Trang chủNewsThể thaoÔng Dương Đức Thuỷ: 'Điền kinh Việt Nam đừng vuốt ve nhau...

Ông Dương Đức Thuỷ: ‘Điền kinh Việt Nam đừng vuốt ve nhau nữa’


Từng 16 năm dẫn dắt đội điền kinh quốc gia, ông Dương Đức Thủy cho rằng sự chủ quan, thi đấu dàn trải và kém chuyên nghiệp khiến điền kinh Việt Nam sa sút ở Asiad 19.





Ông Dương Đức Thuỷ cho rằng phải cải tổ cách làm của điền kinh thì Việt Nam mới có lại HC vàng ở các đấu trường châu lục. Ảnh: Nam Anh

Ông Thủy là cựu HLV trưởng tuyển điền kinh Việt Nam (Vụ Thể thao thành tích cao I, Cục Thể dục thể thao). Ảnh: Nam Anh

– Một trong những dấu lặng của Việt Nam ở Asiad 19 có lẽ là điền kinh, khi không giành được huy chương nào. Điều này trái ngược với Asiad 18, nơi chúng ta giành một HC vàng, hai bạc và ba đồng. Ông đánh giá thế nào về thất bại lần này?

– Tôi choáng vì không ngờ thành tích của điền kinh Việt Nam tụt dốc quá. Chúng ta từng có nền tảng tốt nhưng sau đó rời rạc, chủ quan. Chúng ta cứ nói đến các khó khăn nhưng không chỉ ra nguyên nhân, không tìm ra cách giải quyết để rồi đi xuống.

– Việt Nam từng kỳ vọng vào nội 4x400m nữ, với tư cách đương kim vô địch châu Á. Nhưng, nội dung này cũng thất bại. Theo ông nguyên nhân do đâu?

– Thực ra, các VĐV đã sự tiến bộ khi cán đích sau 3 phút 31 giây 61, tốt hơn lúc vô địch châu Á (3 phút 32 giây 36). Tuy nhiên, chúng ta gặp phải các đối thủ quá mạnh. Không có Nhật Bản và Trung Quốc, nhưng có Bahrain, Sri Lanka và Ấn Độ… Chúng ta vẫn nhân sự như thế, chiến thuật như thế nhưng đối thủ quá mạnh. Đội chạy Bahrain về nhất với 3 phút 27 giây 67, trong khi Việt Nam chưa bao giờ chạy được 3 phút 30.

Theo tôi, hai VĐV trẻ của Việt Nam có phần bị tâm lý. Tôi cũng có chút lăn tăn về Nguyễn Thị Huyền. Rõ ràng, cô ấy không có cửa cạnh tranh 400m rào, nhưng Ban huấn luyện vẫn cho chạy. Đừng nói chuyện đi học hỏi, cọ sát. Asiad là đấu trường, đi làm nhiệm vụ. Nếu không có cơ hội thì nên tập trung cho nội dung chính 4x400m nữ. Như thế, biết đâu sẽ tốt hơn. Chúng ta thua Sri Lanka chưa tới một giây, hoàn toàn có thể cạnh tranh được HC đồng nếu tính toán chặt chẽ hơn.

– Nguyễn Thị Oanh thì sao?

– Tôi cũng không đồng tình với Ban huấn luyện về trường hợp Nguyễn Thị Oanh. Cô ấy phải tham dự quá nhiều cự ly, quá nhiều giải đấu. SEA Games là nhiệm vụ chính trị, phải thi đấu thì không cần bàn cãi. Nhưng giải châu Á sau đó cũng thử sức nhiều cự ly. Tôi đã nói chuyện với HLV của Oanh, bảo rằng thực sự lấy HC vàng SEA Games thì trong tầm tay của VĐV này, từ nội dung 1.500m, 3.000m vượt chướng ngại vật và 10.000m, thậm chí nếu thiếu người, Oanh cũng có thể giành HC vàng 800m. Nhưng phải nhìn nhận rằng ở tầm châu Á không thể dàn trải như thế. Tôi đã với họ rằng nói nếu muốn giành huy chương châu lục thì nên chọn 3.000m vượt chướng ngại vật. Đánh châu lục thì phải tinh, phải chọn cự ly có cửa nhất, rèn cho giỏi. Chú tham thi nhiều thì rất dễ bị bào mòn.

– Điền kinh Việt Nam đứng đầu SEA Games 31, nhì SEA Games 32 nhưng thua thành tích so với các nước Đông Nam Á khác ở Asiad 19. Theo ông, đâu là nguyên nhân?

– Đó cũng là bài học để chúng ta thấy rằng đừng chỉ nhìn vào số lượng HC vàng SEA Games rồi đánh giá. Chúng ta giành HC vàng SEA Games nhưng thành tích chưa đạt chuẩn Olympic, chưa ngang ngửa thành tích có thể giành huy chương Asiad.

Trước đây, Vũ Thị Hương, Nguyễn Thị Huyền giành HC vàng SEA Games nhưng đạt chuẩn Olympic và ngang ngửa khả năng giành huy chương châu lục. VĐV của Singapore Veronica Shanti Pereira cũng thế. Những tấm huy chương đó khác nhau lắm. Mọi người gọi SEA Games là “ao làng”. Tôi không quan tâm gọi gì, và quan điểm của tôi là phải duy trì bởi muốn lên tầm châu lục thì các VĐV vẫn phải thử qua “lò lửa” này. Nhưng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng điền kinh một số quốc gia trong khu vực không còn ở vùng trũng nữa, mà đã bắt đầu “leo lên bờ”.





Nguyễn Thị Oanh về áp chót ở 3.000m vượt chướng ngại vật Asiad 19. Ảnh: Linh Huynh

Nguyễn Thị Oanh về áp chót ở 3.000m vượt chướng ngại vật Asiad 19. Ảnh: Linh Huynh

– Theo ông, nguyên nhân nào khiến điền kinh Việt Nam tụt lùi như hiện nay?

– Việt Nam đang một mình chơi một kiểu. Chiến lược đầu tư điền kinh của các nước đã được “cởi trói”, các liên đoàn được toàn quyền từ lâu rồi, trong khi chúng ta vẫn do nhà nước quản lý. Hệ quả là cơ sở vật chất kém. Tôi đang ở Singapore. Sân điền kinh của trường cấp hai tại đây ngang sân các tỉnh của chúng ta. Các trường cấp ba thì đủ tám đường chạy, có chỗ ném búa, ném đĩa… Bên cạnh đó là phòng gym, luôn có người hướng dẫn chứ không phải tuỳ tiện tập luyện. Còn ở Việt Nam, ngay cả các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia cũng không có được phòng tập như thế. Bây giờ lên đó, mọi người vẫn thấy những bộ tạ, đĩa như mấy chục năm trước chúng tôi tập luyện.

Các VĐV bây giờ ý thức cũng không cao. Ngày xưa tôi đi tập, từng ghi nhật ký hàng ngày, từ việc sáng dậy đo nhịp tim thế nào, hôm nay chạy bao nhiêu, thầy hướng dẫn hấp thụ được gì. Tôi ghi từ năm 1973, tới khi nghỉ thi đấu mời dừng. Tôi sau đó tặng lại cuốn sổ cho học trò Bích Vân, dù bị mối ăn ít nhiều. Bây giờ chẳng VĐV nào làm thế. Tôi bắt ghi, theo dõi thì được vài bữa là họ bỏ.

Lúc tôi thi đấu, khi thua các đồng nghiệp là tự chất vấn bản thân xem tại sao, thua tại chăm sóc bản thân không tốt, coi thường đối thủ, hay không để ý thời tiết… Giờ VĐV không có điều đó. Thua xong thì tặc lưỡi. Họ phải hiểu trong các cuộc thi chỉ có một bục nhất, ai cũng muốn leo lên. Mình phải giữ, chứ sơ sểnh là bị xô xuống ngay.

Rồi khi chúng tôi đi tập, thấy sách mới là đọc, kể cả sách yoga, để giúp cho công việc mình. Nhưng giờ, mấy người làm thế đâu. VĐV có internet, có ipad, điện thoại thông minh nhưng không tận dụng để nghiên cứu. Tôi lấy ví dụ như trường hợp Bùi Thị Thu Thảo ở môn nhảy xa. Tôi tự hỏi tại sao cô ấy không vào youtube, xem các VĐV đỉnh cao họ chạy đà thế nào để học. Tôi không thể chấp nhận việc VĐV vào chung kết giải điền kinh châu Á sáu lần nhảy thì năm lần phạm quy, Asiad hai cái vòng loại phạm quy, chung kết cũng thế. Cả thầy và trò phải nghiêm túc xem lại. Tôi đã nói với HLV Mạnh Hiếu, phải có bài tập chuyên để chạy đà.

– Vậy ông nghĩ sao về quan điểm cho rằng Việt Nam thua do chế độ dinh dưỡng, do kinh phí đầu tư thấp?

– Dinh dưỡng là vấn đề cần quan tâm. Nhưng, chúng ta đang ăn no, thay vì tính toán dinh dưỡng. Bây giờ được nâng chế độ nhưng chỉ soi xét xem tiền sử dụng thế nào, chứ không tính toán cách cho VĐV ăn uống hợp lý. Ngày nào cũng ăn mấy món quen thì chết dở. Giờ ăn tinh, không nên ăn nhiều, lấy số lượng nữa. VĐV đỉnh cao phải dùng năng lượng kiểu khác. Chúng ta bây giờ không thể cho VĐV ăn như thời bao cấp, cứ tính bao nhiêu cân gạo, bao nhiêu cân thịt. Thời đó, chúng ta khó khăn, phải lấy lượng bù vào chất. Bây giờ không phải ăn no mà phải ăn ngon, ăn tinh và có tính đặc thù cho từng bộ môn.

Còn kinh tế thì so sánh nó khập khiễng lắm. Ai chẳng ước có những tỷ phú đầu tư vào. Chúng ta phải xã hội hoá thể thao, các liên đoàn phải tích cực tìm kiếm nguồn, đừng chỉ trông vào kinh phí. Muốn như vậy phải cởi trói cơ chế cho họ. Đừng như hiện tại cứ “quê hương là chùm khế ngọt”, ngân sách nhà nước như “con bò sữa”, tất cả cùng trông vào. Điều đó tạo ra sự ỷ lại.





Nguyễn Thị Huyền trao gậy cho Nguyễn Thị Hằng khi thi 4x400 nữ tại Asiad 19. Đội về thứ tư, kém đối thủ Sri Lanka giành HC đồng 0,1 giây. Ảnh: Linh Huynh

Nguyễn Thị Huyền trao gậy cho Nguyễn Thị Hằng khi thi 4×400 nữ tại Asiad 19. Đội về thứ tư, kém đối thủ Sri Lanka giành HC đồng 0,1 giây. Ảnh: Linh Huynh

– Ông đánh giá thế nào về tương lai điền kinh Việt Nam?

– Phải nói thẳng rằng chúng ta không có gì để hy vọng ở Olympic Paris 2024. Không có VĐV nào đủ đạt chuẩn, chắc lại quay về với suất dự đặc cách như trước đây.

Điều tôi lo lắng là SEA Games năm 2025 tại Thái Lan, đối thủ số một của Việt Nam. Họ sẽ bỏ xa chúng ta. Các VĐV của Việt Nam đã lớn tuổi, trong khi chưa nhìn thấy sự thay thế. Lại vẫn trông vào Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thị Huyền thôi. Quách Thị Lan đang án cấm thi đấu, không biết tập luyện thế nào, trở lại được không.

– Vậy điền kinh Việt Nam phải làm thế nào?

– Trước tiên phải thẳng thắn nhìn vào thất bại. Đừng kiểu ve vuốt nhau, tìm lý do này lý do kia đổ lỗi. Tôi nghe có người báo cáo rằng VĐV ốm nên thành tích không như mong muốn. Thi xong mới nói như thế thì mất hay. Tại sao trước khi thi không nói rõ vấn đề sức khoẻ VĐV, để nếu tốt thì thấy được sự vượt khó, còn nếu thất bại thì mọi người cũng hiểu là đã nói trước?

Ngay lúc này chúng ta phải làm việc rõ ràng với VĐV, phải yêu cầu họ chuyên nghiệp. Với những VĐV lớn tuổi như Nguyễn Thị Oanh hay Nguyễn Thị Huyền, phải hỏi rõ họ có quyết tâm thi đấu tiếp không để đầu tư. Bên cạnh việc họ hứa hẹn, các cấp lãnh đạo cũng phải giám sát, đánh giá. Tiền nhà nước, không có chuyện bảo sẽ cố gắng thi đấu, sau đó đi xuống, thi không tốt rồi ỉm đi, như kiểu “chẳng chết ai”.

Lãnh đạo cũng phải chịu trách nhiệm. Khi tôi làm trưởng bộ môn, có phóng viên hỏi tôi SEA Games này đạt bao nhiêu huy chương, tôi nói thẳng con số. Họ bảo nếu không được thì sao, tôi tuyên bố không được thì tôi nghỉ trưởng bộ môn. Lãnh đạo không dám chịu trách nhiệm thì nguy hiểm.

Với VĐV, chúng ta cũng phải nghiêm khắc. Khi tôi còn làm việc, Quách Công Lịch vi phạm nội quy, tôi đưa lên đề xuất kỷ luật. Tổng thư ký Liên đoàn điền kinh bảo ‘Tại sao động một chút là đòi kỷ luật, kỷ luật thì còn ai thi đấu?’. Nhưng, thể thao cũng như quân đội, kỷ luật là sức mạnh. Chúng ta là đoàn quân đi chiến đấu, VĐV như người lính, không kỷ luật sao có sức mạnh. VĐV hàng đầu mà chúng ta bao che, thì những người khác nhìn lên còn ra gì. Mỗi VĐV phải có ý thức. Phải biết xấu hổ khi thất bại. Phải biết nhìn thẳng vào thất bại.

Lãnh đạo cũng phải đưa những nhân tố trẻ ở nội dung 400m nữ, 800m nữ, nhảy xa ba bước nữ, tầm 18-19 tuổi vào trong tầm ngắm. Bộ lọc đầu tiên là giải trong nước phải được tham dự, phải được thành quả.

Một điều đáng lo nữa là các thầy hiện nay dạy theo kinh nghiệm. Chúng ta cần phải có những “thuyền trưởng” có chuyên môn, liên tục cập nhật phương pháp hiện đại để xây dựng kế hoạch, kiểm tra, giám sát, đào tạo VĐV.

– Một trong những bài toán khó của điền kinh là tìm kiếm các nhân tố trẻ. Ông có giải pháp nào để thay đổi điều này?

– Muốn tuyển được VĐV từ 11-12 tuổi thì phải xuống các trường, làm việc với các “chân rết” là các thầy dạy giáo dục thể chất. Tất nhiên vấn đề là bây giờ trẻ em chủ yếu thích bóng đá, với những thần tượng như Nguyễn Quang Hải, Bùi Tiến Dũng, Đỗ Duy Mạnh… Nói tới đây, chúng ta mới thấy sự yếu kém của việc làm hình ảnh trong điền kinh, nói nôm na là “đánh bóng tên tuổi”. Đến Liên đoàn còn không có bộ phận này.

Tôi cho rằng chúng ta cần làm sao để các VĐV nổi tiếng phải như hoa hậu, phải có trách nhiệm đi làm từ thiện, quảng bá, tiếp xúc giới trẻ, giao lưu. Thử hỏi được mấy VĐV nổi tiếng của điền kinh về giao lưu với các trường? Làm được điều này sẽ nuôi dưỡng tình yêu điền kinh với thế hệ trẻ. Như Singapore, họ biết đẩy hình tượng Josheph Schooling lên và biết bao em nhỏ từ đó học bơi.

Giai đoạn bùng phát nhất của điền kinh là sau 2003 cho tới 2007 với những Nguyễn Thị Hằng, Bùi Thị Nhung, Nguyễn Duy Bằng, khuấy đảo làng thể thao. Họ gây tiếng vang lớn và lượng sinh viên vào trường thể thao tăng đột biến. Nhưng sau này làm hình ảnh không tốt. Chúng ta có 12 hay 22 HC vàng ở SEA Games mà không gần gũi với thế hệ trẻ thì họ cũng không biết đến.

Ông Dương Đức Thủy là cựu HLV trưởng tuyển điền kinh (Vụ Thể thao thành tích cao I, Cục Thể dục thể thao)

Ông từng đoạt kỷ lục quốc gia hai nội dung Nhảy 3 bước (1984) và Nhảy xa (1985), là người Việt Nam đầu tiên nhảy qua 7m và giữ kỷ lục này trong 10 năm và cũng là người Việt Nam đầu tiên nhảy qua 15m ở Nhảy 3 bước và giữ kỷ lục này trong 15 năm. Ông từng năm lần được bầu chọn VĐV xuất sắc vào các năm 1980, 1982, 1983, 1984, 1985; hai lần được bầu chọn HLV xuất sắc vào năm 2007 và 2009. Ông Thủy từng tham dự Olympic Moscow 1980 và ASIAD New Delhi 1982.

Năm 1998 ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về huấn luyện điền kinh.

Lâm Thoả




Source link

Cùng chủ đề

Viettel Marathon được LĐ Điền kinh Châu Á chứng nhận về tiêu chuẩn đường chạy

Ngày 3/11/2024, giải chạy Viettel Marathon sẽ chính thức khai cuộc tại Luang Prabang (Lào). Đây là chặng đầu tiên trong chuỗi giải chạy quy mô 3 nước Đông Dương do Việt Nam chủ trì. Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel đồng hành tổ chức sự kiện này. Viettel Marathon 2024 đạt tiêu chuẩn áp dụng luật thi đấu của Điền kinh thế giới (WA) và Điền kinh Châu Á (AA). Giải chạy do Tập đoàn Công...

Nguyễn Thị Oanh phá kỷ lục quốc gia ở nội dung marathon

(Dân trí) - Vận động viên Nguyễn Thị Oanh xuất sắc lập kỷ lục quốc gia cự ly 42km tại giải quốc tế Hà Nội Marathon 2024. Ở cự ly 42km nữ tại giải quốc tế Hà Nội Marathon 2024 diễn ra sáng 22/9, "cô gái vàng" làng điền kinh Việt Nam Nguyễn Thị Oanh đã xuất sắc giành chức vô địch, bỏ xa hai người phía sau là Lê Thị Tuyết và Phạm Thị Hồng Lệ. Đặc biệt, với thành...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

SẴN SÀNG CHO IRCTIRE CUP 2024: TỔNG THƯ KÝ LIÊN ĐOÀN XE ĐẠP – MÔ TÔ THỂ THAO VIỆT NAM GẶP GỠ CÁC VĐV

14h chiều nay ngày 9/11, ông Nguyễn Ngọc Vũ - Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô Thể thao Việt Nam cùng BTC giải đua IRCtire Cup và Ban trọng tài đã có cuộc họp phổ biến chi tiết các thông tin trước thềm giải đua. Những lưu ý về đường đua, timeline thi đấu, hạng mục thi đấu được trao đổi cụ thể trong bầu không khí thân mật, sôi nổi của buổi họp. BTC nhấn mạnh,...

Cúp Chiến thắng 2024: Bóng đá chỉ góp 2 đại diện

Huấn luyện viên Đoàn Thị Kim Chi và đội nữ TP.HCM là 2 đại diện của môn bóng đá có tên trong danh sách 52 đề cử Cúp Chiến thắng. Bà Kim Chi nằm trong số 5 đề cử huấn luyện viên của năm. CLB TP.HCM nằm ở hạng mục đội tuyển của năm. Thành tích nổi bật của HLV Đoàn Thị Kim Chi cùng CLB TP.HCM trong năm 2024 là giành chức vô địch quốc gia và...

Xác định HLV đầu tiên mất việc ở V.League 2024-2025

Sau chuỗi phong độ không tốt từ đầu mùa giải 2024/25 cùng Sông Lam Nghệ An (SLNA), huấn luyện viên Phạm Anh Tuấn từ chức. Lãnh đạo đội bóng xứ Nghệ đồng ý để HLV Phạm Anh Tuấn rời ghế.SLNA khởi đầu mùa giải với thành tích kém, 7 trận liên tiếp không thắng (4 trận hòa, 3 trận thua). Đội bóng xứ Nghệ chỉ có được 4 điểm và đứng cuối bảng xếp hạng V.League. Sau trận...

Cùng chuyên mục

Tân HLV thủ môn tuyển Việt Nam là ‘bạn nhậu’ của ông Kim Sang-sik

Cách đây ít ngày, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) ký hợp đồng với Lee Won-jae - huyền thoại của bóng đá Hàn Quốc. Ông Lee sắm vai trò HLV thủ môn cho đội tuyển Việt Nam và bắt đầu công việc ngay từ chuyến tập huấn tại Hàn Quốc vào ngày 23/11. HLV Lee Won-jae sẽ tiép tục huấn luyện Nguyễn Filip, Đặng Văn Lâm ở vòng loại Asian Cup 2027.Ông Lee nhận được lời mời...

Mới nhất

Alcorest đạt Thương hiệu Quốc gia 3 lần liên tiếp

Ngày 4.11 trong Lễ công bố 'Thương hiệu Quốc gia 2024', Alcorest vinh dự đón nhận danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ 3 liên tiếp. Đồng thời cũng là một trong số ít các thương hiệu ngành vật liệu hoàn thiện được công nhận cả ba dòng sản phẩm: Tấm ốp nhôm nhựa, Trần nhôm...

300 nghệ sĩ chào mừng Liên hoan Sân khấu TP HCM lần …

Liên hoan có sự góp mặt gần 300 diễn viên, của 20 đơn vị với 25 vở kịch hứa hẹn sẽ thu hút công chúng đến với...

“Giải mật” kiến trúc tuyệt đẹp bên trong Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội

(Dân trí) - Tòa nhà Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thuộc trường phái Kiến trúc Đông Dương điển hình, là công trình kiến trúc đồ sộ từ mọi góc nhìn, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp nổi tiếng. Quần thể tòa nhà Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội tại 13-15 Lê Thánh Tông (Hoàn...

MediaMart Siêu sale đến 50%, cơ hội săn deal sốc độc quyền

Từ ngày 12/11 đến hết ngày 17/11, MediaMart đồng loạt sale sốc nghìn sản phẩm trong chương trình “Siêu sale giảm to 50%”. Theo đó, tivi sale đậm chỉ từ 9,99 triệu; tủ lạnh sale giảm kịch sàn chỉ từ 5,49 triệu; máy giặt giá quá rẻ chỉ từ 5,59 triệu; gia dụng lên sàn chỉ từ 499.000...

Mới nhất