Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGỡ khó cho tự chủ ĐH trong 'mạng nhện' chính sách

Gỡ khó cho tự chủ ĐH trong ‘mạng nhện’ chính sách


Trong các ngày 19 và 20.10, tại Đà Nẵng, Bộ GD-ĐT tổ chức một số cuộc hội thảo lấy ý kiến góp ý cho việc xây dựng dự thảo đề án tự chủ ĐH ở VN giai đoạn 2024 – 2030.

Gỡ khó cho tự chủ ĐH trong 'mạng nhện' chính sách  - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn (phải) chủ trì hội thảo tại Đà Nẵng về việc góp ý để hoàn thiện dự thảo đề án tự chủ ĐH ở VN giai đoạn 2024 – 2030

Theo ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, các trường ĐH và các chuyên gia cũng như Bộ GD-ĐT có trách nhiệm để xã hội nhận thấy nếu không thay đổi thì những khó khăn đang gặp phải là nguy cơ cho chiến lược phát triển của đất nước. Phát triển nguồn lực chất lượng cao, phát triển khoa học công nghệ, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, rồi trở thành đất nước có thu nhập trung bình cao năm 2030…, tất cả các mục tiêu đó có nguy cơ không đạt được nếu GD ĐH không thay đổi. Cho nên nội dung đề án phải chỉ ra những “điểm nghẽn” thực sự mà nếu không thay đổi thì sẽ dẫn đến hậu quả. Khi phát hiện được rồi, việc còn lại là tìm giải pháp giải quyết đúng cái “điểm nghẽn” đó thì cũng không quá khó.

NHIỀU VƯỚNG MẮC TRONG PHÂN CHIA QUYỀN HẠN

Theo GS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội, xung quanh các nội dung liên quan tới vấn đề hội đồng trường (HĐT), cần phải xác định vấn đề gốc khi tự chủ là quá trình phân quyền. Phải xác định việc phân quyền đó lấy ở đâu. Nếu phân quyền mà không xác định được quyền đó lấy ở đâu thì sẽ có chuyện tranh chấp quyền lực trong nội bộ của một tổ chức, từ đó dẫn đến xung đột, mà trên thực tế một số đơn vị đã vướng phải.

GS Thanh lưu ý quyền hạn của HĐT phải lấy từ sự ủy thác từ cơ quan quản lý, nhưng lại chịu sự phụ thuộc rất nhiều vào các cơ quan quản lý. “Nếu chúng ta ủy thác mạnh hơn cho HĐT thì HĐT mới thực quyền. Thành viên HĐT phải là những người có thực quyền chứ không chỉ là đại diện theo kiểu mặt trận cho đầy đủ các thành phần như khi vận hành. Nó sẽ diễn ra sự tranh chấp quyền lực trong HĐT và ban giám hiệu”, GS Thanh nói.

Gỡ khó cho tự chủ ĐH trong 'mạng nhện' chính sách - Ảnh 2.

Hiệu trưởng, lãnh đạo các trường ĐH trong phiên họp toàn thể Hội đồng hiệu trưởng các trường ĐH tại TP.HCM. Cần giải quyết những vướng mắc về quyền hạn giữa chủ tịch HĐT và hiệu trưởng.

ẢNH MINH HỌA: NHẬT THỊNH

Vẫn theo GS Thanh, nguyên tắc quản lý phân quyền là quyền lực nhà nước các lĩnh vực khác nhau giao cho các bộ ngành khác nhau, quyền lực đó được chuyển vào các tổ chức đệm như HĐT. Hiện nay HĐT không được ủy thác các quyền lực của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan mà đang sử dụng một số phần quyền lực của Đảng ủy và một số quyền lực của ban giám hiệu. “Cái bánh quyền lực (xin được tạm gọi như thế) trước đây vốn dĩ đã nhỏ vì phân quyền chưa đủ mạnh, giờ đây có sự tranh chấp về quyền liên quan tới quyền quyết định nên dẫn tới các câu chuyện khác về vấn đề quyền lợi”, GS Thanh chia sẻ.

Tuy nhiên, PGS Phạm Ngọc Thạch, Chủ tịch HĐT ĐH Hà Nội, cho rằng chủ tịch HĐT và các thành viên cốt cán HĐT cần phải có quan điểm rõ ràng: HĐT vai trò quản trị, đừng đòi tham gia việc quản lý. “Nhiều lúc chỉ vì chủ tịch HĐT muốn tham gia vào công tác quản lý của trường, một số việc đáng lẽ giao cho hiệu trưởng, ví dụ bổ nhiệm một trưởng phòng hay trưởng khoa, HĐT giao cho hiệu trưởng bổ nhiệm theo nguyên tắc của Đảng về công tác cán bộ, thì sẽ giải quyết được những vướng mắc khó khăn trong mối quan hệ giữa HĐT và ban giám hiệu hiện nay”, ông Thạch nêu vấn đề.

Gỡ khó cho tự chủ ĐH trong 'mạng nhện' chính sách - Ảnh 3.

Mục tiêu của đề án tự chủ ĐH ở VN giai đoạn 2024 – 2030 là phải tạo ra nguồn lực cho các trường ĐH phát triển

PHẢI TẠO RA NGUỒN LỰC CHO CÁC TRƯỜNG ĐH PHÁT TRIỂN

Theo GS Phạm Hồng Quang, Chủ tịch HĐT ĐH Thái Nguyên, trong 3 quyền tự chủ (tài chính, bộ máy, học thuật) thì đề án cần cố gắng làm rõ: tài chính và bộ máy là phương tiện để đạt đến cái cuối cùng là tự do sáng tạo, tự do học thuật, cống hiến của ĐH với đất nước. Từ đây giải tỏa cách suy nghĩ cho một số bộ ngành có liên quan tới việc quản lý tiền, để họ hiểu rằng nếu hai vấn đề tài chính và tổ chức – bộ máy thông thoáng được thì trường ĐH đủ sức tồn tại.

Hành động rất cụ thể là có thể cho các hiệu trưởng vay một khoản tiền “ra tấm ra món” vào đầu nhiệm kỳ, để họ có thể làm được việc trong nhiệm kỳ của mình. “Mở đầu nhiệm kỳ thì hiệu trưởng cùng với HĐT suy nghĩ để cùng nhau xem cần phải làm được gì. Hiện nay trường ĐH chỉ tích lũy được vài chục hay vài trăm tỉ đồng, được năm nào chi năm đó, cuối cùng hết mất. Nếu nhà nước cho hiệu trưởng vay tiền để hiệu trưởng có được một nguồn lực tài chính lớn thì rất tốt”, GS Quang đề xuất. Nhưng GS Quang cũng lưu ý: “Trong một hệ thống mạng nhện về chính sách thì con đường đi bằng việc soạn một đề án như thế này là ổn, nhưng sớm hay muộn cũng phải sửa luật GD ĐH”.

Theo GS Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch HĐT ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội, sở dĩ Chính phủ cho tự chủ là bởi các trường thiếu nguồn lực. Cho nên mục tiêu của đề án này là phải tạo ra nguồn lực cho các trường ĐH phát triển. “Nguồn lực thứ nhất là tiền. Tiền nhà nước không cấp. Để có nguồn lực tiền thì phải được tự quyết định học phí. Trường ĐH Công nghệ tự chủ rồi, nhà nước không cấp rồi, nhưng học phí không tăng, trong khi đó đào tạo tốt. Trường khác được thu 60 triệu, Trường ĐH Công nghệ chỉ được thu 20 triệu là bất công”, GS Đức bày tỏ.

TỰ CHỦ TRONG TÌNH TRẠNG ‘NÉM ĐÁ DÒ ĐƯỜNG’

PGS Nguyễn Ngọc Vũ, Giám đốc ĐH Đà Nẵng, cho rằng một trong những vướng mắc lớn nhất là hệ thống chưa đồng bộ, chưa nhất quán. Các trường tham gia tự chủ hiện nay cứ như là “ném đá dò đường”. Chính sách thuế với các trường tự chủ đến giờ cũng không biết có gì hay không! Bên cạnh các lĩnh vực được tự chủ mạnh mẽ thì một số lĩnh vực, đặc biệt là về tự chủ học phí đang vướng. Trường ĐH vừa được tự chủ xong thì bị cắt ngân sách, nhưng học phí mấy năm vừa rồi không cho tăng. “Đã cắt ngân sách thì phải cho tự chủ về học phí”, PGS Vũ bức xúc.

Gỡ khó cho tự chủ ĐH trong 'mạng nhện' chính sách - Ảnh 4.

Theo đại diện các trường ĐH, bên cạnh các lĩnh vực được tự chủ mạnh mẽ thì một số lĩnh vực, đặc biệt là về tự chủ học phí đang vướng

TS Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp dệt may Hà Nội, nhất trí cao với ý kiến của PGS Vũ khi nói về chính sách thuế chưa rõ ràng. Vì chưa rõ ràng mà khi cơ quan thuế vào thanh kiểm tra ở đơn vị nào thì đơn vị đó chịu hậu quả tương đối nặng. Trong giai đoạn 2019 – 2022, do bị Covid-19, các trường đều rất khó khăn, đồng thời rất lo lắng vì chưa biết tương lai thế nào. Vì thế mà mỗi trường đều phải “thắt lưng buộc bụng” mỗi năm để lại một chút dành cho các năm sau, nhằm phòng chống rủi ro. Nhưng cái phần phòng chống rủi ro đó đã bị truy thu thuế.

“Một bất cập khác, khi thuế vào kiểm tra thì đã đề xuất thu thuế 2% với khoản học phí mà trường không thể hạch toán được theo kiểu lấy doanh thu trừ chi phí. Học phí chiếm 80 – 90% nguồn thu của các trường nói chung. Nếu giờ nhà nước thu thuế 2% thì thực chất nhà trường phải thu của người học. Trong khi đó, nhà nước không có chủ trương thu thuế của người học khi nộp cho các trường”, TS Hiệp cho biết. 

Điểm nghẽn về chính sách cơ chế tài chính

Theo ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, một trong những điểm nghẽn trong tự chủ ĐH hiện nay là chính sách cơ chế tài chính. Đây là quan điểm đầu tư và đầu tư cho phát triển. Đầu tư cho phát triển thì nhà nước phải đầu tư, cũng như xã hội đầu tư thế nào để mang hiệu quả cao nhất, chứ không phải là cơ chế cào bằng.

Các trường không mong muốn việc để có mức tự chủ tài chính cao lại bị cắt kinh phí, bị hàng loạt thiệt thòi đi kèm theo như chính sách thuế, tiền sử dụng đất… Nó là sự bất công khi trường ĐH tự chủ, nhà nước không phải cấp chi thường xuyên nữa, nhưng lại phải trả rất nhiều thuế, không được ưu đãi nữa hoặc phải chịu nhiều cái thiệt thòi khác.

Do đó, quan điểm của Bộ GD-ĐT là không phải tự chủ thì có thể dồn gánh nặng nguồn lực tài chính của ĐH cho học phí và không cần ngân sách nhà nước. Nguồn lực nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo. Bởi vì nhà nước có lợi ích (lợi ích công). Người học cũng phải đầu tư. Nhưng nhà nước cũng phải đầu tư để mang lại lợi ích công. Chính Nghị quyết 29 đã khẳng định nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong phát triển GD ĐH.



Source link

Cùng chủ đề

Các khoản phí bủa vây tân sinh viên, ‘con đi học cả nhà phải nhịn miệng’

Mùa tuyển sinh năm nay, em Đỗ Bảo Long (18 tuổi, Đắk Lắk) trở thành tân sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam. Thế nhưng niềm vui chưa được bao lâu, thông báo trúng tuyển đi kèm số tiền cần phải đóng trước ngày nhập học, nam sinh và gia đình chuyển sang trạng thái lo âu.Theo yêu cầu của trường, trước khi đến nộp hồ sơ nhập học trực tiếp, tân sinh viên phải tạm đóng...

Điểm chuẩn ngành Trí tuệ nhân tạo, có trường lấy hơn 28 điểm

Tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia TPHCM), ngành Trí tuệ nhân tạo lấy điểm chuẩn cao nhất với 28,3 điểm (cao hơn năm 2023 lấy 27,8 điểm). Tương đương, thí sinh cần đạt mỗi môn khoảng 9,5 điểm mới trúng tuyển.Năm 2024 - 2025, học phí ngành Trí tuệ nhân tạo tại trường là khoảng 32,8 triệu đồng/năm đối với chương trình chuẩn.Tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học...

Nghiêm cấm giao chỉ tiêu ủng hộ cho phụ huynh, học sinh

Sở GDĐT Hà Nội yêu cầu các trường không quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh. Ảnh: Vân Trang Nhà trường không giao chỉ tiêu vận động tài trợ cho giáo viên, phụ huynhTheo hướng dẫn mới nhất của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nghệ An về công tác quản lý thu, chi năm học 2024 – 2025 tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

BIDV nhận giải thưởng ‘Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam’

Ngày 12/9, tại Singapore, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được vinh danh với giải thưởng 'Vietnam's Best Digital Bank' (Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam). Giải thưởng được Tạp chí Euromoney bình chọn và trao trong khuôn khổ chương trình 'Awards for Excellence 2024' với sự tham gia của các ngân hàng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là năm thứ 2 liên tiếp BIDV nhận giải ở hạng...

Việt Nam lần đầu tiên có đường bay thẳng tới Ý, giá siêu hấp dẫn

Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines sẽ chính thức mở đường bay thẳng từ Hà Nội đến thành phố Milan, nước Ý từ 1/7/2025. Với đường bay mới này, Vietnam Airlines sẽ trở thành hãng bay Việt Nam đầu tiên và duy nhất khai thác đường bay thẳng đến Ý. Theo thông tin mới công bố, Vietnam Airlines sẽ khai thác đường bay giữa Hà Nội - Milan bằng máy bay thân rộng Boeing 787 với 3 chuyến khứ hồi mỗi tuần,...

Vietjet mở bán sớm 2,6 triệu vé tết 2025, giá chỉ từ 890.000 đồng

Phục vụ người dân và du khách lên kế hoạch bay Tết Nguyên đán 2025, Vietjet mở bán sớm 2,6 triệu vé bay trong giai đoạn từ 15.1.2025 - 12.2.2025 (tức 16 tháng chạp năm Giáp Thìn đến ngày 15 tháng giêng năm Ất Tỵ). Theo đó, giá vé bay trên các chặng bay như TP.HCM đi Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Nha Trang, Đà Lạt… chỉ từ 890.000 đồng và 1,790 triệu đồng đối với các chặng bay...

Khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Cairo, Ai Cập

Hãy cùng khám phá những địa điểm du lịch lịch sử nổi tiếng tại thành phố Cairo này,...

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ từ Tết Trung thu

“Tết Trung thu năm nay, nhà trường và gia đình nên giáo dục trẻ hướng đến và biết sẻ chia với các bạn nhỏ vùng lũ”.

Ngành Kinh tế đông ứng viên được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư nhất năm 2024

Ứng viên ngành Kinh tế được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024Theo danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024,...

Thí điểm dùng tiếng Anh dạy học, TP.HCM chuẩn bị ra sao?

Lợi thế từ đội ngũ giáo viênTheo TS Nguyễn Thanh Bình, trưởng khoa tiếng Anh (Trường đại học Sư phạm TP.HCM), lợi thế lớn...

Cùng chuyên mục

Cựu sinh viên ‘rút ruột’ 90% tiền ủng hộ đồng bào bị bão lũ

TPO - Được ủy quyền thay mặt câu lạc bộ ủng hộ số tiền 11.232.000 đồng nhưng H.T chỉ chuyển 1.123.200 đồng, thấp hơn mức công bố 10.108.800 đồng. Vụ việc được phát hiện sau khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công bố sao kê. Sự việc trên xảy ra ở Câu lạc bộ dự nguồn (CLB) thuộc Hội Sinh viên Trường Cao đẳng Công Thương TPHCM. Ngay sau đó, Đoàn thanh niên – Hội...

Từ câu chuyện sao kê mùa lũ lụt…

Rất cần xử lý nghiêm các hành vi gian dối "phông bạt từ thiện" trong mùa lũ lụt để duy trì niềm tin của cộng đồng xã hội và tinh thần thượng tôn pháp luật.

Diễn biến mới vụ phụ huynh bức xúc tiền ‘bảo trì ti vi’ 100.000 đồng/học sinh

Liên quan vụ “Phụ huynh bức xúc vì bị thu tiền 'bảo trì ti vi' 100.000 đồng/học sinh” gây tranh cãi, Trường TH-THCS-THPT Hồng Bàng (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) vừa có thông báo về việc ngừng thu khoản phí này trong năm học 2024-2025. Cụ thể, theo kế hoạch họp phụ huynh đầu năm, nhà trường đã vận động phụ huynh đóng góp khoản phí bảo trì ti vi 100.000 đồng/học sinh/năm. Theo nhà trường, sau khi ghi...

Đề nghị miễn, giảm học phí cho sinh viên bị ảnh hưởng bão Yagi

Nội dung trên được nêu trong công văn Bộ GD&ĐT gửi các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau bão Yagi, ngày 17/9.Bộ GD&ĐT nhận định, thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt các tỉnh phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề về tài sản, tính mạng bởi cơn bão số 3...

Hoạt động dạy và học trở lại bình thường sau bão Yagi

Theo tổng hợp của Sở Giáo dục và Đạo tạo tỉnh Thái Nguyên, năm học 2024-2025, toàn tỉnh có 686 cơ sở giáo dục, gồm 245 trường mầm non, 203 trường tiểu học, 191 trường THCS, 36 trường...

Mới nhất

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp Đại sứ Áo trình Quốc thư

Tiếp Đại sứ Áo Philipp Aga Tho Nos trình Quốc thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ tin tưởng, với kinh nghiệm và sự năng động của mình, Ngài Đại sứ sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ Việt – Áo phát triển hơn nữa. Khẳng định Nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương của...

Hai tiếng “ĐỒNG BÀO”, hai tiếng “VIỆT NAM”

(NADS) - Trong những ngày người dân phía Bắc vùng bị thiệt hại nặng nề vì thiên tai, thì hai tiếng "ĐỒNG BÀO" hai tiếng "VIỆT NAM" được nhắc đến nhiều nhất. Và hình ảnh lãnh đạo Đảng, Chính phủ đến tận vùng lũ, thiên tai tàn phá động viên người dân, chỉ đạo cơ sở khắc phục...

Hàng chục ngàn lượt đoàn viên, sinh viên Hà Nội tham gia khắc phục hậu quả bão

Nhằm chung sức khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra, trong tuần qua, hàng ngàn lượt đoàn viên, sinh viên của các trường đại học, cao đẳng, học viện trên địa bàn Hà Nội đã tham gia các hoạt động hỗ trợ người dân tại Hà Nội và các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào...

Hướng dẫn lựa chọn nhà thầu khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão

Hướng dẫn lựa chọn nhà thầu khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bãoCác bộ, ngành và địa phương có thể áp dụng quy trình chỉ định thầu rút gọn đối với các gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả bão số 3 và...

Cần Thơ đấu giá nhiều khu “đất vàng”

Tổng số khu đất đưa ra đấu giá là 14 khu, với tổng diện tích 238.323,36 m2. UBND TP. Cần Thơ vừa ban hành Quyết định số 2023/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2024. Mục...

Mới nhất