị ngành Công Thương khu vực phía Nam lần thứ X năm 2024

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho hay, năm 2024 Chính phủ xác định là năm bứt phá, năm bản lề cả nước và các địa phương phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Bộ Công Thương cũng đã tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, cụ thể ngay từ...

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024

Tiếp sức cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn phát triển Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024 Phát biểu tại lễ khai mạc Hội chợ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng nhận định, với tiềm năng và thế mạnh sẵn có về biển đảo, cùng với sự nỗ...

Cùng chuyên mục

Điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá phải hướng đến tăng thu ngân sách bền vững

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá: Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá: Cần lộ trình hợp lý để tránh 'kích cầu hàng lậu' Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, bao gồm đối với thuốc lá, phải đề ra lộ trình, đặc biệt gia tăng các hoạt động tuyên truyền để giảm thiểu các...

Châu Âu không giúp Ukraine nếu không có Mỹ; Nga đạt tiến bộ trong cuộc chiến thông tin

Quyết định của Tổng thống Biden không tham gia cuộc họp về hỗ trợ Ukraine có thể dẫn đến việc các nước châu Âu sẽ không muốn độc lập hỗ trợ cho Kiev. Việc tạm dừng viện trợ có thể kéo dài cho đến khi kết thúc chiến dịch bầu cử Mỹ. Nhận định trên là của ông Rodion Miroshnik, Đại sứ lưu động thuộc Bộ Ngoại giao Nga nói với...

Long An tiếp nhận hơn 26 tỉ đồng ủng hộ đồng bào ảnh hưởng bão số 3

Long An - Tính đến hết ngày 10.10, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Long An đã tiếp nhận hơn 26 tỉ đồng ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. ...

Hà Nội sắp có thêm tuyến đường dài 2,5km dọc đê hữu Hồng ở Sơn Tây

Theo Quyết định, tuyến đường đi qua các xã, phường: Đường Lâm, Phú Thịnh,...

Lâm Đồng chú trọng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

Ông Phạm Triều - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng cho biết: Trong tình hình hiện nay, để phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cần tiếp tục vận động Nhân dân thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam các cấp phát động, nhất là Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng...

Mới nhất

Bộ Giao thông Vận tải thông tin về việc cắm mốc lộ giới đường sắt tốc độ cao Bắc

Bộ Giao thông Vận tải thông tin về việc cắm mốc lộ giới đường sắt tốc độ cao Bắc - NamCử tri TP. Hà Nội đề nghị sớm cắm mốc giới hành lang an toàn giao thông tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam để công khai phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và...

Thi hành kỷ luật lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng

Cụ thể, tại Quyết định số 1157/QĐ-TTg ngày 11/10/2024, Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Võ Ngọc Hiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật...

Thủ tướng yêu cầu các địa phương tập trung ban hành văn bản quy định Luật Đất đai

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 105/CĐ-TTg ngày 10/10/2024 về việc tập trung chỉ đạo, triển khai thi hành Luật Đất đai. Công điện gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu: Luật Đất đai được Quốc hội...

Lực lượng nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương

Doanh nghiệp, doanh nhân Thái Bình: Lực lượng nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phươngChặng đường 20 năm phát triển, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Thái Bình không ngừng nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức, trở thành lực lượng nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần hoàn...

Nhiệt điện Phả Lại chi hơn 200 tỷ đồng trả cổ tức

Nhiệt điện Phả Lại thông báo 6/11 là ngày chốt danh sách trả cổ tức còn lại năm 2023 tỷ lệ 6,25% (mỗi cổ phiếu nhận 625 đồng). Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (mã chứng khoán PPC) vừa chốt ngày chi trả...

Mới nhất