Trang chủChính trịChủ quyềnKhai thác hiệu quả tài nguyên để phát triển bền vững

Khai thác hiệu quả tài nguyên để phát triển bền vững


Bài 1: Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về khoáng sản

(TN&MT)- Từ khi Luật Khoáng sản 2010 đi vào thực tiễn đã giúp địa phương quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên khoáng sản, đáp ứng một phần nhu cầu nguyên vật liệu cho việc phát triển kinh tế – xã hội, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho người dân địa phương.

Khai thác đi vào nề nếp

Quảng Nam là địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng với gần 45 loại, trong đó nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn, có giá trị kinh tế cao như: vàng, cát, cát trắng, đá xây dựng. Nguồn lợi khoáng sản phong phú một mặt đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ trong công tác quản lý.

h1(1).jpg
Hoạt động khai thác khoáng sản tại Quảng Nam dần đi vào nề nếp

Theo ông Trần Thanh Hà – Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam, hoạt động khai thác khoáng sản tại địa phương trước khi Luật Khoáng sản 2010 có hiệu lực, quy định pháp luật khoáng sản không bắt buộc phải thăm dò, đánh giá trữ lượng khoáng sản trước khi xin cấp Giấy phép khai thác khoáng sản nên hồ sơ, thủ tục tương đối đơn giản, thời gian thực hiện và giải quyết hồ sơ, thủ tục tương đối ngắn, do đó số lượng Giấy phép khai thác khoáng sản được cấp tại địa phương tương đối nhiều.

Trong khi đó, đặc điểm của địa phương là các loại khoáng sản phân bố phân tán trên diện rộng, chủ yếu ở khu vực trung du, miền núi, nơi có địa hình hiểm trở, không tập trung nên khó khăn trong việc quản lý, bảo vệ khoáng sản của các cấp, các ngành. Bên cạnh đó, môt số doanh nghiệp cũng lợi dụng những “kẻ hở” trong thi hành pháp luật để trục lợi.

Từ khi Luật Khoáng sản 2010 đi vào thực tiễn đã tạo hành lang pháp luật để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Trong đó, nổi bật nhất là đã nâng cao hiểu biết pháp luật, tạo chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động của các đảng viên, cán bộ công chức, người dân, doanh nghiệp đối với công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm trong hoạt động khai thác khoáng sản. Nhân dân đã có sự tham gia vào công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác, giám sát việc thi hành pháp luật khoáng sản trên địa bàn.

h2(1).jpg
Việc triển khai Luật Khoáng sản năm 2010 đã mang lại một số kết quả đáng ghi nhận tại tỉnh Quảng Nam

Bên cạnh đó, Luật Khoáng sản 2010 đã phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các ngành, các cấp trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Trong thời gian qua, các lực lượng chức năng đã phát hiện, ngăn chặn, xử lý rất nhiều trường hợp vi phạm trong khai thác khoáng sản (kể cả trái phép lẫn có phép), khởi tố 10 vụ với 23 bị can, qua đó góp phần cảnh tỉnh, răn đe, giáo dục phòng ngừa chung. Vì vậy, tình trạng vi phạm pháp luật của doanh nghiệp được cấp phép và khai thác khoáng sản trái phép đã giảm đáng kể, không còn điểm nóng.

Đặc biệt, hoạt động khai thác khoáng sản được cấp phép đã tận dụng và khai thác được tiềm năng khoáng sản của địa phương, góp phần đáp ứng nhu cầu nguyên nhiên vật liệu cho phát triển kinh tế – xã hội, tăng nguồn thu cho ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, giảm thiểu khai thác khoáng sản trái phép,…

Thêm công cụ quản lý cho địa phương

Huyện miền núi Phước Sơn có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, đặc biệt là khoáng sản vàng phân bố nhỏ, lẻ với 8 khu vực quy hoạch khai thác phân bố trên địa bàn 6 xã với tổng diện tích là 150ha. Theo ông Võ Văn Hiếu – Phó Trưởng phòng TN&MT huyện Phước Sơn, từ khi Luật Khoáng sản có hiệu lực thi hành và thực hiện các văn bản của Tỉnh ủy, HĐND- UBND tỉnh và Sở TN&MT tỉnh, địa phương đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về khoáng sản, bảo vệ môi trường (BVMT), đồng thời ban hành nhiều các văn bản kiểm tra, giám sát của HĐND, tăng cường quản lý, phối hợp chốt chặn, đôn đốc thực hiện các nghĩa vụ,… nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý hoạt động khoáng sản.

h4.jpg
Phòng TN&MT huyện Đại Lộc kiểm tra tình hình chấp hành các quy định pháp luật khai thác khoáng sản của doanh nghiệp

Thông qua việc tuyên truyền, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản đã nhận thức và tự giác chấp hành pháp luật, nhân dân đã có sự tham gia vào công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác cũng như BVMT. Đối với việc kiểm tra, giám sát đã có những chấn chỉnh kịp thời các trường hợp sai phạm nhằm từng bước đưa công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

Theo ông Võ Ngọc Tốt – Trưởng phòng TN&MT huyện Đại Lộc, trên địa bàn huyện có 13 doanh nghiệp đang hoạt động khai thác khoáng sản theo giấy phép được cấp. Các doanh nghiệp đang hoạt động khai thác khoáng sản đã lập bản cam kết trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động khai thác khoáng sản, cam kết về lắp đặt camera giám sát (dữ liệu đầu ghi lưu trữ phải đảm bảo thời gian ít nhất 45 ngày kể từ khi kiểm tra) và trạm cân, đồng thời cung cấp đường truyền, dữ liệu cho UBND huyện và cơ quan chức năng và địa phương nơi có mỏ khoáng sản.

Công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác và quản lý khoáng sản sau cấp phép luôn được UBND huyện Đại Lộc chú trọng, chỉ đạo thực hiện thường xuyên. Đặc biệt, gần đây có thực trạng cát, sỏi lên giá do thiếu nguồn cung, UBND huyện đã trực tiếp chỉ đạo Phòng TN&MT phối hợp với địa phương nơi có mỏ, kiểm tra thực tế và làm việc với các doanh nghiệp, đề nghị đưa mỏ vào hoạt động nhằm bình ổn giá, góp phần lớn trong việc cung cấp nguồn cát, sỏi cho thị trường, đưa giá cát, sỏi bán tại mỏ của các doanh nghiệo về một giá theo quy định của UBND tỉnh.

h5.jpg
Đa số các mỏ khoáng sản đã thực hiện lắp đặt trạm cân, camera…theo quy định

“Mới đây địa phương đã kịp thời chấn chỉnh và đình chỉ hoạt động của 1 doanh nghiệp vi phạm trong khai thác sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh của báo chí. Đây là biện pháp nhằm răn đe, cảnh tỉnh các doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật”- ông Tốt thông tin.

Ghi nhận công tác bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản tại các địa phương Núi Thành, Quế Sơn, Đại Lộc, Điện Bàn, Nam Giang, Phước Sơn (Quảng Nam)… như mỏ đá Núi Trà, Đông Hòa Vân, Chu Lai, Hưng Long (Núi Thành); Đại Hưng, Nông Lâm Đất Việt, Quang Cử, An Lộc Viên (Đại Lộc); mỏ đá Khe rọm của công ty CP Bóng đá FUTSAL (Nam Giang); các mỏ Hố Hữu, Thiên An Khương, Quảng Phú, Hood chứa nước Lộc Đại (Quế Sơn)… và đa số mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phước Sơn cơ bản tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật, khai thác khoáng sản đảm bảo an toàn, giảm tối đa tác động đến môi trường. Song bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động khai thác và quản lý khoáng sản tại Quảng Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, tồn tại gây cản trở, thất thoát nguồn tài nguyên khoáng sản cần được khắc phục, tháo gỡ.

Từ năm 2016 đến nay, Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam tiến hành kiểm tra, thanh tra tại 75 tổ chức, đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản. Qua thanh tra, kiểm tra, đã xử phạt vi phạm hành chính 60 tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về lĩnh vực TN&MT trong hoạt động khai thác khoáng sản, với tổng số tiền hơn 6,5 tỷ đồng. Đồng thời, buộc các đơn vị vi phạm nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp từ khai thác khoáng sản là 1,42 tỷ đồng; đình chỉ hoạt động 2 tháng đối với 1 đơn vị.

Kỳ 2: Nhận diện những bất cập



Nguồn

Cùng chủ đề

Đảm bảo đủ nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng

Mục tiêu của Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1626/QĐ-TTg ngày 15/12/2023 (Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng) đảm bảo hiệu lực, hiệu quả. Cụ thể hoá các giải pháp nhằm thu hút...

Dự luật Địa chất và Khoáng sản đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết: Việc xây dựng, ban hành Luật Địa chất và Khoáng sản phải đáp ứng yêu cầu...

Tăng tốc xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản

Dự án Luật Địa chất và Khoáng sản được Ban soạn thảo, Tổ biên tập thành lập theo Quyết định số 476/QĐ-BTNMT ngày 6/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng; được Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương; các Hội nghề nghiệp, Hiệp hội khai thác khoáng sản; Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam...

Ngành Tài nguyên và Môi trường triển khai nhiệm vụ năm 2024

Tham dự Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 có ông Nguyễn Trọng Hài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai; ông Hồ Cao Khải, Giám Sở TN&MT Lào Cai, cùng hơn...

Phá đấu giá

Xây dựng Dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản mới đây, những người làm luật và cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia, các nhà quản lý đều cho rằng, cần thiết quy định cụ thể hơn, chặt chẽ hơn nội dung đấu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

30 năm Việt Nam tham gia Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal

Tiếp thu các ý kiến, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu cho biết, đây là những gợi ý để Việt Nam tiếp tục hành trình bảo vệ tầng ô-dôn, đặc biệt trong việc thiết kế các quy định quản lý, triển...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Tân Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hứa tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trước hết là thực hành lời dạy của Bác Hồ đối với người cán bộ kiểm sát nhân dân phải công minh,...

Thủ tướng chia sẻ về ‘6 điểm tựa Việt Nam’

Điểm tựa thứ sáu là tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc ta, của mỗi người khi khó khăn, thách thức, càng áp lực lại càng nỗ lực, phấn đấu vươn lên, vượt qua giới hạn của bản thân, với tinh thần "biến không...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc...

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là Trưởng Ban Chỉ đạo.Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng là Phó Trưởng Ban Chỉ đạo.Các Ủy viên gồm có:- Đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và...

6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau ‘siêu bão’ lịch sử

Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thu-tuong-6-nhom-nhiem-vu-giai-phap-lon-sau-sieu-bao-lich-su-380035.html

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Thăm, tặng quà chiến sĩ và nhân dân huyện Côn Đảo

Tham dự có các đại biểu: Chuẩn đô đốc Trần Ngọc Quyết, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân, Trưởng Đoàn công tác; nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính, Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu”; nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ...

Vùng 4 Hải quân cùng ngư dân vươn khơi bám biển

Phát biểu tại chương trình, Chuẩn đô đốc Nguyễn Anh Tuấn, Uỷ viên Đảng uỷ Quân chủng Hải quân, Phó Bí thư Đảng uỷ, Tư lệnh Vùng 4 Hải quân khẳng định, “Hải quân vùng 4 cùng với các lực lượng Cảnh sát biển, Biên phòng tự hào, vinh dự đồng hành cùng với bà con ngư dân vươn khơi, bám biển đánh bắt xa bờ, gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ...

Lan tỏa hiệu quả công tác bảo đảm quân y khu vực quần đảo Trường Sa

Sáng 13/9, tại Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng), Tổng cục Hậu cần tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm công tác bảo đảm quân y khu vực quần đảo Trường Sa-DK1 lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024. Hội nghị được kết nối trực tuyến với 8 đầu cầu tại huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) và Nhà giàn DK1. Thượng tướng Vũ Hải Sản, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ...

Lực lượng Cảnh sát biển nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3

 Lực lượng Cảnh sát biển hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão...

Hơn 200 cán bộ, chiến sĩ Hải quân tham gia tăng cường khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng

Tham gia khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân đã điều động hơn 200 cán bộ chiến sĩ thuộc các đơn vị: Vùng 1, Lữ đoàn 126, Lữ đoàn 131, Tiểu đoàn 45, Cục Hậu cần Hải quân cùng các dụng cụ, phương tiện cầm tay và 20 xe tải, xe chở quân.

Mới nhất

Sẵn sàng chi viện cho các bệnh viện bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Bộ Y tế cho biết, cơn bão số 3 với cường độ rất mạnh và mưa lụt, sạt lở sau bão đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người, tài sản, công trình công cộng và dân sinh. Nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị ảnh hưởng và hư hại, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố...

‘Từ khi làm Phó Thủ tướng tôi ký văn bản của Bộ Nội vụ nhiều nhất’

Ông Nguyễn Hòa Bình cho biết: "Từ khi làm Phó Thủ tướng, tôi ký văn bản cho ý kiến liên quan đến lĩnh vực của Bộ Nội vụ đầu tiên và nhiều nhất, không có văn bản gì để trên bàn tôi quá 2 ngày". Đó là chia sẻ của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình khi làm...

Tiểu sử đồng chí Lê Ngọc Châu, tân Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 989/QĐ-TTg phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Lê Ngọc Châu, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương nhiệm kỳ 2020-2025. Ngày 16/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 989/QĐ-TTg...

Học sinh nghỉ học ngày 7/9 để tránh bão số 3

Ngày 6/9, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đã chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, các trường học trực thuộc theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão số 3 (Yagi) để chủ động phòng tránh, ứng phó....

Chuyên gia Nhật Bản chuyển giao kỹ thuật nội soi siêu âm phế quản tại Bệnh viện 19-8

TS.BS Masao Hashimoto, Khoa Hô hấp, Bệnh viện Trung tâm Quốc gia về sức khỏe và Y khoa toàn cầu (Nhật Bản) vừa có buổi chuyển giao kỹ thuật nội soi siêu âm phế quản chọc hút bằng kim nhỏ...

Mới nhất