Trang chủNewsThế giớiĐại sứ Nguyễn Quang Khai "bật mí" nguyên nhân Hamas ồ ạt...

Đại sứ Nguyễn Quang Khai “bật mí” nguyên nhân Hamas ồ ạt tấn công Israel



Cuộc tấn công “bất ngờ với quy mô chưa từng có’ của Hamas vào Israel có thể sẽ leo thang và lan rộng ra toàn khu vực. Báo Thế Giới và Việt Nam phỏng vấn Đại sứ Nguyễn Quang Khai, người từng có 37 năm ‘lăn lộn’ tại Trung Đông về sự kiện nóng bỏng này…

Đại sứ Nguyễn Quang Khai 'bật mí' nguyên nhân Hamas ồ ạt tấn công Israel
Hamas đồng loạt nã tên lửa vào lãnh thổ Israel ngày 7/10. (Nguồn: Al Jazeera)

Xung đột giữa Palestin và Israel tại “chảo lửa Trung Đông” lại bất ngờ bùng phát, nguyên nhân nào dẫn đến cuộc tấn công với “quy mô chưa từng có” này thưa Đại sứ?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột kéo dài đã mấy chục năm giữa Palestin và Israel. Một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10 cũng như các cuộc xung đột giữa hai bên trước đây bắt nguồn từ việc Israel không tuân thủ Nghị quyết 181 của Liên hợp quốc chia cắt vùng lãnh thổ Lịch sử của Palestine do Anh uỷ trị từ năm 1947.

Cuộc tấn công mới nhất này cũng trùng hợp với ngày bùng phát cuộc chiến ngày 6/10/1973 giữa Ảrập-Israel hay còn gọi là Cuộc chiến Tháng 10. Cuộc chiến khởi phát khi quân Ai Cập và Syria bất ngờ đồng loạt tấn công Israel trong ngày lễ Yom Kippur, ngày lễ thiêng liêng của người Do Thái.

Đại sứ Nguyễn Quang Khai 'bật mí' nguyên nhân Hamas ồ ạt tấn công Israel
Đại sứ Nguyễn Quang Khai.

Ngày 13/9/1993, tại Washington, nhà lãnh đạo Palestine Yasser Arafat và Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin ký “Tuyên bố nguyên tắc” lịch sử, còn gọi là Hiệp định Oslo vạch ra kế hoạch 5 năm để người Palestine ở Bờ Tây và Dải Gaza tự quyết vận mệnh. Thế nhưng, Thoả thuận này đã đổ vỡ, không được thực hiện.

Nguyên nhân sâu xa nữa đó là để giải quyết vấn đề Palestine – Israel, Liên Hợp quốc (LHQ) đã thông qua hàng trăm Nghị quyết, rất nhiều sáng kiến trong đó có các nghị quyết của Hội đồng Bảo an, đặc biệt là các nghị quyết 242 năm 1947 và Nghị quyết 338 năm 1973 nhưng tất cả đều không được Israel thực hiện.

Theo nguyên tắc của LHQ, thì các Nghị quyết đã được thông qua thì các bên liên quan phải thực hiện, nếu một bên liên quan không thực hiện thì LHQ và cộng đồng quốc tế phải có biện pháp buộc phải thực hiện. Thế nhưng, LHQ cũng như các nước liên quan có vai trò đã không có biện pháp gì để ép Israel phải tuân thủ các Nghị quyết này.

Nguyên nhân trực tiếp, mới nhất, theo tôi là việc Israel tiếp tục mở rộng, cho xây thêm các khu định cư tại Bờ Tây. Theo tôi biết, hiện có tới 151 khu định cư của người Israel ở Bờ Tây và họ đã đưa hơn 800.000 người Israel đến ở. Người Palestine không thể chấp nhận được điều này.

Một nguyên nhân trực tiếp làm “giọt nước tràn ly” đó là vào ngày 1/10 vừa qua, 200 người Do Thái đã xông vào Thánh đường Al-Aqsa của người Hồi giáo. Mà theo quy định của người Hồi giáo, thì người ngoại đạo không được tự ý vào Thánh đường khi họ đang hành lễ, cầu nguyện. Điều này đã gây bất bình cho người Hồi giáo Palestine. Đây là những giọt nước tràn ly, khiến người Palestine phải phản kháng, dẫn đến cuộc tấn công vào Israel ngày 7/10.

Đại sứ Nguyễn Quang Khai 'bật mí' nguyên nhân Hamas ồ ạt tấn công Israel
Hệ thống “Vòm sắt” của Israel đã không thể ngăn chặn được tên lửa của Hamas. (Nguồn: Al Jazeera)

Sau vụ tấn công, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã yêu cầu chuẩn bị cho một “cuộc chiến lâu dài” và cho rằng, cuộc xung đột lần này sẽ lan rộng ra toàn khu vực. Đại sứ bình luận gì về nhận định này của Thủ tướng Israel?

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Chính phủ của ông được cho là chính phủ theo cực hữu. Ông cũng là Thủ lĩnh đảng Likud, một đảng có xu hướng cực hữu. Ông Netanyahu cũng mới tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Israel lần thứ 6 năm 2022. Nội các của Thủ tướng Netanyahu cũng được cho là có các thành viên nội các có xu hướng chống Palestine mạnh nhất, trong đó có Bộ trưởng An ninh và Bộ trưởng Tài chính. Hai vị này từng sống trong khu định cư của người Israel và trước đây đã “dính vào một số hoạt động khủng bố” và bị một số nước phương Tây cấm nhập cảnh…

Trong khi đó, Thủ tướng Netanyahu cũng đang phải đối mặt với một số vấn đề nội bộ trong đảng và cá nhân ông. Trong bối cảnh đó, việc Thủ tướng Netanyahu tuyên bố sẽ đáp trả mạnh mẽ cuộc tấn công và “chuẩn bị cho cuộc chiến lâu dài, có thể lan rộng ra khu vực” cũng có thể là một động thái hướng dư luận khỏi tình hình hình nội bộ Israel và những vấn đề trong nội các của ông.

Trong bối cảnh như thế, cuộc xung đột này rất có thể sẽ tiếp tục leo thang, được đẩy lên mức căng thẳng, phức tạp hơn vì cả hai bên đều có những mục tiêu khác nhau. Và rõ ràng, Israel thì đang thực sự trong trong tình trạng chiến tranh rồi. Hamas bắn hàng ngàn quả tên lửa, hơn 300 người đã thiệt mạng, bắt làm con tin hàng trăm người, tình hình đang rất nóng bỏng.

Nếu tình hình này tiếp tục leo thang, chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến hoà bình ở khu vực. Trung Đông vốn hết sức phức tạp, nếu xung đột tiếp tục leo thang và kéo dài thêm thì có thể sẽ lôi kéo thêm các tổ chức Hồi giáo cực đoan vào cuộc. Phía Israel cũng sẽ phải đáp trả mạnh mẽ và trong tình hình như thế, có thể sẽ có sự tham gia của các nước khác trong khu vực. Ví dụ như Lebanon, lực lượng Hezbollah ở Nam Lebanon đã bắn tên lửa vào Israel rồi…

Ngoài ra, Syria cũng có thể tham gia, vì Syria cũng có quan hệ thù địch với Israel và luôn tìm cớ để tấn gây hấn với Israel. Ở Syria cũng có rất nhiều tổ chức thân Palestine hiện diện ở đó. Đặc biệt, cũng không loại trừ sự tham gia của Iran vì nước này có quan hệ mật thiết với Hezbollah và Hamas. Iran thường ủng hộ Hamas và Hezbollah… Do đó, tôi cho rằng, nếu chiến sự tiếp tục leo thang, không loại trừ sẽ có sự tham gia của Iran, ở hình thức này hay hình thức kia, và như vậy, thì xung đột giữa Palestine và Israel sẽ lan rộng và đẩy lên một cấp độ khác.

Cuộc tấn công của Hamas vào Israel có gửi đi thông điệp gì cho đối phương và cộng đồng quốc tế không, thưa Đại sứ?

Chắc chắn là Hamas thông qua cuộc tấn công này muốn gửi đi một số thông điệp. Thứ nhất, cuộc tấn công ồ ạt của Hamaz vào lãnh thổ Israel đã gửi thông điệp mạnh mẽ đến Tel Aviv rằng họ không thể sử dụng sức mạnh quân sự để đè bẹp được phong trào kháng chiến của Hamas. Nếu so sánh lực lượng, thì Israel mạnh hơn Palestin rất nhiều. Từ 2005 đến nay, giữa hai bên đã nổ ra hàng chục cuộc xung đột, lần nào Israel cũng tuyên bố cứng rắn là Hamas sẽ phải trả giá đắt và sẽ tiêu diệt Hamas nhưng ngược lại, lực lượng Hamas lại ngày càng lớn mạnh. Điều này cho thấy Israel không thể đè bẹp được phong trào giải phóng Hamas của người Palestin.

Thông điệp thứ hai mà Hamas muốn gửi là gửi đến cộng đồng quốc tế rằng cuộc xung đột ở Trung Đông vẫn đang rất nóng bỏng. Thời gian qua, dường như cộng đồng quốc tế và các nước liên quan quan trọng tập trung hơn vào cuộc xung đột ở Ukraine mà lãng quên một cuộc xung đột khác đang rất nóng bỏng và khốc liệt không kém ở Trung Đông.

Thông điệp thứ ba là Hamas và Palestine muốn gửi đến các nước Ảrập. Gần đây 4 nước Ả rập là Marocco, UAE, Sudan và Baranh đã ký thoả thuận bình thường quan hệ với Israel. Ảrập-Xê út cũng đang đàm phán để ký thoả thuận hoà bình với Israel. Thế nhưng , qua cuộc tấn công này, Ryadh chắc chắn sẽ phải xem lại việc đàm phán bình thường hoá quan hệ với Israel.

Theo Đại sứ, cuộc xung đột lần này giữa Palestine và Israel sẽ đi về đâu?

Tình hình Trung Đông luôn luôn phức tạp và căng thẳng, đặc biệt sau khi Mỹ giảm sự có mặt quân sự tại khu vực này, nhiều nhóm ly khai hoạt động mạnh trở lại khiến tình hình căng thẳng hơn. Cuộc xung đột chính ở Trung Đông hiện nay là giữa Israel và Palestine, thế nhưng, lực lượng Israel có vẻ bất ngờ trước cuộc tấn công của Hamas. Israel dường như đã không đoán trước được, không ngăn chặn được hiệu quả tên lửa của Hamas bắn sang. Hệ thống phòng thủ được mệnh danh là “Vòm sắt” của Israel đã không ngăn chặn được tên lửa của Hamas. Mà họ bắn tới 5.000 quả thì làm sao mà ngăn chặn được!.

Như thế, theo tôi thì tình hình sắp tới rất khó để có thể trở lại bình thường được. Không thể hoà dịu được vì nguyên nhân gốc rễ, sâu xa vẫn không được giải quyết. Đặc biệt việc Hamas và Hezbollah tự sản xuất được tên lửa, họ công bố có tới 150.000 tên lửa, nếu căng thẳng leo thang thì tình hình sẽ rất khốc liệt. Hamas và Hezbollah chắc chắn sẽ không để cho Israel yên nếu Tel Aviv leo thang hành động đáp trả.

Đại sứ Nguyễn Quang Khai 'bật mí' nguyên nhân Hamas ồ ạt tấn công Israel
Khu định cư của Israel tại Bờ Tây. (Nguồn: Al Jazeera).

Vai trò trung gian của Mỹ và các bên liên quan quan trọng bên ngoài thế nào trong vấn đề Palestine và giải quyết xung đột lần này, thưa Đại sứ?

Theo tôi, giải pháp duy nhất cho cuộc xung đột này vẫn là hai bên hai bên cần chấm dứt leo thang quân sự, quay lại đàm phán, tìm ra giải pháp hợp tình hợp lý, trên cơ sở các Nghị quyết đã có của LHQ và các Nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ. Đặc biệt là tuân thủ Sáng kiến hoà hình Ảrập năm 2002 tại Thượng đỉnh các nước Ả rập ở Beirut.

Sáng kiến Hoà bình Ảrập năm 2002 nêu rõ, các nước Ảrập “sẵn sàng công nhận Israel, sẵn sàng bình thường hoá quan hệ với Israel sau khi đạt được một giải pháp cho cuộc xung đột, thành lập một nhà nước Palestine độc đập bên cạnh Israel (Giải pháp hai Nhà nước). Tuy nhiên gần đây, một số nước Ảrập đã “bình thường hoá” quan hệ với Israel trước khi đạt được thoả thuận, trước khi các bên có được một giải pháp hoà bình cho vấn đề Palestine.

Do đó, chừng nào chưa có giải pháp “Hai nhà nước”, thành lập một nhà nước Palestin độc lập bên cạnh Israel thì Israel chưa thể có an ninh, xung đột Palestine-Israel sẽ còn tiếp tục.

Đại sứ Nguyễn Quang Khai 'bật mí' nguyên nhân Hamas ồ ạt tấn công Israel
Cái bắt tay lịch sử giữa nhà lãnh đạo Palestine Arafat (phải) và Thủ tướng Israel Rabin (trái) trước sự chứng kiến của Tổng thống Bill Clinton (giữa) tại Washington, năm 1993. (Nguồn: AFP)

Tại sao giải quyết vấn đề Palestine và Israel lại được coi là “phức tạp và khó giải quyết nhất thế giới”, thưa Đại sứ?

Tại sao giải pháp để chấm dứt xung đột Palestine-Israel lại khó đến thế, bởi vì chính quyền Israel thay đổi. Trong khi đó, lực lượng cực hữu ở Israel có ảnh hưởng rất lớn trong chính trường, ngay cả ở Israel cũng như ở Mỹ. Năm 1993, Thủ lĩnh Công đảng (Labour Party), Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin ký với Lãnh đạo Palestien (PLO) Yasser Arafat Hiệp định Hoà bình Oslo. Thế nhưng, lực lượng cực hữu tại Israel lại chống lại Thoả thuận này. Năm 1995, Thủ tướng Yitzhak Rabin đã bị ám sát để phá vỡ Thoả thuận này. Bởi thế Hiệp định Hoà bình Oslo bị đổ vỡ, không thực hiện được, vấn đề Palestine và Israel lại rơi vào bế tắc.

Còn ở bên ngoài, ngay cả trong nội bộ Mỹ cũng có các luồng chính kiến khác nhau về vấn đề Palestine. Dưới thời Tổng thống Obama và Phó Tổng thống Biden ủng hộ giải pháp hai nhà nước. Trong khi đó, Đảng Cộng hoà dưới thời Tổng thống Donald Trump lại huỷ bỏ thoả giải pháp hai nhà nước, đưa ra “thoả thuận thế kỷ” ủng hộ giải pháp “một nhà nước” của Israel. Quan trọng nhất, Mỹ với vai trò là người trung gian hoà giải trong vấn đề Palestine – Israel, thế nhưng, suốt 30 năm qua không tiến triển gì vì Mỹ “thiên vị Israel”, không có hành động gây sức ép đối với Israel trong việc tuân thủ các Nghị quyết của LHQ.

Trong bối cảnh này, một giải pháp có thể đề cập trong việc giải quyết vấn đề Palestine-Israel là phải khôi phục lại hoạt động của nhóm Bộ Tứ, (LHQ -Nga- EU, Mỹ). Nga cũng muốn thể hiện vai trò của mình trong vấn đề Palestine còn Lãnh đạo Trung Quốc hồi tháng 6/2023 cũng đã mời Tổng thống Palestine Mahmud Abbas đến thăm và Tổng thống Abbas đã đến Bắc Kinh trong chuyến thăm kéo dài 4 ngày. Những dấu hiệu này cho thấy, Nga và Trung Quốc có thể sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong giải quyết vấn để Palestine-Israel cùng với nhóm Bộ Tứ.

Xin trân trọng cảm ơn Đại sứ!





Nguồn

Cùng chủ đề

Bỏ ngoài tai lời can ngăn của Mỹ và Anh, Quốc hội Israel thông qua lệnh cấm chưa từng có, cộng đồng quốc tế...

Mới đây, việc Quốc hội Israel bỏ phiếu thông qua dự luật cấm Cơ quan cứu trợ và việc làm của Liên hợp quốc (LHQ) dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA) hoạt động trên lãnh thổ Israel và khu vực Đông Jerusalem đã gây ra sự phản ứng dữ dội từ cộng đồng quốc tế, kể cả đồng minh Mỹ.

Hamas thắp “ngôi sao hy vọng”, tỏ thiện chí ngừng bắn với Israel, Mỹ mở nhiều “cánh cửa”

Ngày 24/10, một quan chức cấp cao Hamas cho biết, phong trào này đã thông báo với Ai Cập về việc sẵn sàng ngừng chiến đấu tại Gaza, với điều kiện Israel phải đáp ứng một số yêu cầu quan trọng.

Tổng thống Nga ủng hộ khôi phục định dạng “Bộ tứ Trung Đông” với Mỹ và EU

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 18/10 đã lên tiếng ủng hộ khôi phục định dạng “Bộ tứ Trung Đông” - gồm Mỹ, Liên minh châu Âu, Liên hợp quốc và Nga - để giải quyết xung đột Palestine-Israel và cho rằng có thể mở rộng mô hình này.

Israel tuyên bố thủ lĩnh Hamas chủ mưu vụ thảm sát 7/10 tử vong, Mỹ nói gì?

Israel xác nhận đã giết chết thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar, người bị cáo buộc là chủ mưu vụ tấn công vào quốc gia Trung Đông này ngày 7/10 năm ngoái, trong một chiến dịch ở Gaza.

Các tổ chức quốc tế lên tiếng về động thái của Israel, nhấn mạnh trách nhiệm của quốc gia thành viên LHQ

Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Lebanon (UNIFIL) ngày 13/10 yêu cầu quân đội Israel giải thích về “những vi phạm gây sốc” đối với lực lượng này, bao gồm cả việc cố tình xâm nhập vào một trong những vị trí của UNIFIL.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Các doanh nhân chia sẻ chặng đường khởi nghiệp đầy cảm hứng tới sinh viên

Tại workshop "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương - Tư duy toàn cầu" ngày 3/11, nhiều doanh nhân chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp từ nhiều góc nhìn, giúp sinh viên có thể rút ra bài học nếu có ý định khởi nghiệp.

Pixelmator sẽ về đội của “táo khuyết” Apple

Pixelmator, công ty nổi tiếng với những ứng dụng chỉnh sửa ảnh đình đám tương thích hệ điều hành macOS, vừa thông báo sẽ về đội nhà Apple.

Pixelmator sẽ về đội của “táo khuyết” Apple

Pixelmator, công ty nổi tiếng với những ứng dụng chỉnh sửa ảnh đình đám tương thích hệ điều hành macOS, vừa thông báo sẽ về đội nhà Apple.

Peru dự báo trao đổi thương mại với các nền kinh tế APEC vượt 80 tỷ USD trong năm nay

Bộ trưởng Ngoại thương và Du lịch Peru Desilu Leon kỳ vọng trao đổi thương mại của nước này với 20 nền kinh tế khác trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á -Thái Bình Dương (APEC) sẽ vượt 80 tỷ USD trong năm nay.

Cuộc đua vô cùng sít sao, 7 bang “chiến trường” bất phân thắng bại

Theo các kết quả thăm dò dư luận công bố ngày 1/11, ông Donald Trump và bà Kamala Harris cách biệt rất ít, chỉ dưới 2% ở bất kỳ bang nào trong 7 bang "chiến trường".

Bài đọc nhiều

Nvidia ‘lật đổ’ Apple để trở thành công ty có giá trị nhất thế giới

Hôm 25.10, Nvidia đã 'soán ngôi' Apple để giành danh hiệu công ty có giá trị nhất thế giới với vốn hóa thị trường lên đến 3.530 tỉ USD. ...

Trung Quốc đang đóng một tàu sân bay mới, khác thường?

Trung Quốc dường như đang đóng một tàu sân bay mới và khác thường, khiến giới chuyên gia tò mò, theo CNN. ...

Quan chức tình báo phương Tây nói lính Triều Tiên đã vào Ukraine

Một nhóm nhỏ binh sĩ CHDCND Triều Tiên được cho là đã có mặt tại Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói lực lượng Kyiv có quyền tấn công trong trường hợp đó. ...

Tăng thuế, ‘thắt lưng buộc bụng’, thông qua dự toán ngân sách chiến tranh năm 2025

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gọi đây là “nguồn ngân sách quan trọng, đầy thách thức nhưng cần thiết trong một năm chiến tranh”.

Cùng chuyên mục

Quân đội Trung Quốc mô phỏng tình huống chiến đấu cơ tàng hình xuất kích từ Nhật

Quân đội Trung Quốc đã mô phỏng cuộc tấn công Thượng Hải để xem máy bay chiến đấu từ Nhật Bản có thể đến gần đến mức nào, theo South China Morning Post hôm nay 3.11. ...

Cuộc đua vô cùng sít sao, 7 bang “chiến trường” bất phân thắng bại

Theo các kết quả thăm dò dư luận công bố ngày 1/11, ông Donald Trump và bà Kamala Harris cách biệt rất ít, chỉ dưới 2% ở bất kỳ bang nào trong 7 bang "chiến trường".

Mỹ-Nhật-Hàn tập trận chung với máy bay ném bom hạng nặng, thể hiện khả năng “áp đảo”

Ngày 3/11, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tiến hành tập trận không quân chung với sự tham gia của loại máy bay ném bom hạng nặng B-1B ở khu vực phía Nam Bán đảo Triều Tiên.

Mỹ điều máy bay ném bom tập trận với Hàn

Quân đội Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã tiến hành một cuộc tập trận không quân chung hôm nay 3.11 với sự tham gia của máy bay ném bom B-1B. ...

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.

Mới nhất

Mới nhất