Trang chủChính trịNgoại giaoNguy cơ vỡ nợ cận kề, một quốc gia châu Âu có...

Nguy cơ vỡ nợ cận kề, một quốc gia châu Âu có thể làm rung chuyển thị trường tài chính toàn cầu sắp tới


Nếu cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp năm 2010 làm rung chuyển thị trường tài chính thế giới, thì cuộc khủng hoảng nợ Italy ngày nay sẽ gây chấn động đến mức nào?

Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI) vừa đăng bài phân tích của nhà kinh tế Desmond Lachman, cựu Phó Giám đốc Ban đánh giá và phát triển chính sách của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và là chiến lược gia trưởng về kinh tế thị trường mới nổi tại Salomon Smith Barney, về nguy cơ Italy phải đối mặt với khủng hoảng nợ công. Trong bài viết, tác giả nhận định Italy rất ít triển vọng để có thể giảm được quy mô núi nợ công hiện có.

Theo tác giả, các thị trường chưa nhanh nhạy trong việc dự đoán các cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu. Vào cuối năm 2009, trước khi cuộc khủng hoảng nợ công bùng phát tại Hy Lạp, trái phiếu chính phủ nước này được giao dịch với lãi suất chỉ cao hơn trái phiếu chính phủ Đức một chút.

Một năm sau đó, cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp làm rung chuyển thị trường tài chính thế giới và Hy Lạp cuối cùng đã vỡ nợ. Đó là vụ vỡ nợ chính phủ lớn nhất từ trước đến nay.

Nguy cơ vỡ nợ cận kề, một quốc gia châu Âu có thể làm rung chuyển thị trường tài chính toàn cầu sắp tới
Một đợt khủng hoảng nợ công khác của Italy là điều mà nền kinh tế thế giới hoàn toàn không mong muốn tại thời điểm tăng trưởng các nền kinh tế đồng loạt chậm lại. (Nguồn: Getty)

Khủng hoảng nợ công trực chờ

Giờ đây, một đợt khủng hoảng nợ công khác của Italy là điều mà nền kinh tế thế giới hoàn toàn không mong muốn tại thời điểm tăng trưởng các nền kinh tế đồng loạt chậm lại. Nền kinh tế Italy có quy mô lớn gấp 10 lần nền kinh tế Hy Lạp và có thị trường trái phiếu chính phủ trị giá 3.000 tỷ USD.

Nếu cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp năm 2010 làm rung chuyển thị trường tài chính thế giới, thì cuộc khủng hoảng nợ Italy ngày nay sẽ gây chấn động đến mức nào?

Lý do chính để thế giới chuẩn bị đối đầu một cuộc khủng hoảng nợ khác tại Italy là tất cả các yếu tố có thể cho phép Rome giảm bớt gánh nặng nợ nần hiện đều bất lợi. Điều này đặc biệt đáng lo ngại khi tỷ lệ nợ công trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Italy là trên 145%, cao hơn khoảng 15% so với thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng nợ Italy vào năm 2012.

Xét về mặt số học thuần túy, ba yếu tố có thể cải thiện gánh nặng nợ công của một quốc gia là thặng dư ngân sách cơ bản lành mạnh (cân bằng ngân sách sau khi trừ các khoản trả lãi), lãi suất mà chính phủ có thể đi vay thấp hơn và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn.

Thật không may, trong trường hợp hiện tại của Italy, cả ba yếu tố này đều đang đi theo chiều hướng ngược lại.

Thay vì tìm cách đạt được thặng dư ngân sách cơ bản, ngân sách đáng thất vọng của quốc gia nằm giữa châu Âu do chính phủ của Thủ tướng Giorgia Meloni trình bày trong tuần này hàm ý mức thâm hụt ngân sách cơ bản đáng kể.

Đồng thời, trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thắt chặt chính sách tiền tệ và nhà đầu tư nghi ngờ về định hướng chính sách kinh tế của chính phủ hiện nay, lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Italy đã tăng từ mức dưới 1% vào năm 2021 lên khoảng 4,75% ở hiện tại. Đây là mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng nợ Italy năm 2012, nhưng lại chỉ cao hơn khoảng 1,8% so với đối tác Đức.

Trong khi đó, thay vì khả năng đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nền kinh tế Italy dường như đang trên bờ vực của một cuộc suy thoái kinh tế. Đó là sự sụp đổ từ việc thắt chặt tiền tệ của ECB nhằm kiểm soát lạm phát. Một cuộc suy thoái, nếu diễn ra, khó có thể khiến người ta tin tưởng vào khả năng tăng trưởng kinh tế của Italy dưới núi nợ nần do kinh tế đình trệ nước này gây ra.

Italy sẽ rơi vào suy thoái kinh tế kỹ thuật?

Với lợi suất trái phiếu chính phủ hiện tại, triển vọng Italy có thể thoát khỏi gánh nặng nợ nần dường như đã giảm đi. Điều này đặc biệt đúng khi xét đến thành tích tăng trưởng kinh tế ảm đạm trong quá khứ của nước này. Kể từ khi gia nhập Khu vực đồng Euro (Eurozone) năm 1999, mức thu nhập bình quân đầu người của Italy hầu như không thay đổi.

Cho đến gần đây, chính phủ Italy ít gặp khó khăn trong việc tự cấp kinh phí với những điều kiện tương đối thuận lợi mặc dù nợ công của nước này đang ở mức cao. Điều đó phần lớn là do thực tế rằng theo chương trình định lượng tích cực của mình, ECB đã đáp ứng gần như toàn bộ nhu cầu vay ròng của chính phủ Italy.

Tuy nhiên, kể từ tháng 7/2023, ECB đã chấm dứt hoàn toàn các chương trình mua trái phiếu. Điều này khiến Rome phụ thuộc rất nhiều vào thị trường tài chính để đáp ứng nhu cầu vay vốn. Dường như Italy sẽ sớm theo chân Đức rơi vào suy thoái kinh tế kỹ thuật do chính sách thắt chặt tiền tệ của ECB.

Với tình hình tài chính công gặp khó khăn nghiêm trọng, điều đặc biệt quan trọng là chính phủ Italy phải tạo dựng niềm tin cho các nhà đầu tư rằng họ có khả năng quản lý tình hình kinh tế rất khó khăn. Vì lý do này, thật đáng tiếc khi chính phủ hiện nay đã không thực hiện được những lời hứa kinh tế của mình.

Trong số những sai lầm đáng thất vọng hơn của họ là khoản thuế bất ngờ đánh vào lợi nhuận ngân hàng và việc đưa ra dự kiến thâm hụt ngân sách 5,3%, khiến nước này rơi vào tình trạng xung đột với Ủy ban châu Âu (EC). Điều này hầu như không tạo được niềm tin của thị trường vào khả năng của chính phủ Italy trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hoặc giải quyết một cuộc khủng hoảng nợ tiềm ẩn.

Trong những ngày gần đây, thị trường hướng sự chú ý vào tình hình tài chính công đang lung lay của Italy, đẩy mức chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ Italy-Đức lên mức cao nhất kể từ đầu năm.

Chính phủ Italy nên lưu ý đến những biến động của thị trường trong những giai đoạn khó khăn và sớm thay đổi đường hướng kinh tế nếu muốn tránh một cuộc khủng hoảng nợ toàn diện vào năm tới.

Tất cả những điều trên không có nghĩa là một cuộc khủng hoảng nợ công toàn diện của Italy sắp xảy ra. Tuy nhiên, ECB cần phải cẩn thận để tránh chính sách tiền tệ quá mức cần thiết trong nỗ lực kiểm soát lạm phát.

Italy và châu Âu không mong muốn rơi vào “miệng hố” suy thoái kinh tế và lãi suất cao hơn sẽ chỉ làm xấu đi tình hình tài chính công của nước này.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nguy cơ Pháp đối mặt khủng hoảng tài chính

Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Bruno Le Maire cảnh báo nền kinh tế lớn thứ hai khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có nguy cơ đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính sau quyết định của Tổng thống Emmanuel Macron về việc giải tán Quốc hội và kêu gọi bầu cử sớm. Ông Le Maire cho biết, Pháp đang và sẽ phải chi trả lãi và gốc...

Nền kinh tế Trung Quốc có thoát khỏi khủng hoảng tài chính kéo dài?

Nhiều chuyên gia chỉ trích cáo buộc của G7 về nền kinh tế Trung Quốc Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Nỗi ''sợ hãi'' của các nước nhóm G7 Theo dữ liệu Hải quan Trung Quốc công bố ngày 7/6, số lượng hàng xuất khẩu từ Trung Quốc tháng 5 đã tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Điều này vượt xa dự đoán của các nhà kinh tế là 6,0%...

Từ quốc gia tiên tiến “tụt dốc không phanh” xuống hạng trung bình, điều gì đang xảy ra với nền kinh tế Italy?

Bài viết của tác giả Federico Fubini, đăng trên mạng Corriere della Sera (Italy), đề cập tình trạng trì trệ của nền kinh tế Italy trong 30 năm qua, đồng thời đánh giá triển vọng trong thời gian tới.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lễ công bố biểu tượng hữu nghị quốc tế TP. Hồ Chí Minh

Lễ công bố biểu tượng hữu nghị quốc tế TP. Hồ Chí Minh diễn ra chiều 24/9 tại Công viên Bến Bạch Đằng nằm trong khuôn khổ Đối thoại hữu nghị TP. Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City Friendship Dialogue - FD) năm 2024.

Nghe ‘Những bông hoa biển’ chia sẻ về các mô hình hay, cách làm sáng tạo

"Những bông hoa biển" - họ là điển hình tiên tiến gắn với những mô hình hay, cách làm sáng tạo; những tấm gương về tinh thần vượt khó, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao…

Các ngoại trưởng G7 nhóm họp bên lề Đại hội đồng LHQ, ra tuyên bố về loạt vấn đề nóng

Ngày 23/9, các ngoại trưởng của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tiến hành một cuộc họp bên lề khóa họp thứ 79 của Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York Mỹ.

Malaysia Airlines chính thức khai trương đường bay Kuala Lumpur

Việc có thêm đường bay mới sẽ giúp nâng tổng số chuyến của các hãng bay từ Kuala Lumpur - Đà Nẵng lên 28 chuyến mỗi tuần.

Thành phố Hồ Chí Minh hiện là một đô thị trung tâm toàn cầu

Đại diện Bộ Nội vụ Lào, Bộ Môi trường Hàn Quốc và Giám đốc phụ trách ngoại thương, Văn phòng thị trưởng San Francisco (Mỹ) đã chia sẻ một số kinh nghiệm quý báu về chuyển đổi công nghiệp với TP. Hồ Chí Minh.

Bài đọc nhiều

Quỹ đầu tư TPG Hoa Kỳ lạc quan với công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam

Chiều 22/9, trong khuôn khổ chuyến công tác tới Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp gỡ một số đại diện các doanh nghiệp và quỹ đầu tư Hoa Kỳ trong buổi tọa đàm về chuyển đổi số. Bên lề buổi tọa đàm, Báo Thế giới và Việt Nam đã có dịp trao đổi với ông Phạm Đức Trung Kiên, một nhà đầu tư lâu năm tại Việt Nam, đồng thời là nhà từ thiện hỗ trợ các hoạt động phát triển giáo dục trong nước, đặc biệt là chương trình Khan Academy Vietnam. Xin chia sẻ cùng bạn đọc cuộc phỏng vấn với ông Kiên.

Hoan nghênh các doanh nghiệp công nghiệp bán dẫn, AI của Hoa Kỳ đến Việt Nam

Theo Đặc phái viên TTXVN, nhân dịp tham dự các hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 79 và làm việc tại Hoa Kỳ, chiều 22/9 (theo giờ địa phương), tại New York, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dự buổi toạ đàm với chủ đề Tăng cường hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI). Buổi tọa...

Hỗ trợ để giúp hàng hóa Việt Nam khẳng định vị trí tại Canada

Trong hai quý đầu năm 2024, Canada đã nhập khẩu trên 228 triệu USD nông sản thực phẩm các loại từ Việt Nam, chiếm 5.5% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang địa bàn, tăng 24%. Chủ tịch VCBA đồng thời là chủ của chuỗi Siêu thị 88 tại Vancouver Châu Tú Cường nhận định thị trường Canada và Bắc Mỹ có rất nhiều tiềm năng phát triển cho các sản phẩm của Việt Nam. Ông cho...

Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ trên đà phát triển rực rỡ, tăng trưởng mạnh cả xuất khẩu và nhập khẩu

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 87,7 tỷ USD, tăng trưởng mạnh cả ở chiều xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa.

Đây là lý do Thái Lan ‘nghiễm nghệ’ trong top đầu bảng xếp hạng về Halal

Tại sao Thái Lan, quốc gia có đa số dân theo đạo Phật, lại nằm trong top 10 quốc gia xuất khẩu sản phẩm Halal hàng đầu thế giới?

Cùng chuyên mục

Lễ công bố biểu tượng hữu nghị quốc tế TP. Hồ Chí Minh

Lễ công bố biểu tượng hữu nghị quốc tế TP. Hồ Chí Minh diễn ra chiều 24/9 tại Công viên Bến Bạch Đằng nằm trong khuôn khổ Đối thoại hữu nghị TP. Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City Friendship Dialogue - FD) năm 2024.

Thành phố Hồ Chí Minh hiện là một đô thị trung tâm toàn cầu

Đại diện Bộ Nội vụ Lào, Bộ Môi trường Hàn Quốc và Giám đốc phụ trách ngoại thương, Văn phòng thị trưởng San Francisco (Mỹ) đã chia sẻ một số kinh nghiệm quý báu về chuyển đổi công nghiệp với TP. Hồ Chí Minh.

Nhiều kinh nghiệm hay tại đối thoại hữu nghị TP Hồ Chí Minh năm 2024

TP Hồ Chí Minh hướng tới xây dựng nền kinh tế bền vững Ngày 24/9, UBND TP Hồ Chí Minh khai mạc Đối thoại hữu nghị lần 2 – năm 2024 (FD 2024), tại Trung tâm hội nghị Gem Center, số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1). Dự khai mạc có Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng; lãnh đạo của hơn...

Việt Nam và Canada đẩy mạnh hợp tác tài chính

Việt Nam và Canada hiện là hai quốc gia thành viên thuộc Hiệp định CPTPP và Canada là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại khu vực châu Mỹ (sau Hoa Kỳ và Brazil) với một nền kinh tế phát triển. Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong các nước ASEAN. Năm 2023, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Canada đạt hơn 6,2 tỷ USD. Thứ...

EDC chọn Việt Nam để đặt văn phòng đại diện tiếp theo tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Cơ quan Phát triển xuất khẩu (EDC) của Chính phủ Canada vừa có bài viết “Kinh doanh tại Việt Nam: Chớp lấy ngôi sao đang lên này của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, trong đó chuyên gia về thương mại quốc tế Carol Fragiskos nhấn mạnh vị trí chiến lược của Việt Nam khiến nơi đây trở thành trung tâm phân phối và hậu cần lý tưởng. Cơ quan Phát triển xuất khẩu (EDC) của Chính phủ Canada. Ảnh: Internet. Trong...

Mới nhất

Điều động, chỉ định ông Hồ Xuân Trường làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông

Ông Hồ Xuân Trường được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông, nhiệm kỳ 2020-2025.   Ngày 24/9, Tỉnh ủy Đắk Nông tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ. Ban Bí thư quyết định ông Hồ...

Ông Trump gọi Tổng thống Ukraine là “người bán hàng vĩ đại nhất lịch sử”

VOV.VN - “Tôi thấy Zelensky ở đây. Tôi nghĩ Zelensky là người bán hàng vĩ đại nhất trong lịch sử - mỗi lần ông ấy đến đất nước này, ông ấy lại mang về 60 tỷ USD”, ông Trump phát biểu một sự kiện vận động tranh cử hôm 23/9 tại bang Pennsylvania.   Tại sự kiện này, ông Trump cũng cho rằng...

Mới nhất