Trang chủChính trịChủ quyềnChia sẻ tài nguyên nước nhìn từ mô hình Ban điều phối...

Chia sẻ tài nguyên nước nhìn từ mô hình Ban điều phối lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn


Tìm được tiếng nói chung

Vu Gia – Thu Bồn là 1 trong 10 lưu vực sông lớn nhất Việt Nam và có lượng mưa trung bình lưu vực lớn nhất Việt Nam. Thế nhưng, trên thực tế, tài nguyên nước trên lưu vực không dồi dào do luôn phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng gây mất an ninh nguồn nước.

Việc phân bố dòng chảy không đều giữa mùa mưa, mùa khô và dưới tác động gia tăng của BĐKH làm cho mưa được dự báo tăng trong mùa mưa, giảm trong mùa khô. Đi kèm với đó là quá trình mặn hóa, xâm thực bờ biển, ngập lụt và sạt, lở bờ sông ngày càng diễn biến phức tạp hơn trước.

vugiathubon.jpg
Hạ lưu sông Vu Gia – Thu Bồn thường xuyên phải đối mặt với thách thức xâm nhập mặn, ngập lụt và sạt lở bờ sông

Kinh tế xã hội phát triển cùng với đô thị hóa, công nghiệp hóa, tăng dân số làm gia tăng yêu cầu cấp nước cả về số lượng và chất lượng, gia tăng các hoạt động xả thải nhất là nước thải chưa được xử lý đúng quy chuẩn kỹ thuật… gây sức ép lên chất lượng nguồn nước để sản xuất nước sạch phục vụ sinh hoạt.

Nghiêm trọng hơn, việc xây dựng các công trình thuỷ điện trên sông Vu Gia – Thu Bồn dẫn đến tình trạng nhiễm mặn sông Vu Gia ở hạ lưu thủy điện Đắk Mi 4 và hạ lưu đập dâng An Trạch đã trở nên gay gắt. Điều này dẫn đến việc tranh chấp nguồn nước giữa 2 địa phương Quảng Nam, Đà Nẵng và các chủ hồ thủy điện vẫn diễn ra suốt những năm vừa qua mỗi khi mùa khô về.

Từ những thách thức trên, tháng 12/2016 Ban điều phối về quản lý tổng hợp lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn (gọi tắt là Ban điều phối) đã được thành lập sau thỏa thuận giữa UBND TP.Đà Nẵng và UBND tỉnh Quảng Nam. Ban điều phối này đã trở thành mô hình điểm về phối hợp quản lý lưu vực sông giữa hai địa phương được Bộ TN&MT cùng nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao.

songchet2.jpg
Nhờ có Ban điều phối, việc điều tiết, vận hành các hệ thống thủy điện ở thượng nguồn lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn đã hiệu quả hơn nhiều so với trước đây.

Thành quả nổi bật sau thời gian thử nghiệm là giữa các bên liên quan của hai địa phương đã tìm được tiếng nói chung, phối hợp chặt chẽ trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. Qua đó, giảm đáng kể các căng thẳng, tranh chấp về tài nguyên nước trên lưu vực, thúc đẩy hợp tác để cùng khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực hiệu quả, tiết kiệm, đa mục tiêu, hài hòa lợi ích giữa các bên, đảm bảo cấp nước an toàn đến cuối mùa cạn và hạn chế thấp nhất các tác hại do nước gây ra.

Minh chứng rõ nét nhất cho quá trình chia sẻ nguồn nước là việc hai địa phương thống nhất đắp đập tạm tại ngã ba sông Quảng Huế (thuộc địa bàn Quảng Nam). Giải pháp công trình này đã tăng cường nguồn nước về sông Vu Gia, góp phần đẩy mặn tại sông Cầu Đỏ, đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng hạ du Vu Gia.

Từ khi có Ban điều phối với sự đồng thuận giữa hai địa phương mà Chính phủ đã trao quyền cho UBND TP. Đà Nẵng được quyền quyết định điều hành xả nước, đảm bảo cấp nước cho Đà Nẵng trong tình huống “12 giờ liên tục độ mặn nước sông Vu Gia tại cửa lấy nước Nhà máy nước Cầu Đỏ lớn hơn 1.000mg/lít”.

Xem xét thành lập tổ chức quản lý lưu vực sông

Sau 5 năm hoạt động thử nghiệm (2017-2022), đến ngày 11/9/2023, Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng – Lê Quang Nam và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – Hồ Quang Bửu tiếp tục cùng ký “Thỏa thuận về phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam – Đà Nẵng trong thời gian đến” nhằm tiếp tục thiết lập thử nghiệm một thể chế liên tỉnh, thành phố để quản lý tổng hợp lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam – Đà Nẵng.

kiem-tra-dakmi-1.jpg
Kiểm tra chất lượng nguồn nước thượng nguồn sông Vu Gia – Thu Bồn

Ông Nguyễn Hồng An – Phó Giám đốc Sở TN&MT TP. Đà Nẵng cho rằng, để luật hóa mô hình này, Sở TN&MT đề nghị Bộ TN&MT xem xét thành lập Tổ chức quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn để 2 địa phương có cơ sở triển khai các bước thủ tục tiếp theo theo quy định. Đồng thời, trao quyền cho các địa phương quyết định điều phối trên lưu vực sông không liên quốc gia với sự tham gia của các bên liên quan cho chủ động, trường hợp các địa phương không thống nhất được thì trình Bộ TN&MT quyết định.

“Ngoài ra, cần buộc các tổ chức, cá nhân liên quan phải có trách nhiệm tham gia xây dựng hoặc đóng góp kinh phí xây dựng, vận hành hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định để vận hành hồ chứa, liên hồ chứa bảo đảm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

Cùng với đó, cần mở rộng phạm vi quy định trách nhiệm đóng góp kinh phí xây dựng để ứng phó với suy giảm dòng chảy, xâm nhập mặn, hạn hán và các nguy cơ khác gây thiếu nước sinh hoạt ở vùng hạ du có liên quan đến việc vận hành hồ chứa, liên hồ chứa”, ông Nguyễn Hồng An đề nghị.

Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu đề nghị Ban điều phối sớm tham mưu UBND TP. Đà Nẵng và UBND tỉnh Quảng Nam sớm ban hành văn bản đồng kiến nghị Bộ TN&MT thành lập Tổ chức quản lý lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn theo quy định tại khoản 3, Điều 5, Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 1-2-2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đây là yêu cầu khá quan trọng, trong bối cảnh một lưu vực sông nhưng nguồn nước thủy điện thì Bộ Công Thương quản lý, nguồn nước tưới tiêu Bộ NN&PTNT quản lý, nguồn nước chảy bình thường do Bộ TN&MT quản lý.

“Chúng ta cần có một tổ chức rõ ràng để quản lý, chịu trách nhiệm và điều tiết được cả lưu vực sông. Một số nước trên thế giới, một dòng sông là có một công ty quản lý hết. Hiện nước ta không có mô hình này. Ban điều phối phải tham mưu được việc này”, ông Bửu đề nghị.

“Chúng tôi đánh giá cao mô hình Ban điều phối quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam – Đà Nẵng. Đây là mô hình hay. Dù chưa đưa mô hình này vào trong dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), nhưng chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin về mô hình này trong quá trình giải trình, tiếp thu khi nói về tổ chức quản lý lưu vực sông trong thời gian tới”- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy nói.



Nguồn

Cùng chủ đề

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Đà Nẵng Lê Văn Trung, thay mặt lãnh đạo thành phố, đã dự, chung vui, chúc mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại huyện Hòa Vang và quận Sơn Trà. ...

Bổ nhiệm Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa

Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Đà Nẵng được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa. Ngày 25/10 UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội...

Đà Nẵng sẽ là điểm đến hấp dẫn của du khách Ấn Độ

Chia sẻ về những khoảnh khắc trải nghiệm đáng nhớ ở Đà Nẵng trên trang cá nhân, Hoa hậu Hoàn vũ Ấn Độ 2024 Rhea Singha cho biết, cô tin Đà Nẵng sẽ là điểm đến hấp dẫn cho nhiều du khách Ấn Độ trong tương lai. ...

Đón chuyến bay đầu tiên từ Ahmedabad của Ấn Độ đến Đà Nẵng

Chuyến bay đưa 120 du khách đầu tiên sau khi khai trương đường bay Đà Nẵng - Ahmedabad đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng. Sau lễ khai trương đường bay nối thành phố Đà Nẵng với...

Hoa hậu Hoàn Vũ Ấn Độ 2024 dự khai trương đường bay Đà Nẵng – Ahmedabad

Chiều 23/10 tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng, UBND thành phố Đà Nẵng, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, Hãng hàng không Vietjet (Vietjet Air), Cảng vụ hàng không miền Trung, Cảng hàng không quốc tế...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân sẽ thăm, làm việc tại Brazil, CH Dominica

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica. Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng thống...

Phối hợp liên ngành, liên vùng, liên tỉnh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

(TN&MT) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề xuất các bên cùng nhau chọn thời điểm Tháng 11 Năm 2024 là điểm mốc, đánh dấu cho các hành động chung - các giải pháp phối hợp liên ngành - cam kết cho sự phối hợp và gắn kết giữa các cơ quan Trung ương và Địa phương trong giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí – một vấn đề ô nhiễm môi trường chung đang được dư luận...

Hoàn thành 2 tuyến cao tốc tại Cao Bằng-Lạng Sơn ngay trong 2025

Ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát thực địa và có cuộc làm việc với yêu cầu hoàn thành 2 dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn)-Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị-Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) ngay trong năm 2025, góp phần thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025. ...

Bổ nhiệm ông Lê Tiến Đạt giữ chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1379/QĐ-TTg bổ nhiệm ông Lê Tiến Đạt, Cục trưởng Cục Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra, Thanh tra Chính phủ giữ chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Thời hạn bổ nhiệm...

Cùng nhau xây dựng quê hương thành nơi ‘ai đi xa cũng nhớ về, ai đã đến một lần cũng muốn quay lại’

Chung vui cùng người dân khu phố 3 (phường Phước Nguyên, TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) nhân Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024, chiều 14/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mong bà con cùng nhau xây dựng và phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh là nơi để ai đi xa cũng nhớ về, ai đã đến một lần cũng muốn quay lại. ...

Bài đọc nhiều

Vững vàng hành trình giữ biển

Vùng 3 Hải quân là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo suốt chiều dài các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, từ Đèo Ngang - Quảng Bình đến đảo Cù Lao Xanh - Bình Định, các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Bám sát đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 3 đã tập...

Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, bão lũ

Chiều 13/11 Lữ đoàn 101, Vùng 4 Hải quân đã tổ chức luyện tập các phương án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ. Theo đó, Lữ đoàn đã xây dựng phương án sát thực tế đơn vị, do ảnh hưởng của cơn bão, gió thổi tốc mái nhà của đơn vị, đồng thời do mưa lớn, kéo dài, nước từ trên sông, hồ trữ nước đổ về, khiến trục đường 1A qua địa bàn xã...

ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ

Ngày 23/10, ngày làm việc đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực” đã diễn ra tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)  ...

Cùng chuyên mục

Lữ đoàn 955 đẩy mạnh xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Đại tá Nguyễn Vĩnh Nam, Phó Tư lệnh Vùng 4 Hải quân quán triệt nội dung kiểm tra.  ...

Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, bão lũ

Chiều 13/11 Lữ đoàn 101, Vùng 4 Hải quân đã tổ chức luyện tập các phương án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ. Theo đó, Lữ đoàn đã xây dựng phương án sát thực tế đơn vị, do ảnh hưởng của cơn bão, gió thổi tốc mái nhà của đơn vị, đồng thời do mưa lớn, kéo dài, nước từ trên sông, hồ trữ nước đổ về, khiến trục đường 1A qua địa bàn xã...

Vững vàng hành trình giữ biển

Vùng 3 Hải quân là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo suốt chiều dài các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, từ Đèo Ngang - Quảng Bình đến đảo Cù Lao Xanh - Bình Định, các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Bám sát đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 3 đã tập...

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

 Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn phát biểu và trình bày quan điểm của...

Mới nhất

TP.HCM chi thêm 830 tỷ đồng cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát

Do tăng chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bổ sung thêm một số hạng mục, dự án cải tạo kênh dài nhất TP.HCM đã tăng vốn hơn 830 tỷ đồng, thời gian thực hiện cũng kéo dài thêm 1 năm. TP.HCM chi thêm 830 tỷ đồng cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước...

Nhận diện và cách xử trí hiệu quả

Bong gân cổ chân là một trong những chấn thương thường gặp, nhất là đối với những người thường xuyên vận động hoặc chơi thể thao. Khi bị bong gân, dây chằng quanh cổ...

Saigon Co.op tặng phòng học tiếng Anh và sách chữ nổi cho học sinh khiếm thị

Trao tặng phòng học tiếng Anh và bộ sách chữ nổi cho học sinh khiếm thị, Saigon Co.op hy vọng sẽ tiếp thêm sức mạnh, nghị lực cho các em. ...

Đất đấu giá Hoài Đức có giá “mềm” hơn, cao nhất là 109 triệu đồng/m2

So với các phiên đấu giá trước tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên, mặt bằng giá trúng 32 lô đất LK05 và LK06 ở huyện Hoài Đức, Hà Nội có phần thấp hơn, dao động quanh mức 85 - 91 triệu đồng/m2. Đất đấu giá Hoài Đức có giá “mềm” hơn, cao nhất là 109 triệu đồng/m2So với các...

Nguyên nhân và triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ai cũng nên biết

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường gặp ở người làm công việc lao động nặng, văn phòng hoặc người cao tuổi. Nếu sớm phát hiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm...

Mới nhất