Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã có báo nhanh tình hình và các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn cho UBND TP Hồ Chí Minh, trong đó đáng quan tâm là bệnh đậu mùa khỉ.
Theo báo cáo mới nhất này, trong ngày 6/10, TP Hồ Chí Minh phát hiện thêm 4 ca mắc mới đậu mùa khỉ. Tổng số ca mắc đậu mùa khỉ tại TP Hồ Chí Minh đến nay là 13 ca (trong đó có 1 ca phát hiện tại Đài Loan vào tháng 7/2023, 2 ca xâm nhập). Hiện các ca bệnh đậu mùa khỉ đang điều trị ổn định.
Công tác giám sát phát hiện sớm và điều trị bệnh đậu mùa khỉ vẫn đang được ngành y tế TP Hồ Chí Minh tăng cường.
Được biết, bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ lây bệnh được xác định có thể là liên quan đến vấn đề giọt bắn ở đường hô hấp.
Khi sống chung hay dùng chung đồ với người mắc bệnh đậu mùa khỉ bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên hiện tại những trường hợp được ghi nhận là mắc đậu mùa khỉ chủ yếu nằm ở trẻ em.
Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ có thể nhận biết nếu bạn gặp một số biểu hiện như: Sốt cao, đau cơ, hạch bạch huyết, phát ban,… Thông thường bệnh này có thể kéo dài 2 – 4 tuần và triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện sau khi cơ thể nhiễm virus từ 5 đến 21 ngày.
Hầu hết các ca đậu mùa khi ghi nhận đều thấy rằng biểu hiện ban đầu phần lớn là sốt, đau đầu, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết và kiệt sức. Với người bệnh đã khởi phát cơn sốt phần lớn người bệnh đều nổi ban kèm ngứa ngáy 1 – 3 ngày. Mặt là bộ phận đầu tiên xuất hiện và sau đó sẽ lan rộng sang các bộ phận còn lại trên cơ thể.
Ban đầu mụn có mủ nước sẽ chỉ xuất hiện lưa thưa nhưng sau đó sẽ phát tán và số nốt có thể đến hàng nghìn. Bên trong mỗi nốt mụn chứa đầy dịch được gọi là mủ. Khi điều trị tốt chúng sẽ dần đóng vảy và tiêu biến dần đến khi da trở lại trạng thái bình thường.