Ngoại trưởng Kuleba cảnh báo về tương lai OSCE, cựu quan chức Mỹ phủ nhận khả năng Washington ‘liên minh’ với Kiev là tin tức đáng chú ý về tình hình Ukraine.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cảnh báo về tương lai của OSCE. (Nguồn: Kiev Post) |
* Đại sứ Nga: Quan điểm của Ba Lan về Ukraine hậu bầu cử sẽ không thay đổi: Ngày 16/10, Đại sứ Nga tại Ba Lan Sergey Andreyev tuyên bố lập trường của Warsaw về vấn đề Ukraine sẽ không thay đổi sau cuộc bầu cử Quốc hội Ba Lan trước đó một ngày.
Theo kết quả sơ bộ tính đến 15 giờ 45 (giờ địa phương) ngày 16/10, với 63,81% số phiếu được kiểm, đảng Luật pháp và Công lý (PiS) cầm quyền đang dẫn đầu với 37,52% số phiếu ủng hộ và nhiều khả năng sẽ giành chiến thắng, trong khi Liên minh Dân sự đối lập về thứ 2 với 31,6% số phiếu.
Tuy nhiên, kết quả thăm dò cho thấy PiS có thể chỉ giành 200/460 ghế. Ngược lại, Liên minh Dân sự có thể nhận tới 246 ghế. Như vậy, lực lượng đối lập này đang đứng trước cơ hội lớn để đứng ra thành lập chính phủ. Dự kiến, Ủy ban Bầu cử Quốc gia Ba Lan sẽ công bố kết quả chính thức cuối cùng trong ngày 17/10.
* Ukraine cảnh báo về “cái chết từ từ” của OSCE: Ngày 16/10, phát biểu tại họp báo với sự tham dự của Chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) Bujar Osmani, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho rằng mọi thứ Nga làm đang gây nguy hại cho tổ chức này.
Ông cảnh báo rằng OSCE có thể đối mặt với “cái chết từ từ” nếu Nga tiếp tục là thành viên, đồng thời kêu gọi tổ chức này hướng tới “một cuộc sống mới không có Nga”.
Kiev đã nhiều lần kêu gọi loại Moscow ra khỏi các tổ chức quốc tế do xung đột ở Ukraine, trong đó có G20, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tất cả các tổ chức thể thao lớn.
Nga cũng liên tục cáo buộc phương Tây tìm cách phá hoại và “chiếm đoạt” OSCE, cho rằng tổ chức này đã quay lưng lại với các nguyên tắc thành lập.
Trước đó, OSCE được thành lập vào tháng 8/1975, với mục tiêu làm giảm bớt căng thẳng giữa hai bên trong Chiến tranh Lạnh và giúp các thành viên phối hợp trong các vấn đề như nhân quyền và kiểm soát vũ khí. Tổ chức này thường cử quan sát viên tới các xung đột và bầu cử trên khắp thế giới. OSCE cũng triển khai các chương trình nhằm chống lại nạn buôn người và bảo đảm tự do truyền thông.
Kể từ khi nổ ra xung đột ở Ukraine Ukraine, OSCE đã gặp khó khăn khi Nga đã chặn các quyết định quan trọng, vốn đòi hỏi phải có sự đồng thuận để triển khai.
* Cựu quan chức Mỹ: Kiev không phải đồng minh Washington: Cuối tuần qua, trong bài viết đăng trên mạng xã hội X, cựu Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về chiến lược và phát triển lực lượng Mỹ (2017-2018) Elbridge Colby khẳng định: “Ukraine chưa bao giờ là đồng minh, và chúng tôi chưa bao giờ cam kết bảo vệ nước này”. Ông lưu ý “sự tin tưởng vào liên minh với Mỹ đã không còn” khi xung đột bùng phát tại Ukraine hồi tháng 2/2022.
Nhận định này được ông Colby, người hiện đang đứng đầu Viện nghiên cứu Sáng kiến Marathon (Mỹ), đưa ra để đáp trả bình luận của một người dùng mạng X khác. Trước đó, người này đã cho rằng việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan một cách bất thành đã khuyến khích Nga có hành động quân sự chưa đầy 6 tháng sau.
Ông Colby đồng tình rằng “sự thất bại khi rút quân khỏi Afghanistan” đã làm tổn hại uy tín của Mỹ ở thấp hơn so với đánh giá. Theo cựu quan chức này, xứ cờ hoa luôn sát cánh cùng các đồng minh thực sự ở châu Âu và châu Á, trong khi Afghanistan có phần không cần thiết: “Mối quan hệ của chúng tôi với các đồng minh lâu đời khác quan hệ với Afghanistan và mối đe dọa từ Trung Quốc hoặc Nga lớn hơn Taliban”, đó là lý do “NATO và các liên minh Đông Bắc Á của chúng tôi đã không sụp đổ. Đối thủ của chúng tôi cũng không tấn công”.