Trang chủNewsThời sựSiết chặt kỷ cương, kỷ luật giải ngân đầu tư công

Siết chặt kỷ cương, kỷ luật giải ngân đầu tư công


Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các bộ, ngành thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, coi công tác giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên bám sát tình hình thực tiễn, đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc cho từng dự án, nhiệm vụ cụ thể.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Siết chặt kỷ cương, kỷ luật giải ngân đầu tư công - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái Tổ trưởng, Tổ công tác số 1 của Thủ tướng Chính phủ họp với 17 bộ, ngành, cơ quan trung ương về giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh VGP

Ngày 13/4, đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác số 1 của Thủ tướng Chính phủ đã họp với 17 bộ, ngành, cơ quan trung ương về giải ngân vốn đầu tư công.

Theo Quyết định 235/QĐ-TTg ngày 14/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập các Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm Tổ trưởng, Tổ công tác số 1, kiểm tra các Bộ, cơ quan: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam; các địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.

Giải ngân vốn đầu tư công thấp là do khâu tổ chức thực hiện

Báo cáo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 Thủ tướng Chính phủ giao cho 17 bộ, cơ quan trung ương thuộc Tổ công tác số 1 là trên 38,319 nghìn tỷ đồng, bố trí cho 22 nhiệm vụ và 80 dự án (trong đó 34 dự án chuyển tiếp và 46 dự án khởi công mới).

Đến nay, 17 bộ, ngành, cơ quan trung ương đã phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án trên 34,942 nghìn tỷ đồng, đạt 91,2% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Số vốn còn lại chưa giao kế hoạch là gần 3,4 nghìn tỷ đồng của 8 cơ quan.

Trong quý I/2023, tổng số giải ngân của 17 bộ, ngành, cơ quan trung ương chỉ đạt 0,04% kế hoạch, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước (10,35%). Trong đó đáng chú ý, có 13 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân (tỷ lệ giải ngân 0%), 4 bộ, cơ quan trung ương đã giải ngân nhưng đều dưới 2% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, “nhìn chung tiến độ giải ngân của các đơn vị này trong những tháng đầu năm của những năm gần đây số lượng giải ngân đều thấp và tăng dần trong thời gian tiếp theo, hầu hết cả năm đạt 90-100% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao”.

Nguyên nhân chủ yếu giải ngân vốn đầu tư công thấp là công tác tổ chức thực hiện (lập kế hoạch, chuẩn bị thủ tục đầu tư dự án) chưa sát sao, chưa phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Các bộ ngành đều cam kết phấn đấu sẽ nỗ lực giải ngân cao nhất theo kế hoạch được giao.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Siết chặt kỷ cương, kỷ luật giải ngân đầu tư công - Ảnh 2.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Các bộ ngành phải nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao để góp phần vào kết quả chung của cả nước. Ảnh VGP

Nhiệm vụ được giao, phải nỗ lực hoàn thành

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ, năm nay kế hoạch đầu tư công của cả nước khoảng 711 nghìn tỷ, hiện đã phân bổ trên 700 nghìn tỷ (còn trên 4000 tỷ chưa phân bổ). Kết quả giải ngân quý I/2022 cho thấy, về tỷ lệ chúng ta giải ngân thấp hơn một chút so với năm 2022, nhưng số giải ngân tuyệt đối cao hơn gần 12 nghìn tỷ (khoảng 19%).

Để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập 5 tổ công tác để kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công để cuối năm đạt mục tiêu đề ra. Tổ công tác số 1 kiểm tra 17 bộ ngành cơ quan trung ương và 17 địa phương.

Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, tổng số vốn đầu tư công được giao cho 17 bộ, cơ quan trung ương thuộc tổ công tác số 1 không lớn (chỉ chiếm khoảng 5% tổng số vốn đầu tư công của cả nước). Nhưng nhiệm vụ được giao thì phải nỗ lực hoàn thành để góp phần vào kết quả chung của cả nước.

Bày tỏ chưa hài lòng trước thực tế hết quý I/2023 tiến độ giải ngân của các bộ ngành, cơ quan trung ương thuộc Tổ công tác số 1 “rất chậm, tỷ lệ giải ngân rất thấp, thậm chí có cơ quan chưa giải ngân”, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu, đại diện các bộ ngành, cơ quan phải trao đổi thẳng thắn, nêu rõ khó khăn, vướng mắc ở chỗ nào, khâu nào, để làm rõ trách nhiệm và có giải pháp xử lý phù hợp, hiệu quả.

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, trong kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao cho năm 2023, Ngân hàng Nhà nước được giao 24.283 tỷ đồng (số vốn Ngân hàng nhà nước được giao chiếm đa số trong tổng số vốn giao cho 17 bộ, ngành cơ quan Trung ương thuộc Tổ công tác số 1).

Trong số này, chỉ có 318,9 tỷ đồng là bố trí cho thực hiện công trình xây dựng cơ bản của ngành ngân hàng (xây dựng Nhà máy In tiền quốc gia và 2 công trình nhà ở của 2 trường Đại học ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh). Đối với số vốn này, Ngân hàng Nhà nước đã giải ngân được hơn 9%, vượt kế hoạch quý I/2023.

Số vốn còn lại 23,965 nghìn tỷ đồng là nguồn vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, nằm trong gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các doanh nghiệp, hợp tác xã có khả năng phục hồi sau dịch COVID-19.

Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, quá trình giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2% không được như mong muốn, bởi nhiều nguyên nhân (do quy định chưa sát, điều kiện thực tiễn đã thay đổi,…). Sau hai năm thực hiện, tổng giải ngân mới được 330/40.000 tỷ đồng. Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần báo cáo nên chuyển nguồn này sang các chính sách khác, những lĩnh vực đang thiếu vốn để tận dụng nguồn lực đang dôi dư. 

Nghị quyết 43/2022/QH15 quy định tiêu chí cứng là “có khả năng phục hồi” – đây là điều kiện để được hưởng chính sách ưu đãi này. Tuy nhiên, cả ngân hàng thương mại và doanh nghiệp đều rất khó xác định thế nào là “có khả năng phục hồi” cho nên rất khó thực hiện, Phó Thống đốc Đào Minh Tú bày tỏ.

Trao đổi nội dung này, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng, gói 40 nghìn tỷ đồng hỗ trợ thông qua ngân hàng thương mại là giải pháp thông minh, sáng tạo. Nếu thực hiện thành công, nguồn tiền sẽ nhanh tới doanh nghiệp, người dân. Tuy nhiên, đây là tiền ngân sách, đòi hỏi thủ tục phải chặt chẽ. Tiêu chí điều kiện “doanh nghiệp có khả năng phục hồi” rất trừu tượng, khó đánh giá, nên quá trình triển khai đã nảy sinh vướng mắc.

Phó Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại để “giải ngân tối đa có thể” nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Nếu chuyển sang sử dụng cho chính sách khác thì phải làm rõ chính sách gì để đề xuất phương án  cụ thể.

Tại cuộc họp, đại diện các bộ ngành: Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Kiểm toán Nhà nước; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Văn phòng Chính phủ; Ngân hàng Phát triển; NHCSXH; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Trung ương Đoàn; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;… đã trình bày về các vướng mắc của từng dự án và giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Siết chặt kỷ cương, kỷ luật giải ngân đầu tư công - Ảnh 3.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Phải coi giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Ảnh VGP

Phải coi giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, nguyên nhân chính của việc giải ngân chậm tại 17 bộ, ngành, cơ quan trung ương là do công tác chuẩn bị đầu tư chưa tốt, dẫn đến phân bổ vốn chưa xong, tỷ lệ giải ngân đạt rất thấp. Ông đề nghị các bộ ngành phải đặc biệt lưu ý vấn đề này để rút kinh nghiệm.

Một nguyên nhân nữa là do việc thực hiện thủ tục hành chính của các chủ thể; sự phối hợp giữa các bộ ngành, địa phương chưa tốt dẫn tới vướng mắc trong giải phóng mặt bằng; còn có lãnh đạo bộ ngành chưa quan tâm một cách đầy đủ, xem đây là một nhiệm vụ quan trọng để góp phần tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế đất nước,….

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác giải ngân vốn đầu tư công. Các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ đều chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tăng cường trách nhiệm hơn nữa đối với việc triển khai công tác này. 

Do đó, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành phải thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, coi công tác giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên bám sát tình hình thực tiễn, đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc cho từng dự án, nhiệm vụ cụ thể.

Siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong công tác giải ngân vốn đầu tư công

Vốn đã có mà không giải ngân được, thì dòng tiền, thanh khoản của nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng. Nếu để “tích tiểu thành đại”, đọng vốn nhiều sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế và chính sách tài khóa, tiền tệ, Phó Thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu các bộ ngành, cơ quan trung ương phải siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong công tác giải ngân vốn đầu tư công. Phải xác định rõ, đây là trách nhiệm của người đứng đầu.

Ông lưu ý, các bộ, ngành cần chủ động rà soát trên tinh thần những dự án khó triển khai thì có thể điều chuyển vốn trong nội bộ.

Phó Thủ tướng đề nghị các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu phải nâng cao trách nhiệm hơn nữa, phân công đúng người đúng việc, kịp thời khen thưởng, động viên các cán bộ làm tốt, có hiệu quả và có biện pháp phù hợp đối với những trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái lưu ý bộ, ngành quản lý nhà nước phối hợp tốt với các địa phương để tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai, tổ chức thực hiện dự án, cũng như việc thanh toán, quyết toán; rà soát, kịp thời đề xuất các giải pháp để tháo gỡ vướng mắc về hành chính, cũng như về pháp lý để đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công theo kế hoạch đề ra.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng cho ý kiến đối với các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Chính sách xã hội; Ngân hàng Nhà nước./.





Nguồn

Cùng chủ đề

Vai trò của tỷ phú Elon Musk trong chính quyền tương lai của ông Trump

(Dân trí) - Tỷ phú Elon Musk được Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tin tưởng chọn vào vị trí lãnh đạo Bộ Hiệu quả Chính phủ, một cơ quan mới hoàn toàn sẽ hỗ trợ chính quyền sắp tới của ông. Tỷ phú Elon Musk tham gia một cuộc vận động tranh cử của ông Trump ở Pennsylvania hồi tháng 10 (Ảnh: AFP). Giữ đúng lời hứa trong chiến dịch tranh cử, trong tuyên bố ngày 12/11, Tổng thống...

Bị tinh trùng bắn vào mắt có sao không, nên xử trí thế nào?

Khi gặp sự cố bị tinh trùng bắn vào mắt, nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi: liệu tinh trùng bắn vào mắt có sao không. Đặc biệt, khi nghi ngờ thị lực bị ảnh hưởng, tâm lý lo lắng sẽ ngày càng tăng. Tham khảo các thông tin sau đây, bạn có thể...

60 năm Chiến thắng Bình Giã

Ngày 13/11, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng “60 năm Chiến thắng Bình Giã - Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm". ...

Yếu tố ‘thành hay bại’ khi làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Việc huy động vốn từ các nguồn ngoài ngân sách đòi hỏi chính sách minh bạch và quản lý chặt chẽ để tránh rủi ro tài chính lâu dài. Đây là nội dung quan trọng nhất đảm bảo sự “thành hay bại” của dự án và hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Ngày 13/11, thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, nhiều đại biểu...

WinMart tung ưu đãi “khủng” mừng sinh nhật 10 tuổi

Với xu hướng tiêu dùng gia tăng từ nay cho tới Tết Nguyên Đán, dự kiến tăng khoảng hơn 20% so với các tháng thường, hệ thống siêu thị WinMart cho biết, sẽ tăng cường nguồn cung cho tất cả các nhóm sản phẩm, giúp khách hàng an tâm mua sắm với giá bình ổn. Để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, đặc biệt tập trung vào các sản phẩm tươi sống và thực phẩm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Sáng 13/11, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh:...

Ông Trương Văn Huy làm Giám đốc Sở TN&MT Trà Vinh

(TN&MT) - UBND tỉnh Trà Vinh vừa tổ chức buổi lễ công bố và trao Quyết định điều động và bổ nhiệm Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Trà Vinh. Theo đó, tại buổi lễ này, lãnh đạo Sở Nội vụ đã công bố Quyết định của UBND tỉnh Trà Vinh về việc điều động và bổ nhiệm có thời hạn ông Trương Văn Huy, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Duyên Hải giữ chức vụ Giám...

Ông Ngô Công Thức được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

Sáng 13/11, Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 24 (chuyên đề) bầu Phó Chủ tịch UBND tỉnh và thông qua nhiều nghị quyết quan trọng. Tại kỳ họp, các đại biểu Hội đồng nhân dân...

Thông qua dự toán thu ngân sách năm 2025 hơn 1,9 triệu tỷ đồng

Sáng 13/11, với 428/430 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025. Quốc hội đồng ý về số thu ngân sách năm 2025 hơn 1,96 triệu tỷ đồng, chi ngân sách hơn 2,54 triệu tỷ đồng; bội chi ngân sách 471.500 tỷ đồng, tương đương 3,8% GDP. ...

Quốc hội “chốt” chỉ tiêu GDP năm 2025 khoảng 6,5-7,0%

Theo Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua, năm 2025, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%... ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Cùng chuyên mục

Yếu tố ‘thành hay bại’ khi làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Việc huy động vốn từ các nguồn ngoài ngân sách đòi hỏi chính sách minh bạch và quản lý chặt chẽ để tránh rủi ro tài chính lâu dài. Đây là nội dung quan trọng nhất đảm bảo sự “thành hay bại” của dự án và hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Ngày 13/11, thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, nhiều đại biểu...

Tổng Bí thư làm việc với Tiểu ban Kinh tế – Xã hội Đại hội XIV

  Sáng 13.11.2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng, theo TTXVN. Cùng dự có các Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Phó...

Đưa công tác Mặt trận về với cộng đồng dân cư

(ĐCSVN) - Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: Việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân ở các khu dân cư đã trở thành nét đẹp truyền thống, đưa công tác Mặt trận về với cộng đồng dân cư... Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), ngày 13/11, Uỷ viên Bộ Chính...

Mỹ đặt căn cứ tên lửa ở Ba Lan

"Phải mất thời gian, nhưng nó sẽ chứng minh cho quyết tâm địa chiến lược của Mỹ. Liên minh Ba Lan - Mỹ rất mạnh mẽ, bất kể ai nắm quyền ở Warsaw và Washington", Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radoslaw Sikorski tuyên bố.Căn cứ tên lửa của Mỹ tọa lạc tại thị trấn Redzikowo gần bờ biển Baltic. Ba Lan cho biết căn cứ này tượng trưng cho thực tế liên minh quân sự của họ với...

“Điểm tên” lãnh đạo của Chính phủ Mỹ được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử

Sau khi đắc cử vị trí Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump bắt đầu xây dựng chính phủ mới khi lựa chọn các gương mặt cho những vị trí chủ chốt. Ông Donald Trump đề cử người dẫn chương trình truyền hình làm Bộ trưởng Quốc phòng Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump ngày 12/11 cho biết, ông đề cử người dẫn chương trình của kênh Fox News Pete Hegseth làm Bộ...

Mới nhất

Được mời tham gia ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, vì sao Trúc Nhân từ chối?

Dù nhận được lời mời và rất hào hứng, tuy nhiên Trúc Nhân vẫn đành từ chối tham gia các gameshow truyền hình vì một lý do đặc biệt. Suốt 2 năm qua, Trúc Nhân dường như khá im ắng trong mọi phương diện. Anh thừa nhận muốn dành thời gian tập trung cho sản phẩm của mình. Anh đặt...

Thế và lực bước vào kỷ nguyên mới

Thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện, tích lũy thế và lực để sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhấn mạnh: Chúng ta xác định Đại hội XIV là Đại...

‘Điểm chung’ từ những lựa chọn trong nội các mới của ông Trump

Nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ quy tụ những gương mặt nổi bật với lòng trung thành tuyệt đối và năng lực được chứng minh, thể hiện sự thay đổi trong cách tiếp cận nhân sự của ông so với nhiệm kỳ trước.  Theo kênh CNN ngày 12/11, dù tính cách khó...

Bước tiến mới trong cải cách y tế

Trong những năm gần đây, việc áp dụng công nghệ vào lĩnh vực y tế đã mang lại những thay đổi tích cực, đặc biệt là trong việc triển khai hệ thống bệnh án điện tử. Trong những năm gần đây, việc áp dụng công nghệ vào lĩnh vực y tế đã mang lại những thay đổi tích cực, đặc...

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump thành lập bộ mới

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố tỷ phú Elon Musk và cựu ứng cử viên Tổng thống Vivek Ramaswamy sẽ lãnh đạo “Bộ Hiệu quả Chính phủ.” Ngày 12/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ thành lập một bộ mới có tên là “Bộ Hiệu quả Chính phủ,” nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt...

Mới nhất