Trang chủChính trịChủ quyềnKhông quản gian khó, đánh thức tiềm năng khoáng sản

Không quản gian khó, đánh thức tiềm năng khoáng sản


Nhân dịp 78 năm Ngày truyền thống ngành Địa chất Việt Nam, phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Bình Trọng – Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam về những kết quả nổi bật của ngành.

PV: Thưa ông, ông có thể chia sẻ về những thành tựu của ngành Địa chất Việt Nam trong 78 năm qua?

Ông Trần Bình Trọng: 78 năm xây dựng và phát triển, ngành Địa chất Việt Nam luôn phát huy truyền thống vẻ vang, sáng tạo, cần cù, đạt được nhiều thành tựu nổi bật gắn với chiều dài lịch sử, tiêu biểu là các công trình có giá trị về mặt khoa học, kinh tế, xã hội đã đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.

Thứ nhất, hoàn thành Công trình lập bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1:500.000 phần đất liền và các đảo trên toàn quốc (1988) – công trình đã được Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ và Công trình lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 phần đất liền (hoàn thành năm 1994).

Thứ hai, công tác lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 đã hoàn thành hơn 73% diện tích phần đất liền. Cùng với công tác lập bản đồ địa chất, khoáng sản, các nhà địa chất đã phát hiện hơn 5.000 mỏ, điểm quặng, phát hiện và khoanh định các vùng quặng, đới quặng, cấu trúc thuận lợi cho tạo quặng, làm cơ sở để tiến hành các đề án tìm kiếm, đánh giá, thăm dò khoáng sản, xác định tài nguyên, trữ lượng các mỏ, điểm quặng.

Thứ ba, đã tổ chức nhiều đề án Chính phủ, đề án cấp Bộ về điều tra, đánh giá nhằm xác định tổng thể tài nguyên khoáng sản phục vụ xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội các tỉnh, thành phố; kịp thời đưa vào quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản giai đoạn 2021 – 2030 hàng trăm khu vực có tài nguyên khoáng sản tin cậy của 60 loại hình khoáng sản, mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước thông qua đấu giá cấp quyền thăm dò, khai thác khoáng sản.

img_0961.jpg
Ông Trần Bình Trọng – Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam

Thứ tư, hoàn thành giai đoạn I đề án điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam, chuyển giao tới chính quyền địa phương và các bộ, ngành liên quan sản phẩm đề án phục vụ kịp thời phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần phục vụ xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội các tỉnh, thành phố miền núi Việt Nam.

Thứ năm, hoàn thành công tác điều tra địa chất phục vụ phát triển kinh tế – xã hội như: điều tra, đánh giá đặc điểm cấu trúc địa chất, địa chất công trình, đề xuất các giải pháp khai thác sử dụng lãnh thổ phục vụ xây dựng và phát triển hạ tầng dải ven biển Việt Nam; điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam. Công tác điều tra địa chất, khoáng sản biển đã hoàn thành điều tra vùng biển độ sâu từ 0 – 100m tỷ lệ 1:500.000 trên tổng diện tích điều tra hơn 266.000km2, hoàn thành điều tra tai biến địa chất, địa chất môi trường vùng biển độ sâu từ 0 – 30m nước tỷ lệ 1:100.000 trên diện tích 41.100km2.

Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của ngành Địa chất, Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã lần đầu tiên đưa nội dung quản lý nhà nước về địa chất vào xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản, trong đó lưu ý quy định cụ thể nội dung điều tra cơ bản địa chất, tài nguyên địa chất, khoáng sản, các điều kiện địa chất khác (tai biến địa chất, địa chất môi trường, địa chất thủy văn – địa chất công trình, địa mạo…).

PV: Các thiết bị hiện đại có vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm, đánh giá khoáng sản, phân tích định lượng các mẫu địa chất, góp phần nâng tầm vị thế ngành Địa chất Việt Nam trên trường quốc tế. Xin Cục trưởng chia sẻ về những kết quả của ngành nhờ sử dụng các thiết bị trên?

Ông Trần Bình Trọng: Từ năm 2010 đến năm 2020, ngành được trang bị nhiều thiết bị hiện đại và phần mềm xử lý, minh giải tài liệu tiên tiến như: Thiết bị khoan, thiết bị địa vật lý, thiết bị phân tích cầm tay, thiết bị gia công mẫu, tuyển khoáng và phân tích cơ lý, thiết bị phân tích thí nghiệm, thiết bị khảo sát địa chất, khoáng sản biển…

Các thiết bị hiện đại, độ chính xác cao và có xuất xứ từ các nước trong khối EU, Canada, Mỹ, Nhật đã phát huy hiệu quả trong tìm kiếm, đánh giá khoáng sản ẩn sâu, làm rõ cấu trúc các đới biến đổi có khả năng chứa quặng, góp phần quan trọng trong việc định hướng khoan phát hiện quặng đồng Kon Rá (Kon Tum), đới biến đổi có khả năng chứa quặng thiếc, volfram, chì kẽm ở Hà Giang, Cao Bằng

Thiết bị khoan sâu lấy mẫu luôn được ứng dụng rất hiệu quả tại các lỗ khoan sâu trên 1.000m tại bể than Sông Hồng, đã nâng cao năng suất lao động, chất lượng lấy mẫu rất tốt.

Ngoài ra, các thiết bị phân tích mới, hiện đại, độ nhạy, độ chính xác cao đã góp phần không nhỏ trong phân tích định lượng các mẫu địa chất, môi trường, đưa ngành Địa chất Việt Nam đạt đến tầm cỡ quốc tế và sánh vai với các cường quốc năm châu.

Những thiết bị hiện đại đã góp phần giúp công tác lập bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 hoàn thành trên diện tích 40.280km2, phát hiện hàng trăm điểm khoáng sản các loại, khoanh định nhiều khu vực có tiềm năng, như: quặng sắt khu vực Tân An (Yên Bái), La Ê (Quảng Nam); graphit ở Bảo Thắng (Lào Cai); vàng ở Tân Uyên (Lai Châu)…; hay công tác điều tra địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường và tai biến địa chất vùng biển Việt Nam từ 0 – 30m nước tỷ lệ 1:100.000 đã hoàn thành 18.388km2; khu vực biển ven bờ đến độ sâu 20m nước đã được điều tra, tổng hợp thành lập bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1:1.000.000 trên diện tích 65.500km2; các khu vực biển ven bờ Nam Định, Thanh Hóa, Quảng TrịThừa Thiên Huế, Cà Mau được điều tra địa chất công trình tỷ lệ 1:25.000 trên diện tích 7.100km2; công tác Bay đo từ – trọng lực tỷ lệ 1:250.000 biển và hải đảo Việt Nam đã hoàn thành trên diện tích hơn 277.000km2.

Hơn nữa, bản đồ địa chất, tài nguyên địa chất Việt Nam và các vùng biển kế cận tỷ lệ 1:1.000.000 đã được thành lập trên cơ sở tổng hợp các tài liệu đã có để hội nhập quốc tế, minh chứng cho sự lớn mạnh và trưởng thành của các nhà khoa học địa chất ngày nay.

PV: Nhắc đến thành tựu của ngành Địa chất, không thể không đề cập đến công tác điều tra của các nhà địa chất, ông có thể chia sẻ về một số kết quả điều tra nổi bật?

Ông Trần Bình Trọng: Hầu hết các khoáng sản quan trọng, chiến lược, có quy mô lớn đều đã được tập trung điều tra, đánh giá xác định tài nguyên. Trong đó, một số loại khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn như: 6,7 tỷ tấn than nâu ở đồng bằng sông Hồng (trên diện tích 265km2 khu vực Đông Hưng – Tiền Hải, Thái Bình); 3,5 tỷ tấn tinh quặng bauxit ở Tây Nguyên; 557 triệu tấn tinh quặng titan trong tầng cát đỏ ở Bình Thuận, Ninh Thuận; hơn 23 triệu tấn quặng kaolin – felspat; hơn 43 triệu m3 đá ốp lát; đất hiếm ở Bảo Thắng, Lào Cai, Nậm Xe, Lai Châu; quặng urani ở Quảng Nam…

Chỉ trong một thời gian ngắn, hơn 200 điểm mỏ đã được đưa vào quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản giai đoạn đến năm 2020. 53 khu vực mỏ đã đánh giá xác định tài nguyên được đưa vào quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050, sắp tới sẽ bổ sung 50 điểm mỏ vào Quy hoạch. Những con số trên là minh chứng cho những đóng góp đáng kể của công tác điều tra nói riêng, ngành Địa chất Việt Nam nói chung, đã thu ngân sách Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng từ hoạt động khoáng sản.

anh-2-bai-78-nam-nganh-dia-chat.jpg
Công tác điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản của các nhà địa chất thường xuyên diễn ra trong điều kiện địa hình phức tạp, xa dân cư, khó khăn, thiếu thốn và thậm chí, nhiều nguy hiểm

Bên cạnh đó, các kết quả điều tra của những nhà địa chất là cơ sở quan trọng để được UNESCO công nhận đối với 3 địa danh: Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang; Công viên Địa chất toàn cầu non nước Cao Bằng; Công viên địa chất toàn cầu hang động núi lửa Đắk Nông.

Trong tương lai, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu phát triển bền vững, Cục Địa chất Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ tiềm năng của ngành Địa chất trên mọi miền đất nước, làm cơ sở khoa học cho sự phát triển của những tập đoàn kinh tế hùng mạnh như Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – những doanh nghiệp mà sản phẩm của hoạt động khai thác, sản xuất liên quan mật thiết đến nguồn tài nguyên được ngành Địa chất đã chỉ ra trong quá trình điều tra, đánh giá gần 80 năm qua.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Ngày 10/6/2023, Thủ tướng đã ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị, Quy hoạch Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã thể hiện rõ quan điểm về tầm quan trọng và mức độ ưu tiên đối với lĩnh vực địa chất, khoáng sản. Việc xây dựng Quy hoạch này là một hành trình ý nghĩa, với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các nhà địa chất, góp phần hoạch định cho công tác quản lý, khai thác khoáng sản phục vụ mục tiêu phát triển đất nước.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chính phủ đề xuất thủ tục đầu tư đặc biệt khi trình sửa 4 luật

Tại tờ trình, Chính phủ đề xuất bổ sung quy định về thủ tục đầu tư đặc biệt nhằm đơn giản hoá thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian triển khai dự án để tạo cơ chế thuận lợi, cạnh tranh nhằm thu hút các...

Diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10

Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu Diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô:Kính thưa các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận...

Thủ tướng đề nghị nâng tầm kết nối kinh tế Việt Nam – Lào

Cụ thể, đẩy mạnh kết nối 3 nền kinh tế trên 5 lĩnh vực: Kết nối mềm (xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của 3 nước và mỗi nước); kết...

Thủ tướng tham gia phiên đối thoại với các nghị viện, thanh niên và doanh nghiệp tại Hội nghị Cấp cao ASEAN

Tại phiên đối thoại với thanh niên, Việt Nam cùng các nước nhấn mạnh thanh niên là lực lượng to lớn, tài sản quý giá và niềm hy vọng của tương lai khu vực. Văn kiện Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai của Liên Hợp Quốc...

Việt Nam – Lào: Hợp tác triển khai 07 nhóm nhiệm vụ trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường

Ngày 9/10, nhân dịp tham gia Đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45 tại Thủ đô Viêng Chăn, đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam do...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Kiểm tra đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”

Ngày 8/10, tại Quân cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà, Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân thành lập 3 đoàn công tác kiểm tra đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu” năm 2024 đối với các hải đội, tàu chiến đấu trực thuộc. Qua kiểm tra, các hải đội, tàu đã quán triệt sâu sắc nhiệm vụ, tiêu chí và triển khai thực hiện xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực,...

Khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển

Sáng ngày 8/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế ‘Hợp tác vì biên giới, biển, đào, hòa bình và phát triển’.

Vùng 3 Hải quân thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ

Với cách tổ chức đa dạng, phù hợp, 5 năm qua, phong trào thi đua Quyết thắng đã cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, tham gia phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn. Đặc biệt, Vùng 3 Hải quân đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng nắm chắc tình hình, kiên quyết, xử...

Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hoà bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Nguyễn Minh Vũ trả lời phỏng vấn Báo TG&VN nhân dịp Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hoà bình và phát triển”, tại Hà Nội ngày 8/10.

Mới nhất

Loạt quan chức Fed ủng hộ tiếp tục cắt giảm lãi suất, áp lực tỷ giá hạ nhiệt cuối năm 2024

Vừa qua, một loạt quan chức của Fed đã đưa ra ý kiến xoay quanh chính sách cắt giảm lãi suất cơ bản. Nói về sự đồng thuận của các...

Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác quốc phòng

Đoàn đại biểu cán bộ chính trị cấp cao Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam, do đồng chí Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị dẫn đầu, đã thăm và làm việc tại Cuba từ ngày 5-9/10 nhằm triển khai nhận...

Vụ nợ 1.000 sổ đỏ: Yêu cầu lãnh đạo chủ đầu tư bàn giao hồ sơ bồi thường

Ngày 10/10, ông Nguyễn Như Công, Chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam  đã ký thông báo truyền đạt ý kiến của ông Trần Nam Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - về đánh giá tình hình thực hiện các dự án do Công ty cổ phần Bách Đạt An (sau đây gọi tắt là Công ty...

Giá xăng dầu bật tăng dữ dội, RON 95 vọt lên hơn 21.000 đồng/lít

Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay. So với kỳ điều hành trước đó, giá xăng E5 được điều chỉnh tăng 990 đồng/lít, giá bán là 19.840 đồng/lít. Giá xăng RON 95 tăng tới 1.260 đồng/lít, giá...

Tạo nền tảng vững chắc cho hợp tác toàn diện, hiệu quả giữa Việt Nam và Hàn Quốc

NDO - Sáng 10/10, nhân dịp dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị cấp cao liên quan tại thủ đô Viêng Chăn, Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. (Ảnh: Nhật...

Mới nhất