Trang chủNewsThời sựLý do Hà Nội thiếu nước sạch

Lý do Hà Nội thiếu nước sạch


Nhiều dự án cấp nước chậm tiến độ, giảm khai thác nước ngầm và giá nước không thu hút nhà đầu tư là nguyên nhân chính khiến Hà Nội mất nước diện rộng.

Từ hai tuần nay, hàng loạt khu dân cư ở các quận huyện như Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Thanh Oai, Hoài Đức… bị thiếu nước sinh hoạt. Người dân phải xếp hàng đến 1-2h sáng chờ lấy nước từ các xe téc lưu động. Nhiều người phải nhịn tắm, sơ tán sang nhà người thân hoặc khoan giếng.

Trong khi đó Hà Nội đã vào thu được hai tháng, nhu cầu dùng nước sạch của hơn 8,4 triệu dân không cao như mùa hè. Mực nước các sông Hồng, Đà, Đuống – nguồn cung cấp nước mặt cho thành phố, sau thời điểm khô cạn cuối tháng 5 và đầu tháng 6 đã được bổ sung bởi nhiều đợt mưa lũ ở thượng nguồn. Tình trạng thiếu nước đến từ nhiều nguyên nhân và phần lớn không thể giải quyết ngay.





Người dân Khu đô thị Thanh Hà xếp xô chậu đợi lấy nước sạch, đêm 15/10. Ảnh: Ngọc Thành

Người dân khu đô thị Thanh Hà xếp xô chậu đợi lấy nước sạch, đêm 15/10. Ảnh: Ngọc Thành

Giảm khai thác nước ngầm

Hà Nội được đánh giá có lượng nước ngầm dồi dào. Trong tổng số 1,5 triệu m3 nước sạch cung cấp cho thành phố một ngày đêm thì nước ngầm chiếm 770.000 m3, nước mặt 750.000 m3. Tuy nhiên, do khai thác tự phát kéo dài vài chục năm, mực nước ngầm đã sụt giảm, gây sụt lún đất, ô nhiễm asen.

Nhằm bảo vệ nguồn nước ngầm, bảo đảm cấp nước an toàn, bền vững, Thủ tướng ban hành quyết định số 554/2021 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050. Thành phố sẽ ưu tiên khai thác và sử dụng nguồn nước mặt, từng bước giảm dần nước ngầm.

Theo lộ trình, việc khai thác nước ngầm mỗi ngày đêm giảm dần từ 770.000 m3 như hiện nay xuống còn 615.000 m3 đến năm 2025; đến 2030 còn 504.000 m3 và đến 2050 còn 413.000 m3.

Một số nhà máy đã đóng cửa giếng ngầm, như Nhà máy nước Hạ Đình đóng 8/17 giếng, còn 9 giếng đang khai thác luân phiên. Từ nay đến năm 2030, nhà máy chỉ hoạt động với công suất 10.000 m3 một ngày đêm, giảm 1/3 trước đó và đến năm 2050 sẽ đóng tất cả giếng ngầm.

Tương tự, Nhà máy Nước Pháp Vân công suất thiết kế 30.000 m3 một ngày đêm đang giảm khai thác xuống 5.000 m3; sau năm 2030 ngừng các giếng nước ngầm, đưa về chế độ dự phòng.

Hàng loạt dự án nước sạch chậm tiến độ

Giảm nước ngầm, Hà Nội phải tăng khai thác và sử dụng nước mặt để bù đắp. Tuy nhiên, hàng loạt dự án nước mặt đang chậm tiến độ. Quy mô nhất là dự án Nhà máy Nước mặt sông Hồng tại xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng, diện tích hơn 20 ha, công suất 300.000 m3 một ngày đêm, đã chậm gần 3 năm. Kế hoạch ban đầu đưa dự án vào khai thác quý I/2021, nhưng thành phố đã hai lần điều chỉnh, cho phép kéo dài đến quý IV/2024.

Ông Nguyễn Phúc Hoàn, Phó phòng Quản lý đô thị Đan Phượng (đơn vị quản lý hạ tầng đô thị), cho hay dự án đang vào giai đoạn nước rút, dự kiến tháng 11 lắp thiết bị lấy nước thô từ sông Hồng, tháng 12 lắp dây chuyền xử lý trong nhà máy. Vướng mắc hiện nay là mặt bằng nơi đường ống đi qua chưa giải phóng xong; khi làm trạm thu nước thô phải dừng thi công 3 tháng mùa mưa do quy định của Luật Đê điều.





Công trường ngổn ngang tại Nhà máy nước mặt sông Hồng, ảnh chụp chiều 20/10. Ảnh: Hoàng Phong

Công trường ngổn ngang tại Nhà máy Nước mặt sông Hồng, ảnh chụp chiều 20/10. Ảnh: Hoàng Phong

Ngoài dự án trên, Nhà máy Nước mặt sông Đà giai đoạn một hoàn thành năm 2009 với công suất 300.000 m3 một ngày đêm, theo kế hoạch giai đoạn hai đến 2020 nâng lên 600.000 m3, nhưng hiện chưa xong.

Dự án nâng công suất Nhà máy nước Bắc Thăng Long – Vân Trì từ 150.000 lên 200.000 m3 một ngày đêm dự kiến xong trong năm 2018, nhưng đến nay chưa thực hiện. Dự án Nhà máy nước Xuân Mai tại Hòa Bình công suất 200.000 m3 một ngày đêm dự kiến xong vào năm 2020, nhưng hiện mới chuẩn bị đầu tư.

Thiếu mạng lưới cấp nước ngoại thành

Hơn 10 năm qua, sau khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, các huyện phía tây tốc độ đô thị hóa rất nhanh với hàng loạt khu đô thị mới hình thành ở trục đường Lê Văn Lương – Tố Hữu, trục quốc lộ 32 qua huyện Hoài Đức, đại lộ Thăng Long và các khu chung cư phía tây nam như khu đô thị Thanh Hà (Thanh Oai). Tại các khu vực này, dân cư tập trung đông, nhưng nguồn nước và mạng lưới cấp nước sạch không phát triển tương xứng, dẫn đến quá tải.

Theo kết luận giám sát tình hình cung cấp nước sạch do HĐND thành phố công bố cuối tháng 9, mạng cấp nước các quận đồng bộ, đáp ứng 100% nhu cầu của người dân với chỉ tiêu 100-150 lít/người/ngày. Nhưng với ngoại thành, nhiều dự án phát triển mạng cấp nước chậm tiến độ, nhà đầu tư không thực hiện. Hệ quả là 139 xã chưa có nguồn nước sạch tập trung.

Cụ thể, dự án nối mạng cấp nước 14 xã, thị trấn thuộc huyện Hoài Đức do Công ty CP Nước sạch Tây Hà Nội làm chủ đầu tư dự kiến hoàn thành năm 2018, nhưng hiện chưa xong. Huyện này có nhiều xã bị mất hoặc nước chảy yếu từ tháng 6 đến nay chưa thể khắc phục. Các dự án mạng cấp nước cho nhiều xã ở Sóc Sơn, Đông, Anh, Gia Lâm, Chương Mỹ, Xuân Mai, Đan Phượng cũng đều trong tình trạng chậm tiến độ hoặc chưa triển khai.

Thậm chí có một số dự án mạng cấp nước sạch nông thôn chủ đầu tư không thực hiện, như dự án phân phối nước sạch cho 26 xã của huyện Thường Tín, 20 xã thuộc Mỹ Đức, 27 xã ở Ứng Hòa và 17 xã ở Thanh Oai do Công ty CP Nước Aqua One và Công ty Nước mặt sông Đuống làm chủ đầu tư. Kế hoạch dự án hoàn thành vào năm 2020, nhưng hiện chưa hoàn thiện thủ tục để triển khai.

Giá nước sạch không hấp dẫn, nhà đầu tư kêu lỗ

Từ ngày 1/7, giá bán lẻ nước sinh hoạt 10 m3 đầu tiên ở Hà Nội tăng từ 5.973 lên 7.500 đồng và năm 2024 lên 8.500 đồng/m3 một hộ gia đình mỗi tháng. Giá nước sau 10 m3 đầu tiên sẽ tăng lũy tiến.

Giải thích việc tăng giá, tại cuộc họp báo hôm 30/6, Chánh văn phòng UBND thành phố Trương Việt Dũng cho biết 10 năm qua Hà Nội không điều chỉnh giá nước sạch trong khi đó chi phí cấu thành giá nước đã biến động. Do chính sách hạn chế nước ngầm, thành phố phải kêu gọi đầu tư nhà máy nước mặt, giá thành sản xuất cao hơn nước ngầm.

Thành phố đã kêu gọi được 23 nhà đầu tư với 40 dự án cấp nước sạch, trong đó có 11 dự án phát triển nguồn. Sau khi hoàn thành, các dự án sẽ nâng công suất cấp nước sạch toàn thành phố lên hơn 2,3 triệu m3 một ngày đêm; 29 dự án phát triển mạng cấp nước đáp ứng 96% nhu cầu người dân nông thôn (hiện 80%).

Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư gặp khó khăn do giá bán lẻ thấp trong khi chi phí đầu vào ngày càng tăng. Cuối năm 2022, Công ty Nước sạch Tây Hà Nội, đơn vị thực hiện dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho 14 xã và một thị trấn tại huyện Hoài Đức đã đề nghị thành phố tháo gỡ do thua lỗ.

Công ty viện dẫn vùng nông thôn nói chung và huyện Hoài Đức nói riêng dân cư phần lớn là làm nông nghiệp, thu nhập không cao, quen sử dụng nước mưa, giếng khoan…, ít tiêu thụ nước sạch của thành phố. Dân cư thưa thớt, khoảng cách giữa các hộ xa, chi phí đầu tư xây dựng mạng lưới cấp nước lớn, dẫn đến giá thành sản xuất nước cao hơn các đơn vị cấp nước trong cùng địa bàn.

Giá mua nước từ đơn vị cấp nguồn cao, trong khi giá bán cho khách hàng rất thấp do áp dụng bảng giá từ năm 2013 dẫn tới dự án lỗ ngay khi bắt đầu.





Nhà máy nước mặt sông Đuống (Gia Lâm, Hà Nội) đưa vào sử dụng giai đoạn một từ cuối năm 2018. Ảnh:Võ Hải

Nhà máy nước mặt sông Đuống (Gia Lâm, Hà Nội) đưa vào sử dụng giai đoạn một từ cuối năm 2018. Ảnh:Võ Hải

Một bất cập khác được Sở Xây dựng chỉ ra là chênh lệch giá bán buôn giữa các đơn vị cung cấp nguồn nước. Giá bán buôn nước mặt sông Đuống cao hơn nước mặt sông Đà khoảng 3.000 đồng/m3 nên Công ty Viwaco (phân phối nước cho Thanh Xuân, Hoàng Mai, Đống Đa, Hà Đông – nơi cốt nền thấp) mua tối đa nước từ sông Đà. Việc này dẫn tới khu vực có cốt nền cao như Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, dù gần sông Đà lại bị thiếu nguồn nước.

Ông Lê Văn Du, Phó trưởng phòng Hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng Hà Nội, nhận định với tiến độ đầu tư xây dựng nhà máy và vận hành mạng lưới cấp nước như hiện nay, tình trạng khan hiếm nước sạch cục bộ ở nhiều khu vực còn tái diễn. Hè 2024, Hà Nội có nguy cơ thiếu hụt khoảng 50.000 m3 nước một ngày đêm, tập trung ở phía tây và tây nam.

Mục tiêu của chính quyền là đáp ứng đủ nước sinh hoạt cho người dân vào năm 2020 đã không thành và cũng chưa biết bao giờ mới đạt.

Võ Hải – Phạm Chiểu




Source link

Cùng chủ đề

Sau một đêm xếp hàng hứng nước, chung cư ở TP Thủ Đức được cấp nước trở lại

Video: Người dân ở TP Thủ Đức mang xô, chậu xếp hàng chờ lấy nước.Tối 4/4, trả lời VTC News, anh Nguyễn Văn Hoàng (cư dân Ehomes Phú Hữu) cho hay, hiện Công ty cổ phần cấp nước Thủ Đức đã bơm nước lên nhà từng hộ dân sử dụng. Còn trước đó, tuy nước được bơm về bể chứa của chung cư nhưng chưa thể bơm lên từng căn hộ. “Chiều nay nước đã bơm lên tới nhà...

Lý do hàng loạt khu vực ở Hà Nội thiếu nước sạch

Nhiều dự án cấp nước chậm tiến độ, giảm khai thác nước ngầm và giá nước không thu hút nhà đầu tư là nguyên nhân chính khiến Hà Nội mất nước diện rộng. Từ hai tuần nay, hàng loạt khu dân cư ở các quận huyện như Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Thanh Oai, Hoài Đức... bị thiếu nước sinh hoạt. Người dân phải xếp hàng đến 1-2h sáng chờ lấy nước từ các xe téc lưu động. Nhiều...

Hàng loạt khu dân cư ở Hà Nội mất nước

Nhiều khu dân cư ở quận huyện Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Thanh Oai, Hoài Đức... đang mất nước sinh hoạt, gây xáo trộn cuộc sống người dân. Sớm 19/10, hàng trăm cư dân khu đô thị Thanh Hà, huyện Thanh Oai, tiếp tục xếp hàng đợi lấy nước sạch từ xe téc. Các hộ dân đều cử đàn ông, thanh niên trong gia đình mang xô, chậu đến chờ xin nước sạch.Khủng hoảng nước sạch của khu đô...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Bộ Công Thương cầu thị và trách nhiệm trong xây dựng chính sách kinh doanh xăng dầu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu tiến dần hơn đến cơ chế thị trường Luật sư Bùi Văn Thành: Bộ Công Thương rất nỗ lực trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu Trong Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu đang được lấy ý kiến góp ý, Bộ Công Thương xây dựng những...

“Phấn đấu đưa Việt Nam thành quốc gia tiên phong trong an sinh xã hội”

(Dân trí) - "Chúng tôi đang chuyển dần từ lo an sinh xã hội cho một bộ phận yếu thế sang chủ trương huy động tất cả mọi người tham gia và thụ hưởng chính sách xã hội", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ. Chiều 9/10, bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 tại Thủ đô Vientiane (Lào), Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã có buổi làm...

Tăng lương, phụ cấp, miễn học phí cho con nhà giáo

Ngày 8.10, tiếp tục phiên họp 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần thứ 2 với dự án luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp 8 sắp tới. Báo cáo về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) và thẩm tra sơ bộ của các ủy ban QH với dự án luật nhà giáo,  cho hay về chính sách đối với...

TPHCM hỗ trợ 4 tỷ đồng đưa máy bay C-119 về sân bay Tà Cơn

(Dân trí) - Nhằm phát huy giá trị di tích lịch sử, TPHCM quyết định hỗ trợ Quảng Trị 4 tỷ đồng để đưa máy bay C-119 từ Đồng Nai về trưng bày tại Di tích lịch sử Quốc gia sân bay Tà Cơn. Chiều 8/10, lãnh đạo Trung tâm Quản lý di tích và Bảo tàng Quảng Trị thông tin, UBND TPHCM đã quyết định hỗ trợ 4 tỷ đồng để sửa chữa, hồi phục, tháo rã và vận...

Cô gái gây sốt khi đối thoại với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Dân trí) - Kiều Anh cho biết, cô cảm thấy rất ấm lòng và xúc động khi lắng nghe câu trả lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Buổi đối thoại đặc biệt ở trường đại học lâu đời nhất New York Dù đã đăng tải clip chia sẻ về phần đối thoại với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cách đây 2 tuần trên trang cá nhân nhưng hiện tại, Lê Kiều Anh vẫn liên...

Cùng chuyên mục

Cá trích về biển Phú Quốc, dân được mùa, rộn ràng vui

Bắt đầu từ tháng 9 (âm lịch) hằng năm, cá trích từng đàn kéo về vùng biển Phú Quốc sinh sống nhiều nên người dân ở xóm chài Trần Phú (phường Dương Đông) rộn ràng chạy thúng ra khơi săn cá mưu sinh.   Ông Ngô Hoài Đưa (áo đỏ) - ở xóm chài Trần Phú, phường Dương Đông, TP Phú Quốc - cho biết muốn bắt cá trích được nhiều thì nhìn luồng cá chạy trên biển rồi vây lưới...

Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác quốc phòng

Đoàn đại biểu cán bộ chính trị cấp cao Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam, do đồng chí Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị dẫn đầu, đã thăm và làm việc tại Cuba từ ngày 5-9/10 nhằm triển khai nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, hai Quân đội, góp phần củng cố và làm sâu sắc...

Tạo nền tảng vững chắc cho hợp tác toàn diện, hiệu quả giữa Việt Nam và Hàn Quốc

NDO - Sáng 10/10, nhân dịp dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị cấp cao liên quan tại thủ đô Viêng Chăn, Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. (Ảnh: Nhật Bắc/VGP) Tại cuộc hội kiến, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng về thành công của cuộc điện đàm...

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 10/10/2024: Ukraine sắp mất Toretsk

Kênh Military Summary đưa tin, tại Siversk, vị trí địa lý cho thấy, quân đội Nga đã kiểm soát được phần phía đông Hryhorivka. Binh sĩ Nga đã được ghi nhận hiện diện tại ngôi làng phía tây Serebrianka. Tuy nhiên, liên quan đến mặt trận Siversk, blogger người Nga Rybar đã công bố một báo cáo trong đó tuyên bố rằng, những thành công mới nhất của phía Nga cần...

Sau 9 tháng tăng trưởng, du lịch Việt có thể “cán mốc” đón 17 triệu du khách

Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố rủi ro, song các chuyên gia ngành du lịch Việt vẫn cho rằng toàn ngành có khả năng cán mốc đón 17 triệu khách quốc tế sau mùa cao điểm cuối năm nay.   Với lượng khách quốc tế đến được các chuyên gia đánh giá tăng trưởng tích cực 9 tháng qua, đa số các thị trường đã phục hồi hoàn toàn, thậm chí một số thị trường còn tăng...

Mới nhất

Loạt quan chức Fed ủng hộ tiếp tục cắt giảm lãi suất, áp lực tỷ giá hạ nhiệt cuối năm 2024

Vừa qua, một loạt quan chức của Fed đã đưa ra ý kiến xoay quanh chính sách cắt giảm lãi suất cơ bản. Nói về sự đồng thuận của các...

Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác quốc phòng

Đoàn đại biểu cán bộ chính trị cấp cao Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam, do đồng chí Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị dẫn đầu, đã thăm và làm việc tại Cuba từ ngày 5-9/10 nhằm triển khai nhận...

Vụ nợ 1.000 sổ đỏ: Yêu cầu lãnh đạo chủ đầu tư bàn giao hồ sơ bồi thường

Ngày 10/10, ông Nguyễn Như Công, Chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam  đã ký thông báo truyền đạt ý kiến của ông Trần Nam Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - về đánh giá tình hình thực hiện các dự án do Công ty cổ phần Bách Đạt An (sau đây gọi tắt là Công ty...

Giá xăng dầu bật tăng dữ dội, RON 95 vọt lên hơn 21.000 đồng/lít

Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay. So với kỳ điều hành trước đó, giá xăng E5 được điều chỉnh tăng 990 đồng/lít, giá bán là 19.840 đồng/lít. Giá xăng RON 95 tăng tới 1.260 đồng/lít, giá...

Tạo nền tảng vững chắc cho hợp tác toàn diện, hiệu quả giữa Việt Nam và Hàn Quốc

NDO - Sáng 10/10, nhân dịp dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị cấp cao liên quan tại thủ đô Viêng Chăn, Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. (Ảnh: Nhật...

Mới nhất