Trang chủNewsNhân quyềnTiếng nói cần được lắng nghe

Tiếng nói cần được lắng nghe


Trong bối cảnh UAE chuẩn bị tổ chức COP 28 khai mạc vào cuối tháng 11, trao quyền cho phụ nữ tại khu vực MENA đang trở thành chủ đề thu hút dư luận quốc tế.

Phụ nữ tại khu vực MENA: Tiếng nói cần được lắng nghe
Phụ nữ tại khu vực MENA đối diện nhiều sức ép từ chuẩn mực xã hội và hệ thống pháp luật, do đó chính phủ cần nghiêm túc lắng nghe và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của họ. (Nguồn: MZEMO)

Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) chuẩn bị tổ chức chương trình nghị sự COP 28 từ ngày 30/11-12/12, đây sẽ là Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.

Do đó, COP 28 sẽ là tiền đề để khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA) giải quyết những thách thức hiện có, đặc biệt là vấn đề trao quyền cho phụ nữ, giúp bổ sung tính toàn diện cho chính sách và thúc đẩy lợi ích toàn thể công dân.

Vậy hiện phụ nữ tại khu vực MENA đang đối diện với thách thức gì và giải pháp nào có thể đẩy lùi được tình trạng đó?

Khó khăn bủa vây

Hiện khu vực MENA đối diện với các rào cản lớn trong nông nghiệp, an ninh lương thực và nguồn nước. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, khủng hoảng lương thực tác động nghiêm trọng lên phụ nữ hơn nam giới, vì phụ nữ gặp khó khăn trong việc tiếp cận và quản lý tài nguyên nước, vốn là yếu tố then chốt với sản xuất nông nghiệp.

Sở dĩ phụ nữ chịu nhiều hệ lụy từ khủng hoảng lương thực là bởi tình trạng bất bình đẳng giới tại khu vực MENA. Theo Liên hợp quốc, định kiến xã hội đã bó buộc cơ hội phát triển của người phụ nữ và khiến họ chấp nhận địa vị xã hội thấp hơn nam giới.

Các chuẩn mực truyền thống về giới không chỉ cản trở phụ nữ tiếp cận các nguồn tài nguyên, bao gồm đất đai, nước và tín dụng, mà còn ngăn họ tham gia đóng góp cho an ninh lương thực. Chính nguy cơ này đang đặt ra những rào cản đáng kể cho sự phát triển bền vững của khu vực.

Về đất đai, theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế ở vùng khô hạn (ICARDA), phụ nữ chỉ sở hữu khoảng 5% đất nông nghiệp ở khu vực MENA và họ có ít cơ hội tham gia vào các quyết định, chính sách liên quan đến quản lý đất đai. Điều này có thể hạn chế năng suất nông nghiệp và thu nhập của phụ nữ, góp phần gây mất an ninh lương thực.

Về tín dụng, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), phụ nữ vùng MENA buộc phải chấp hành hệ thống luật pháp mang tính phân biệt đối xử và qua đó ngăn họ tiếp cận dịch vụ tài chính. Vì vậy, phụ nữ khó đảm bảo đủ tiền để cải thiện năng suất, nâng cấp cơ sở trang trại và dần khiến nền tảng tài chính của họ suy yếu, góp phần vào nguy cơ mất an ninh lương thực.

Về nước, khu vực MENA được xếp vào hạng những nơi khan hiếm nước nhất thế giới. Phụ nữ tại đây thường có trách nhiệm quản lý nước, mặc dù công việc này tiêu tốn nhiều thời gian và sức lực. Vì vậy, WB nhận định rằng, trong bối cảnh phụ nữ và trẻ em ở khu vực MENA dành tới 6 tiếng mỗi ngày để lấy nước, họ không còn thời gian để tham gia vào hoạt động giáo dục, việc làm để nâng cao chất lượng đời sống.

Tầm nhìn phía trước

Phụ nữ tại khu vực MENA: Tiếng nói cần được lắng nghe
Đất đai, nước và tín dụng là 3 trong số những rào cản lớn ngăn phụ nữ đạt được bình đẳng tài chính tại khu vực MENA. Ảnh: Các đại biểu thảo luận về vai trò và quyền lợi của phụ nữ tại diễn đàn IndustriALL MENA ở thủ đô Beirut, Lebanon năm 2019. (Nguồn: Industriall-union.org)

Sở dĩ phụ nữ phải hứng chịu nhiều khó khăn như vậy là bởi chính quyền chưa quan tâm đầy đủ tới cuộc sống bấp bênh của người dân. Do đó, việc chính phủ trao quyền lãnh đạo cho phụ nữ là xu thế tất yếu, nhằm đưa họ vào quá trình hoạch định chính sách và giải quyết những vấn đề vốn khiến họ trăn trở.

Trong đó, chính quyền cần đảm bảo phụ nữ được tiếp cận đầy đủ và bình đẳng các nguồn tài nguyên, cơ hội phát triển trong giáo dục, công việc. Đây là nền móng vững chắc để các quốc gia khu vực MENA tiến tới phát triển bền vững nguồn lương thực.

Bên cạnh giáo dục và công việc, bình đẳng giới là một mục tiêu cần được nhà nước lưu tâm và triển khai. Nghiên cứu của UN Women cho thấy, chương trình bình đẳng giới có thể thúc đẩy phụ nữ tham gia hoạch định chính sách trong các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp, an ninh lương thực và nước.

Bộ trưởng về biến đổi khí hậu và môi trường của UAE Mariam bint Mohammed Almheiri từng phát biểu rằng, phụ nữ có quyền trở thành người đóng góp tích cực cho nông nghiệp. Vì họ chịu tác động bởi các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu và khủng hoảng lương thực, nên việc trao quyền cho phụ nữ là một nghĩa vụ đạo đức, đặc biệt là ở khu vực MENA.

Như vậy, những thách thức mà khu vực MENA phải đối mặt trong nông nghiệp, an ninh lương thực và nguồn nước đã tác động nghiêm trọng tới phụ nữ. Bên cạnh đó, vấn đề bất bình đẳng giới và định kiến xã hội tiếp tục hạn chế phụ nữ tiếp cận đầy đủ nguồn tài nguyên và cơ hội phát triển.

Song những rào cản đó hoàn toàn có thể được đẩy lùi, thông qua việc đưa phụ nữ vào quá trình hoạch định chính sách và tạo điều kiện để họ tiếp cận giáo dục, công việc. Hơn nữa, các chương trình bình đẳng giới sẽ củng cố tiếng nói của phụ nữ trong xã hội và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển bền vững của khu vực MENA.





Nguồn

Cùng chủ đề

Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…

Hơn 30 phóng viên tham dự tập huấn về bình đẳng giới và bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em gái

(CLO) Ngày 29/10, hơn 30 nhà báo, người làm truyền thông đến từ 20 cơ quan thông tấn báo chí, truyền thông trung ương và địa phương đã tham dự tập huấn truyền thông về bình đẳng giới và bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em gái và bạo lực...

Thêm một “lần đầu tiên” với Tổng thống quần đảo Marshall

Vừa qua, Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) đã vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.

Học sinh làm ứng dụng cảnh báo tình huống nguy hiểm ở phụ nữ và trẻ em

Ứng dụng có thể phát hiện các tình huống nguy hiểm thông qua phân tích âm thanh, nội dung cuộc trò chuyện, dữ liệu quỹ đạo, vị trí… bằng trí tuệ nhân tạo. Ứng dụng nêu trên có tên BraveHeart, do nhóm học sinh...

Việt Nam kêu gọi tăng cường hành động vì hòa bình bền vững, phát triển và tiến bộ của phụ nữ

Trong các ngày 24-25/10, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tiến hành phiên thảo luận mở về chủ đề “Phụ nữ xây dựng hòa bình trong môi trường biến động” dưới sự chủ trì của Tổng thống Thụy Sỹ - nước Chủ tịch HĐBA.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

EU tính đường thúc đẩy kết nạp Ukraine, Moldova

Ngày 30/10, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông báo về kế hoạch đẩy nhanh tiến độ đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Ukraine và Moldova.

Kinh tế Đức “vén mây mù”, bước qua suy thoái, khó khăn đang “càn quét” ngành chiếm tới 20% GDP

Mới đây, Cơ quan Thống kê Liên bang (Destatis) cho biết, kinh tế Đức đã tăng trưởng nhẹ 0,2% trong quý III/2024. Thông tin trên khiến các chuyên gia ngạc nhiên do kết quả đảo chiều so với dự báo nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái kỹ thuật.

Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam ra mắt mùa 6 với chủ đề “Tái tạo”

Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) mùa 6 sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16-22/11 và tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 29/11-5/12/2024 với nhiều triển lãm, thảo luận, workshop, tour khám phá đa dạng và mới mẻ.

Tình hữu nghị đậm đà qua chương trình “Ẩm thực cho em” tại Mù Căng Chải, Yên Bái

Ngày 27/10, Đại sứ quán Azerbaijan và Kazakhstan tại Việt Nam đã tổ chức sự kiện "Ẩm thực cho em" dành cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Dế Xu Phình, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái, nơi chịu ảnh hưởng của bão Yagi vào tháng 9.

Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’

Châu Á là động lực tăng trưởng toàn cầu, Nga chống lạm phát tăng cao, Mỹ sẽ tiếp tục giảm lãi suất, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU về quyết định tăng thuế nhập khẩu xe điện, Đức gây bất ngờ… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Bài đọc nhiều

Kiên Giang đa dạng hóa hoạt động bình đẳng giới

Trong Kế hoạch Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2023, với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới", Kiên Giang đưa ra nhiều hoạt động phong phú và đa dạng. Kiên Giang là tỉnh có nhiều đảo và vùng biển, có tốc...

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo bà Mitsue Pembroke, Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế của Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy, trong giai đoạn 2017-2023, di cư lao động tiếp tục là loại hình di cư chủ yếu của Việt Nam với gần 860.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tương đương hơn 100.000 người mỗi năm, tập trung nhiều nhất tại Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngày 29/10 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với...

Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…

Những câu chuyện đau lòng từ người trẻ nghiện ma túy

(LĐXH) - Tình trạng nghiện ma túy đang trở thành vấn đề nhức nhối hơn bao giờ hết, đặc biệt khi đối tượng nghiện ngày càng trẻ hóa và lan đến tầng lớp học sinh sinh viên (HSSV). Không chỉ có xu hướng gia tăng mà độ tuổi sử dụng ma túy đang ngày càng trẻ hóa. Điều này không những gây hệ lụy về sức khỏe mà còn tác động sâu rộng đến an ninh trật tự và đời...

Cùng chuyên mục

Tình hữu nghị đậm đà qua chương trình “Ẩm thực cho em” tại Mù Căng Chải, Yên Bái

Ngày 27/10, Đại sứ quán Azerbaijan và Kazakhstan tại Việt Nam đã tổ chức sự kiện "Ẩm thực cho em" dành cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Dế Xu Phình, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái, nơi chịu ảnh hưởng của bão Yagi vào tháng 9.

Mường Nhé – Nỗ lực xây dựng trường chuẩn quốc gia

Vượt lên nhiều khó khăn, thách thức của một huyện biên giới, những năm qua, Mường Nhé (Điện Biên) luôn tập trung nguồn lực xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia để nâng cao chất lượng giáo dục. Hiện toàn ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Nhé có 35 đơn vị trường với 686 lớp học và tổng số 17.730 học sinh. Huyện đã có 19/37 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó...

Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang nhấn mạnh, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phác thảo rõ nét bức tranh tổng quan về di cư quốc tế của Việt Nam, cũng như những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến di cư.

Ưu tiên đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc đối tượng chính sách

Đà Nẵng xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó ưu tiên đào tạo nghề cho lao động thuộc diện đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo… Triển khai các mô hình kết nối giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động. Tập trung triển khai các chương trình, chính sách ưu tiên đào tạo nghề cho lao động thuộc diện đối tượng chính...

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo bà Mitsue Pembroke, Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế của Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.

Mới nhất

EU tính đường thúc đẩy kết nạp Ukraine, Moldova

Ngày 30/10, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông báo về kế hoạch đẩy nhanh tiến độ đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Ukraine và Moldova.

Hiệp hội Thể thao Công an Nhân dân Việt Nam ra mắt CLB Pickleball

Hiệp hội Thể thao Công an Nhân dân Việt Nam công bố đội hình thi đấu pickleball thể hiện tầm nhìn chiến lược trong việc nâng cao chất lượng thi đấu và góp phần xây dựng bộ môn thể thao này ngày càng chuyên nghiệp.   Lãnh đạo Hiệp hội Thể thao Công an Nhân dân chúc mừng đội hình thi...

Người lao động EVNNPT nỗ lực nâng cao đời sống người lao động

Ngày 30/10/2024, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã tổ chức Hội nghị người lao động năm 2024, hướng đến mục tiêu ổn định việc làm và cải thiện đời sống người lao động trên cơ sở nâng cao hiệu quả, tăng năng suất lao động. Hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu được giao Báo cáo tại...

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam trong tháng 9 năm 2024 với 107 tấn, chiếm tỷ trọng gần 50% trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam. Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong tháng...

Ở nhà đang ngổn ngang, nhưng trường phải sạch để đón học sinh

Các thầy cô giáo ở vùng lũ Quảng Bình, Quảng Trị những ngày này đang như những 'người lao công' khi đến trường với những trang phục...

Mới nhất