Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐại học Trung Quốc vươn dần vào top 10 thế giới

Đại học Trung Quốc vươn dần vào top 10 thế giới


Hai đại học hàng đầu Trung Quốc lần lượt xếp thứ 12 và 14 trong bảng xếp hạng đại học thế giới 2024, đe dọa vị thế áp đảo của các trường Anh, Mỹ.

Times Higher Education (THE), tạp chí uy tín về giáo dục đại học, hôm 27/9 công bố Bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2024. Danh sách 10 đại học hàng đầu không có nhiều thay đổi, đều là những cái tên quen thuộc như Đại học Oxford (Anh), Đại học Standford, Đại học Havard (Mỹ)…

Điểm đáng chú ý trong bảng xếp hạng năm nay là các đại diện đến từ Trung Quốc đang tiến gần hơn vào top 10 đại học tốt nhất thế giới. Đại học Thanh Hoa xếp thứ 12, tăng 4 bậc so với năm ngoái. Trong khi đó, Đại học Bắc Kinh cũng tăng 3 bậc để lên vị trí thứ 14.

Hiện, Trung Quốc có 13 cơ sở giáo dục thuộc nhóm 200 đại học tốt nhất thế giới, nhiều hơn 7 đại diện so với cách đây bốn năm. Mỗi trường trong số đó đều tăng thứ hạng đáng kể so với bảng xếp hạng năm trước. Nếu tính đến top 400, Trung Quốc có 30 đại diện, tăng gấp đôi so với năm 2021.

Denis Simon, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc, đánh giá tích cực về khả năng các trường đại học Trung Quốc lọt vào top 10. Theo ông, sự phát triển của Trung Quốc là điểm nhấn của thế kỷ 21, nên không có gì ngạc nhiên khi hệ thống giáo dục đại học nước này tiếp tục được cải thiện.

“Sự tiến bộ của đại học ở Trung Quốc được xây dựng trên nền tảng các cam kết quốc tế về hợp tác giáo dục đại học”, Denis nói.





Sinh viên Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, trong lễ tốt nghiệp, tháng 7/2023. Ảnh: Peking University Fanpage

Sinh viên Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, trong lễ tốt nghiệp, tháng 7/2023. Ảnh: Peking University Fanpage

Theo Ming Cheng, giáo sư ở Viện Giáo dục Sheffield, Đại học Sheffield Hallam, tuy Anh và Mỹ vẫn dẫn đầu bảng xếp hạng đại học thế giới, nhưng sức mạnh đang suy yếu.

“Các trường đại học ở hai quốc gia này có thể cân nhắc học hỏi những kinh nghiệm tốt từ Trung Quốc và trân trọng những khác biệt văn hóa, tư tưởng hơn một chút”, bà cho hay.

Giáo sư Cheng nói thêm rằng xu hướng này dự báo sức mạnh của kinh tế tri thức đang dần dịch chuyển từ Tây sang Đông. Điều này có thể khuyến khích nhiều sinh viên quốc tế đến học tập ở Trung Quốc hơn trong tương lai.

Sự cải thiện về thứ hạng của các trường đại học Trung Quốc được cho là do các trường ngày càng quan tâm đến dữ liệu xếp hạng, nguồn tài trợ hào phóng của chính phủ, cùng sự cam kết về quốc tế hóa, cải cách giáo dục và đổi mới nghiên cứu.

Các trường đại học Trung Quốc đã tăng điểm số trung bình về chất lượng giảng dạy và nghiên cứu. Riêng về nghiên cứu khoa học – tiêu chí có trọng số cao trong các bảng xếp hạng, điểm trung bình của các đại học Trung Quốc đã tăng 12 điểm phần trăm so với năm ngoái.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng cảnh báo những khó khăn mà giáo dục đại học Trung Quốc có thể gặp phải.

Giáo sư Cheng cho rằng nguồn lực tài chính và địa chính trị có thể cản trở sự phát triển. Còn Denis Simon cảnh báo dù các trường đại học Trung Quốc đang rất mạnh, nhưng các trường nằm ngoài top 25 trong nước có chất lượng giảm sút rõ rệt, không như Mỹ – nơi sinh viên được thụ hưởng chất lượng giáo dục đẳng cấp thế giới ở khoảng 100 trường.

“Trung Quốc phải rất thận trọng để không tạo ra hệ thống giáo dục phân nhánh, trong đó chỉ có một vài trường đại học ưu tú và phần lớn còn lại là các trường tầm trung”, Denis bày tỏ. Ông cũng cho rằng nước này nên đầu tư vào các ngành học, cơ sở hạ tầng và thư viện trên diện rộng để thu hẹp những chênh lệch như hiện tại.





Một tòa nhà trong khuôn viên Đại học Thanh Hoa. Ảnh: Tsinghua University Fanpage

Một tòa nhà trong khuôn viên Đại học Thanh Hoa. Ảnh: Tsinghua University Fanpage

Trung Quốc hiện có khoảng 2.700 đại học. Nước này đã bắt tay xây dựng đại học đẳng cấp thế giới từ gần 30 năm trước. Năm 1995, Trung Quốc ra mắt chương trình 211, đầu tư xây dựng khoảng 100 trường đại học trọng điểm quốc gia.

Ba năm sau, chính phủ nước này triển khai dự án 985 với mục tiêu xây dựng các đại học Trung Quốc đạt đẳng cấp thế giới. Thanh Hoa và Bắc Kinh là hai trường đầu tiên tham gia dự án trong 3 năm liên tiếp, được đầu tư hơn 1,8 tỷ nhân dân tệ một năm (hơn 6.100 tỷ đồng). Đến nay, gần 40 trường được chọn tham gia dự án này.

Đến năm 2017, Bộ Giáo dục Trung Quốc công bố chương trình quốc gia World Class 2.0 với hai mục tiêu: phát triển cơ sở giáo dục đại học đẳng cấp quốc tế và đào tạo hàng đầu thế giới.

Phương Anh (Theo Times Higher Education)




Source link

Cùng chủ đề

Cuộc thi Người thầy kính yêu: Hành trình hiếu nghĩa

(NLĐO) - Có những người thầy không xuất hiện cùng phấn trắng bảng đen, không lên lớp trong tiếng trống trường, nhưng đã dạy ta nhiều bài học quý giá ...

Nhà toán học nổi tiếng thế giới rời Mỹ về đại học châu Á giảng dạy

Rời Đại học Stony Brook (Mỹ), nhà Toán học nổi tiếng thế giới Kenji Fukaya quyết định về Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) giảng dạy. Theo Sohu, ngày 11/9, nhà Toán học nổi tiếng thế giới Kenji Fukaya đã có buổi đứng lớp đầu tiên tại Trung tâm Khoa học Toán học Khâu Thành Đồng thuộc Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc). Bài giảng của ông về hình học Symplectic - nghiên cứu không gian nơi các vật thể như...

Giám đốc khối Thẻ VIB: ‘Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng là không giới hạn’

Bà Tường Nguyễn - Giám đốc Khối Thẻ VIB khẳng định, trong 2 - 3 năm tới, thẻ của VIB sẽ tiếp tục được cải tiến với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ công nghệ AI để nâng tầm cá nhân hóa. Tại VIB, người dùng không chỉ là chủ sở hữu thẻ tín dụng mà còn chính là người "sản xuất" chiếc thẻ về tính năng. Tự chọn ngày sao kê, số tiền thanh toán tối thiểu, số tiền...

Không tăng chỉ tiêu tuyển sinh nếu sinh viên bỏ học năm đầu hơn 15%

Dự thảo thông tư quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh giáo dục đại học quy định cơ sở giáo dục đại học không được tăng so với chỉ tiêu nếu tỷ lệ thôi học năm đầu cao hơn 15%; tỷ lệ người tốt nghiệp có việc làm thấp hơn 70%. ...

Bố mẹ chi 2,4 tỷ tiền học thêm để con đỗ đại học, liệu có xứng đáng?

TRUNG QUỐC - Kết thúc kỳ thi tuyển sinh đại học, một phụ huynh Trung Quốc cho biết, đã chi 700.000 nhân dân tệ (NDT) trong 3 năm cho con học thêm để đổi lấy 645/750 điểm. Chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc, một phụ huynh nước này cho biết, đã chi 700.000 nhân dân tệ (tương đương 2,4 tỷ đồng) trong 3 năm cho con học thêm để đổi lấy 645/750 điểm tại kỳ thi tuyển sinh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Mẹ bị tai nạn trong lũ dữ, nữ sinh viên thủ khoa lên Facebook xin giúp đỡ

(NLĐO) - Đó là hoàn cảnh của em Lê Ngọc Trâm (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế) khi mẹ bị nạn trong lũ lụt ...

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945 gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Chân dung ứng viên duy nhất được đề nghị xét chức danh giáo sư ngành Luật học năm 2024

Ứng viên giáo sư duy nhất ngành Luật học năm 2024Trong danh sách công khai 673 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm nay, Hội đồng Giáo sư ngành Luật...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Cùng chuyên mục

Các doanh nhân chia sẻ chặng đường khởi nghiệp đầy cảm hứng tới sinh viên

Tại workshop "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương - Tư duy toàn cầu" ngày 3/11, nhiều doanh nhân chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp từ nhiều góc nhìn, giúp sinh viên có thể rút ra bài học nếu có ý định khởi nghiệp.

Doanh nhân chia sẻ chặng đường khởi nghiệp đầy cảm hứng tới sinh viên

Tại workshop "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương - Tư duy toàn cầu" ngày 3/11, nhiều doanh nhân chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp từ nhiều góc nhìn, giúp sinh viên có thể rút ra bài học nếu có ý định khởi nghiệp.

Hơn 2.000 vị trí việc làm dành cho sinh viên, người lao động

Ngày 3/11, trường Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) tổ chức ngày hội Thực tập và việc làm TPHCM - UEH Career Fair. Đây là hoạt động ý nghĩa được tổ chức thường niên hàng năm. Không chỉ tổ chức...

Tiết lộ Top 2 ngành được đánh giá có lương cao nhất hiện nay và 4 điều sinh viên cần chuẩn bị

Mức lương phụ thuộc vào vị trí và khả năng của người lao động, tuy nhiên, nhà tuyển dụng đã chỉ ra lĩnh vực có thu nhập cao và những tiêu chí để ứng viên chuẩn bị ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. ...

Mở rộng quy mô tuyển sinh

Năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT bước vào năm đầu tiên thực hiện theo phương án mới, vì vậy các kỳ thi riêng cũng đã được các trường đại học lên phương án đổi mới phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. ...

Mới nhất

Thổ Nhĩ Kỳ​ “bỏ vốn” mạnh mẽ vào châu Phi ​

Ngày 3/11, trong khuôn khổ Hội nghị cấp Bộ trưởng về châu Phi diễn ra tại Djibouti, Thổ Nhĩ Kỳ đã cam kết tăng cường quan hệ và tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào châu Phi.

Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba kết thúc tốt đẹp chuyến thăm làm việc tại Việt Nam

(ĐCSVN) - Trong chuyến thăm làm việc tại Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez, lãnh đạo hai bên nhất trí khẳng định, trải qua 64 năm từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa Việt Nam - Cuba do Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh...

Bà Kamala Harris xuất hiện cùng bản sao của mình trên chương trình hài của Mỹ

Ngày 2-11 (giờ địa phương), Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris bất ngờ xuất hiện trong chương trình hài tạp kỹ Saturday Night Live (SNL) cùng với nữ diễn viên đóng vai mình. Nữ diễn viên Maya Rudolph trong vai Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris (bên trái) và bà Harris trên sóng chương trình Saturday Night Live (SNL) tối...

Google vượt trội trong "cuộc chiến đám mây"

Trong quý 3 vừa qua, doanh thu từ dịch vụ đám mây của Google, bao gồm cả cơ sở hạ tầng và đăng ký phần mềm, đã tăng 35% so với cùng kỳ năm trước, đạt 11,35 tỷ USD. Trong tuần này, Google đã vượt qua các đối thủ về tăng trưởng;...

Gần 64 tỷ đồng đầu tư xây dựng bãi đỗ xe khu vực sườn núi Phương Mai

TPO - Bãi đỗ xe khu vực sườn núi Phương Mai với diện tích 1,2ha, được triển khai tại xã Nhơn Lý và xã Nhơn Hội, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. TPO - Bãi đỗ xe khu vực sườn núi Phương Mai với diện tích 1,2ha, được triển khai tại xã Nhơn Lý và xã Nhơn...

Mới nhất