Trang chủNewsThời sựHà Nội ngày khải hoàn

Hà Nội ngày khải hoàn


Tiêu điểm - Kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội ngày khải hoàn

Sáng 10/10/1954, các cánh quân của Đại đoàn 308 từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô được giải phóng trong rừng cờ hoa đón chào của 200.000 người dân Hà Nội. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

16 giờ ngày 9/10/1954, những tên lính thực dân cuối cùng rút qua cầu Long Biên, quân và dân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố.

Ngày 10/10/1954, hàng vạn người dân Hà Nội vỡ òa trong niềm vui đón đoàn quân chiến thắng trở về, giải phóng Thủ đô.

Ngày 10/10 đã trở thành biểu tượng của Thủ đô “ca khúc khải hoàn.” Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ, hy sinh nhưng oanh liệt và vẻ vang của nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

Bền bỉ, anh dũng kháng chiến

Với vị trí đặc biệt quan trọng, lịch sử của Thăng Long-Hà Nội luôn gắn liền với lịch sử dân tộc, được xây dựng và bảo vệ bằng mồ hôi, xương máu của toàn dân.

Trải qua thăng trầm của lịch sử, đối mặt với biết bao kẻ thù, mảnh đất ấy không chịu khuất phục, nhất tề “vùng đứng lên” chiến đấu và chiến thắng. Mảnh đất hào hùng ấy đã hun đúc và hình thành nên văn hóa người Hà Nội.

Từ giữa thế kỷ 19, Hà Nội đã cùng cả nước đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược.

Trong gần một thế kỷ, dưới ách áp bức bóc lột của chế độ thực dân phong kiến, Hà Nội vừa là cái nôi, vừa là chứng nhân của biết bao phong trào yêu nước và cách mạng.

Tổ chức đầu tiên của Hội Thanh niên Cách mạng, Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập chính là ở Hà Nội.

Nhiều cao trào cách mạng và khởi nghĩa đều bắt đầu từ Hà Nội.

Ngày 19/8/1945, Cách mạng tháng Tám đã giành thắng lợi trọn vẹn ở Hà Nội, nhanh chóng lan tỏa đi khắp nơi, cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ nhân dân cả nước nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.

Thế nhưng chưa đầy một tháng sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, thực dân Pháp với dã tâm cướp nước ta một lần nữa đã gây hấn và phát động chiến tranh ra cả nước.

Đáp lại lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ,” Hà Nội đã “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh.”

Quân và dân Hà Nội đã chiến đấu rất kiên cường và quả cảm, biến mỗi góc phố, mỗi căn nhà thành một pháo đài, mỗi người dân thành một chiến sỹ, bám trụ, quần nhau với giặc trong suốt 60 ngày đêm khói lửa.

Nhiều đội cảm tử quân được thành lập, “Trung đoàn Thủ đô” ra đời. Hàng nghìn người con của Liên khu 1 đã anh dũng chiến đấu, nhiều người đã ngã xuống để bảo vệ Thủ đô, để kìm chân, làm tiêu hao sinh lực địch, tạo điều kiện cho các lực lượng kháng chiến rút về căn cứ an toàn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Trung ương giao.

Tiêu điểm - Kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội ngày khải hoàn (Hình 2).

Các chiến sỹ bộ binh của Trung đoàn Thủ đô (Đại đoàn 308) tiến về tiếp quản Thủ đô, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Thắng lợi tại Mặt trận Hà Nội có tác dụng quan trọng cổ vũ tinh thần, khí thế quân và dân các chiến trường toàn quốc và tạo điều kiện thuận lợi để cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp một cách chủ động. Đây cũng chính là thắng lợi đầu tiên, mở đầu cho các thắng lợi trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân ta sau này.

Chín năm sau đó, quân, dân Hà Nội cùng đồng bào cả nước đã chiến đấu ngoan cường, thông minh, gan dạ, đầy sáng tạo trên các mặt trận, các lĩnh vực; đặc biệt là chiến thắng trong trận quyết chiến chiến lược tại Điện Biên Phủ năm 1954, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Geneva (ngày 20/7/1954) công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và phải rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam.

Ngày 20/7/1954, Hội nghị Geneva kết thúc, đồng nghĩa với việc thực dân Pháp phải rút hết quân khỏi Đông Dương.

Mặc dù vậy, Hà Nội vẫn còn nằm trong khu vực tập kết của quân đội Pháp trong 80 ngày.

Lợi dụng thời gian này, quân Pháp ráo riết tổ chức các hoạt động phá hoại Thủ đô về mọi mặt.

Trước tình hình mới, Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã dựa vào dân, chủ trương lãnh đạo nhân dân Thủ đô đoàn kết đấu tranh đòi thi hành Hiệp định, bảo vệ thành phố, bảo vệ xí nghiệp, công sở, tính mạng, tài sản của nhân dân, bảo vệ quyền lợi của công nhân, viên chức, chống địch phá hoại; đồng thời, đẩy mạnh phát triển lực lượng cách mạng trong thành phố, phối hợp với các lực lượng từ chiến khu trở về tiếp quản Thủ đô.

Trước sức mạnh đấu tranh của quân và dân Hà Nội, cuối tháng 9/1954, Bộ Chỉ huy quân chiếm đóng Pháp chấp nhận rút khỏi thành phố đúng thời hạn.

Tiêu điểm - Kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội ngày khải hoàn (Hình 3).

Những người lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên để xuống Hải Phòng, chiều 9/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Ngày 8/10/1954, Ban Tiếp nhận Quân sự của ta triển khai ở 6 khu vực nội thành và huyện Gia Lâm, tiếp nhận bàn giao cơ quan và các vị trí quân sự.

Bộ đội ta tiến vào Đê La Thành, Vĩnh Tuy, Ngã Tư Sở, Cầu Giấy, Nhật Tân và bố trí canh gác cùng lính Pháp ở những vị trí cần thiết.

Lực lượng tự vệ nhà máy cùng nhiều công nhân đến canh gác bảo vệ các nhà máy, xí nghiệp của mình.

Trên các đường phố, cờ đỏ sao vàng, cổng chào và khẩu hiệu xuất hiện, hoan nghênh bộ đội và chính quyền cách mạng trở về Thủ đô.

Địch rút đến đâu, ta tiếp quản đến đó. Ðúng 16 giờ ngày 9/10/1954, những tên lính thực dân Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên, quân và dân ta hoàn toàn làm chủ thành phố.

Ngày về chiến thắng

Sáng 10/10/1954, Đại đoàn 308, dẫn đầu là Trung đoàn Thủ đô, tiến vào nội thành Hà Nội.

Từ sáng sớm nhân dân Thủ đô đã tưng bừng mang theo cờ, hoa, ảnh Bác Hồ ra khắp các ngả đường chào đón bộ đội hành quân vào tiếp quản Thủ đô.

Tiêu điểm - Kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội ngày khải hoàn (Hình 4).

Đoàn xe chở các chiến sỹ Đại đoàn 308 tiến qua phố Hàng Đào, sáng 10/10/1954 trong niềm hân hoan chào đón của hàng vạn người dân. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Đúng 8 giờ sáng, cánh quân phía Tây xuất phát từ Quần Ngựa (nay là Cung Thể thao Hà Nội, phố Quần Ngựa). Đó là những chiến sỹ bộ binh của Trung đoàn Thủ đô, mang trên ngực huy hiệu “Chiến sỹ Điện Biên Phủ,” trở về với thành phố quê hương – nơi sinh ra Trung đoàn.

Đoàn đi qua Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Ngang… đến 9 giờ 45 phút tiến vào Cửa Đông.

Khoảng 8 giờ 45 phút, cánh quân phía Nam thuộc hai Trung đoàn 88 và 36 xuất phát từ Việt Nam Học xá (nay thuộc Đại học Bách khoa) đi qua Bạch Mai, phố Huế, vòng quanh Hồ Gươm rồi vòng lại vào đóng ở khu vực Đồn Thủy (nay là Bệnh viện Quân y 108) và khu Đấu Xảo (nay là Cung Văn hóa Hữu nghị).

Riêng Đoàn Chỉ huy tiếp quản, gồm cơ giới, pháo binh, do Chủ tịch Ủy ban Quân chính Vương Thừa Vũ và Phó Chủ tịch Trần Duy Hưng dẫn đầu, lúc 9 giờ 30 phút từ sân bay Bạch Mai đến Ngã Tư Vọng sang Ngã tư Trung Hiền rồi theo đường Bạch Mai lên phố Huế, Hàng Bài, Đồng Xuân, vào Cửa Bắc.

Các đơn vị bộ đội ta đi đến đâu, gương mặt thành phố biến đổi đến đó.

Cờ Tổ quốc tung bay dưới nắng Thu. Nhân dân ùa ra hai bên đường, phất cờ, tung mũ, reo mừng, ca hát, tặng hoa bộ đội.

Cổng chào, băngrôn, khẩu hiệu rực rỡ các đường phố, cờ đỏ sao vàng phấp phới trên các số nhà.

15 giờ, còi trên nóc Nhà hát Thành phố nổi lên một hồi dài. Hàng trăm nghìn người dân Hà Nội dự lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính tổ chức tại Sân vận động Cột Cờ với sự tham gia của các đơn vị quân đội.

Sau lễ chào cờ, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Vương Thừa Vũ trân trọng đọc Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô nhân Ngày Giải phóng.

Tiêu điểm - Kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội ngày khải hoàn (Hình 5).

Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Tư lệnh Đại đoàn 308, Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố đọc Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô, tại Lễ chào cờ đầu tiên trong Ngày giải phóng Hà Nội, diễn ra tại Sân Cột Cờ (nay là Đoan Môn – Hoàng thành Thăng Long) vào lúc 15 giờ ngày 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Trong Lời kêu gọi, Bác viết: “Tám năm qua, Chính phủ phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhau, nhưng lòng Chính phủ luôn luôn gần cạnh đồng bào. Ngày nay do nhân dân ta đoàn kết nhất trí, quân đội ta chiến đấu anh dũng, hòa bình đã thắng lợi, Chính phủ lại trở về Thủ đô với đồng bào. Muôn dặm một nhà, lòng vui mừng khôn xiết kể!”

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng sau cuộc biến đổi lớn, việc khôi phục lại đời sống bình thường sẽ phức tạp, khó khăn.

Nhưng Bác cũng khẳng định: “Chính phủ có quyết tâm, toàn thể đồng bào Hà Nội đồng tâm nhất trí góp sức với Chính phủ, thì chúng ta nhất định vượt được mọi khó khăn và đạt được mục đích chung: Làm cho Hà Nội thành một Thủ đô yên ổn, tươi vui và phồn thịnh.”

Tất cả mọi người đều rưng rưng xúc động. Ngày 10/10/1954 đã trở thành một dấu ấn thật khó quên!

Cuộc tiếp quản Thủ đô đã hoàn thành tốt đẹp do Trung ương Đảng lãnh đạo chặt chẽ; Đảng ủy tiếp quản có kế hoạch chuẩn bị chu đáo; cán bộ làm nhiệm vụ tiếp quản giữ nghiêm kỷ luật.

Ta đã tiếp quản tuyệt đối an toàn và thu nhận gọn toàn bộ các vị trí quân sự của địch ở Hà Nội, trong đó có Sân bay Bạch Mai, Sân bay Gia Lâm…

Sinh hoạt của người dân vẫn giữ được bình thường không bị gián đoạn. Các ngành lợi ích công cộng như điện, nước… vẫn hoạt động đều.

Các cơ sở y tế, văn hóa, giáo dục vẫn làm việc. Giao thông liên lạc trong thành phố, giữa Hà Nội và các tỉnh được giữ vững và thông suốt…

Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô, Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo nhân dân nhanh chóng ổn định tình hình, bắt tay vào khôi phục và cải tạo thành phố.

Chỉ hơn một tháng sau giải phóng, thành phố đã thông qua kế hoạch phục hồi công thương nghiệp và một năm sau đã hoàn thành cải cách ruộng đất, một nhiệm vụ chiến lược cơ bản của cách mạng dân tộc dân chủ…

Mỗi dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô, nghe lại bài hát “Tiến về Hà Nội” của nhạc sỹ Văn Cao, câu hát “Chúng ta đem vinh quang, sức dân tộc trở về” càng khiến người nghe thấm thía.

“Sức dân tộc” ấy chính là sức mạnh của lòng yêu nước, của ý chí quyết chiến, quyết thắng, của ý chí “quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” như tượng đài của tinh thần yêu nước và khí phách người Hà Nội.

Đấy có lẽ chính là ý nghĩa lịch sử cốt lõi nhất, bao trùm nhất trong cuộc đấu tranh chúng ta đã giành thắng lợi và trở về trong niềm vinh quang bất tận.

Tinh thần của ngày tiếp quản Thủ đô không chỉ dừng lại ở ngày 10/10/1954, mà mãi về sau vẫn được nhân lên và tiếp nối.

Để từ đó đến nay, dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng Hà Nội vẫn vươn lên mạnh mẽ để luôn xứng đáng vai trò là Thủ đô – trung tâm lớn về hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước.

Theo Diệp Ninh (Vietnam+)





Nguồn

Cùng chủ đề

Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024

Với quy mô 60 gian hàng, Festival làng nghề kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng huyện Thường Tín (28/8/1954-28/8/2024) và 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024); Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024 được Sở Công Thương phối hợp với UBND huyện Thường Tín tổ chức nhằm hỗ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, nghệ nhân trên...

Kiến trúc Pháp tuyệt đẹp của Nhà hát Lớn Hà Nội hơn 100 tuổi

11/10/2024 | 11:42 TPO - Được khởi công xây dựng từ năm 1901, đến nay, Nhà hát Lớn Hà Nội đã trải qua hai lần trùng tu, cải tạo mà vẫn giữ nguyên được những giá trị cơ bản về kiến trúc, mỹ thuật trang trí của...

Người Hà Nội xuống phố hòa vào không khí 70 năm giải phóng Thủ đô

10/10/2024 | 23:36 TPO - Tối 10/10, hàng nghìn người dân đã đổ về Hồ Gươm, hòa mình vào không khí đặc biệt thiêng liêng trong dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024). ...

Hà Nội – Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người, nơi kết tinh sức mạnh văn hóa Việt Nam

Baoquocte.vn. Cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và bền vững để giữ gìn, lan tỏa những giá trị văn hóa đặc trưng của Hà Nội tới thế hệ trẻ và toàn xã hội.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Cùng chuyên mục

FED cắt giảm lãi suất ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ

(ĐCSVN) – Tại cuộc họp chính sách ngày 7/11, ngay sau khi có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tiến hành cắt giảm lãi suất 0,25%, nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa trong bối cảnh lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục hạ nhiệt. ...

Tỷ phú Elon Musk làm gì khi tham gia chính quyền của ông Trump?

Giám đốc điều hành của Tesla và SpaceX, tỷ phú Elon Musk cho biết nếu trở thành một phần trong chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump, ông sẽ giảm một số cơ quan liên bang để cải thiện hiệu quả hoạt động của chính phủ.Tỷ phú Musk, người ủng hộ nhiệt thành cho ông Trump trong cuộc bầu cử qua, phát biểu khi xuất hiện trên chương trình trực tuyến của Tucker Carlson, phát sóng...

Sau ngày giảm sốc, giá vàng hôm nay tăng 1 triệu đồng/lượng

(Dân trí) - Sau khi giảm 6 triệu đồng/lượng ở chiều mua trong phiên 7/11, đến ngày 8/11, giá vàng hôm nay đã tăng 1 triệu đồng, ở 82-86,5 triệu đồng/lượng với vàng miếng và 82-84,8 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn. Sau khi giảm 6 triệu đồng/lượng, giá vàng bật tăng  Mở phiên sáng 8/11, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 82-86,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 1 triệu đồng ở cả 2 chiều...

Người Mỹ gốc Việt kỳ vọng gì vào nhiệm kỳ mới của ông Trump?

(Dân trí) - Anh Timmy P., một người Mỹ gốc Việt, hy vọng nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ giúp nền kinh tế khởi sắc. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters). Sau khi các hãng truyền thông lớn của Mỹ lần lượt xác định ứng viên Cộng hòa Donald Trump đắc cử tổng thống trong cuộc bầu cử ngày 5/11, Timmy P, 32 tuổi, công dân Mỹ gốc Việt, cho biết anh...

Ồ ạt đi bán vàng, giá vàng lao dốc do ‘hưng phấn’, sẽ sớm tăng trở lại?

Khẳng định không có gì bất ngờ, chuyên gia cho rằng giá vàng lao dốc là do “hưng phấn” sau khi ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ và điều này mang tính chu kỳ. Song, tại các cửa hàng vàng trong nước lại xuất hiện tình trạng bất ổn. Lao dốc do “hưng phấn” rồi sẽ tăng lại ngay Trao đổi với PV VietNamNet về câu chuyện giá vàng lao dốc sau khi ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống...

Mới nhất

Hải Phòng giải ngân gần 9.500 tỷ vốn đầu tư công

Hải Phòng đã giải ngân được 9.447,348 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tính đến ngày 20/10, Hải Phòng giải ngân được 9.447,348 tỷ đồng, tăng thêm hơn 1.000 tỷ đồng so với trước đó một tháng. Năm 2024, Thủ tướng giao Hải Phòng giải ngân hơn 17.000 tỷ đồng vốn đầu...

Ồ ạt đi bán vàng, giá vàng lao dốc do ‘hưng phấn’, sẽ sớm tăng trở lại?

Khẳng định không có gì bất ngờ, chuyên gia cho rằng giá vàng lao dốc là do “hưng phấn” sau khi ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ và điều này mang tính chu kỳ. Song, tại các cửa hàng vàng trong nước lại xuất hiện tình trạng bất ổn. Lao dốc do “hưng phấn” rồi sẽ tăng...

Trung Quốc sắp trình làng chiến đấu cơ tàng hình mới

Máy bay chiến đấu tàng hình mới J-35A của Trung Quốc sẽ được trưng bày lần đầu tiên vào tuần tới tại triển...

Mẹ tỉ phú Musk bị cáo buộc phân biệt chủng tộc với phóng viên Mỹ gốc Việt

Bà Maye Musk, người mẫu và là mẹ tỉ phú Elon Musk, đã bị cáo buộc phân biệt chủng tộc vì chỉ trích một phóng viên người Mỹ gốc Việt. Hôm bầu cử Mỹ 5.11, mẹ tỉ phú Elon Musk, bà Maye Musk đăng lên tài khoản X (tên cũ là Twitter), công ty của con trai bà, bài viết chỉ...

Xu hướng hạ size túi ngực sau nâng ngực một thời gian

Dưới đây là trường hợp tháo túi ngực, chỉnh khoang, đặt lại túi mới điển hình của một chị khách Việt Kiều Mỹ sau 2 lần nâng ngực:Chị T.Tâm 37 tuổi về từ Mỹ, chị cao 1m63, nặng 48kg đã tạo hình ngực hai lần, hiện tại chị có mong muốn tháo túi ngực, cải thiện vòng 1...

Mới nhất