Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCác quốc gia Đông Nam Á đưa AI vào giáo dục phổ...

Các quốc gia Đông Nam Á đưa AI vào giáo dục phổ thông ra sao?


Các quốc gia Đông Nam Á đưa AI vào giáo dục phổ thông ra sao? - Ảnh 1.

Các đại biểu tham dự sự kiện

Trung tâm đào tạo khu vực của Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các quốc gia Đông Nam Á tại Việt Nam (SEAMEO RETRAC) hôm 28.9 tổ chức diễn đàn giáo dục có chủ đề “Đổi mới trường lớp vì mục tiêu dạy và học trong kỷ nguyên AI và kỹ thuật số: Những mô hình tiên tiến tại Đông Nam Á” ở TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Tại đây, đại diện các nước cho biết đã và đang xây dựng chính sách, chương trình giáo dục phổ thông gắn với AI, kỹ thuật số, tạo điều kiện để đưa các công cụ này vào trường học như một bộ phận của hệ thống chứ không dừng lại ở hoạt động nhất thời, đơn cử như Philippines.

Xây dựng chính sách về AI, kỹ thuật số

Tiến sĩ Gloria Jumamil-Mercado, đại diện Bộ Giáo dục Philippines, chia sẻ từ năm 2021, Philippines đã công bố lộ trình AI quốc gia nhằm xây dựng nền kinh tế AI có sức cạnh tranh, đưa nước này trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới có chiến lược và chính sách về AI. Lộ trình trên bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có giáo dục.

Các quốc gia Đông Nam Á đưa AI vào giáo dục phổ thông ra sao? - Ảnh 2.

Tiến sĩ Gloria Jumamil-Mercado, đại diện Bộ Giáo dục Philippines

Bà Gloria Jumamil-Mercado đồng thời nhấn mạnh, trong tất cả chương trình quốc gia, tầm quan trọng của công nghệ đối với giáo dục luôn được đề cập một cách thống nhất. Đáng chú ý, từ năm học này, Philippines áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới (MATATAG) từ mẫu giáo đến lớp 10, trong đó tích hợp các kỹ năng của thế kỷ 21 như thông tin, công nghệ vào giảng dạy, bà Gloria Jumamil-Mercado cho hay.

“Song, để thúc đẩy việc sử dụng AI và kỹ thuật số trong giáo dục một cách hiệu quả, chúng tôi cũng đối diện với các thách thức lớn như rào cản công nghệ, chênh lệch về hạ tầng số hay sự thiếu hụt kỹ năng. Điều này đang được giải quyết bởi một số đạo luật hiện hành cũng như các dự luật của chính phủ”, nữ tiến sĩ khẳng định.

Malaysia hồi tháng 5 cũng phê duyệt chính sách giáo dục kỹ thuật số để phát triển một thế hệ hiểu biết về kỹ thuật số và có năng lực cạnh tranh trên toàn cầu. Nhằm hiện thực hóa tầm nhìn này, bà Rohayati binti Abd Hamed, đại diện Bộ Giáo dục Malaysia, cho biết chính phủ đã đưa ra 4 mục tiêu chính liên quan đến người học, lãnh đạo giáo dục… với 18 chiến lược cần thực hiện thông qua 6 nhóm khác nhau.

Các quốc gia Đông Nam Á đưa AI vào giáo dục phổ thông ra sao? - Ảnh 3.

Chính sách giáo dục kỹ thuật số được Malaysia ban hành với mục tiêu phát triển thế hệ học sinh thích ứng tốt với kỹ thuật số

Chính sách này cũng đồng thời khắc họa “chân dung” thế hệ người học mới, được gọi là “học sinh thông thạo kỹ thuật số”. Theo bà Rohayati binti Abd Hamed, đây là những bạn trẻ có thể dùng kiến thức, kỹ năng số để xây dựng giải pháp mới; thu thập, quản lý, phân tích và trình bày dữ liệu sáng tạo; giải các bài toán liên quan đến công nghệ số bằng tư duy máy tính; đủ khả năng giao tiếp, làm việc nhóm trong môi trường kỹ thuật số bằng thái độ chuẩn mực.

Chung động thái, ông Lee Yan Kheng, đại diện Bộ Giáo dục Singapore, cho biết nước này cũng hướng đến phát triển một thế hệ người học sẵn sàng trước những thay đổi của kỹ thuật số trong tương lai bằng cách tăng cường khả năng tự học, đề cao trải nghiệm học tập cá nhân hóa và đảm bảo người học sử dụng công nghệ một cách an toàn, có trách nhiệm.

“Trong chương trình năng lực số quốc gia, mọi học sinh trung học tại Singapore đều được cấp thiết bị học tập cá nhân để học trên môi trường công nghệ cao mọi lúc, mọi nơi. Chúng tôi cũng có nền tảng học trực tuyến quốc gia được ứng dụng AI. Nhà trường thì ngoài mở rộng không gian ngoài lớp học bằng công nghệ, cũng được trao nguồn lực và quyền tự chủ để xây dựng chương trình học tập ứng dụng trải nghiệm thực tế”, ông Lee Yan Kheng thông tin.

Các quốc gia Đông Nam Á đưa AI vào giáo dục phổ thông ra sao? - Ảnh 4.

Ông Lee Yan Kheng, đại diện Bộ Giáo dục Singapore

Hướng tới chuyển đổi số giáo dục

Tại Việt Nam, chính phủ đã phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” vào năm 2022. Đề án có 2 mục tiêu chính là thúc đẩy việc dạy và học trong môi trường số trở thành hoạt động thiết yếu, hằng ngày, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý dựa trên công nghệ và dữ liệu, đại diện Bộ GD-ĐT Việt Nam cho biết.

“Cơ sở dữ liệu giáo dục phổ thông của chúng tôi hiện có 7.000 bài giảng trực tuyến, 2.000 bài giảng trên truyền hình, 200 thí nghiệm ảo… Ngoài ra, có gần 24 triệu học sinh và 1,4 triệu giáo viên được số hóa dữ liệu. Còn cơ sở dữ liệu giáo dục ĐH hiện ghi nhận 400 đơn vị với 2,6 triệu hồ sơ sinh viên, hơn 156.000 hồ sơ cán bộ, giảng viên”, đại diện Bộ GD-ĐT Việt Nam chia sẻ.

Chuyển đổi số cũng là một trong những vấn đề trọng tâm của nền giáo dục Brunei Darussalam, theo bà Masdiah binti Awang Haji Tuah, đại diện Bộ Giáo dục nước này. Theo đó, Bộ Giáo dục Brunei Darussalam đã công bố kế hoạch chuyển đổi số giáo dục giai đoạn 2023-2027, đồng thời thành lập Trung tâm Công nghệ giáo dục (EdTech) để hỗ trợ quá trình cung cấp giáo dục và học trực tuyến dựa trên công nghệ.

Các quốc gia Đông Nam Á đưa AI vào giáo dục phổ thông ra sao? - Ảnh 5.

Bà Masdiah binti Awang Haji Tuah, đại diện Bộ Giáo dục Brunei Darussalam

“Ngoài các nền tảng học trực tuyến dành cho đa dạng môn học, cấp học, chúng tôi còn xây dựng mô hình lớp học thông minh với những đặc điểm như sở hữu công nghệ, thiết bị tân tiến, tạo cơ hội học tập tương tác, cá nhân hóa trải nghiệm học tập và lấy người học làm trung tâm…”, bà Masdiah binti Awang Haji Tuah chia sẻ.

PGS-TS Phonraphee Thummaphan, đại diện Bộ Giáo dục Thái Lan, thì đề cập đến khía cạnh quản lý giáo dục trong kỷ nguyên AI, kỹ thuật số. Cụ thể, chúng ta cần xây dựng chính phủ số và hạ tầng số để cung cấp các dịch vụ giáo dục trực tuyến như cấp phép, đào tạo, thi tuyển… “Bên cạnh đó, cũng cần kết nối cơ sở dữ liệu giữa các tổ chức liên quan để cung cấp dịch vụ tốt hơn và tuyển dụng nhân sự chuyên trách về kỹ thuật số để vận hành hiệu quả”, PGS-TS Phonraphee Thummaphan cho hay.

Hai đại diện từ Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia, ông Dy Samsideth và ông Phel Phearoun thì thông tin nước này hiện đang tích hợp công nghệ thông tin vào chương trình giáo dục phổ thông. Cụ thể, học sinh Campuchia từ lớp 4 đến lớp 12 sẽ được học 1-2 giờ mỗi tuần về các chủ đề như hiểu biết về thông tin và truyền thông, công nghệ thông tin cho cuộc sống, tư duy máy tính và lập trình…

Các quốc gia Đông Nam Á đưa AI vào giáo dục phổ thông ra sao? - Ảnh 6.

Ông Dy Samsideth, đại diện Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia

“AI tạo sinh nói chung, ChatGPT nói riêng chỉ tạo ra thông tin chứ không phải kiến thức. Chúng ta phải có nhận thức rõ ràng để đánh giá, chuyển hóa thông tin nhận được thành kiến thức của mình, nếu không muốn bị các công cụ đó đánh lừa. Một lưu ý khác là EdTech sẽ không thay thế giáo viên, nhưng thầy cô nào có kỹ năng EdTech tốt hơn sẽ thay thế người biết ít hoặc không biết gì”, chuyên gia Campuchia cảnh báo.

Sáng 28 và 29.9, Trung tâm SEAMEO RETRAC cũng tổ chức phiên họp Hội đồng quản trị lần thứ 26 với sự tham gia của cán bộ cấp cao và chuyên gia đến từ Bộ Giáo dục nhiều quốc gia Đông Nam Á. Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng quản trị đánh giá cao những nỗ lực kịp thời và thành quả đạt được của SEAMEO RETRAC cho giáo dục khu vực trong những năm qua, đồng thời đóng góp ý kiến xây dựng cho sự phát triển của trung tâm trong thời gian tới.



Source link

Cùng chủ đề

TP HCM đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh từ năm học 2025-2026

(NLĐO)- Theo dự thảo tờ trình của Sở GD-ĐT TP HCM, TP sẽ hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, THPT công lập, ngoài công lập, GDTX từ năm học 2025-2026 ...

Doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường đông dân nhất khu vực

Indonesia, quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á, đang trở thành thị trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp từ lĩnh vực dầu khí đến bán lẻ, vật liệu xây dựng từ Việt Nam. PV Drilling sẽ vận hành cùng lúc hai giàn khoan tại Indonesia từ năm 2025 - Ảnh: PV DRILLING Tự tin cạnh tranh với đối thủ nước ngoài PV Drilling vừa phê duyệt kế hoạch góp vốn thành lập liên doanh PT Petro Vietnam Drilling Indonesia, sau hai...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD-ĐT. Trong đó đề xuất cụ thể về việc...

Khó khăn thì thích nghi!

Tôn vinh nghề thêu Hà Nội qua bộ sưu tập áo dài ‘Đường thêu của mẹ’

Bộ sưu tập áo dài (BST) Đường thêu của mẹ ra mắt vào thời điểm chào đón năm...

Chính phủ mới Syria muốn Nga ‘xem xét lại’ hiện diện quân sự

Chính phủ chuyển tiếp Syria cho rằng các động thái quân sự gần đây của Nga mơ hồ và kêu gọi Moscow xem xét lại hiện diện quân sự tại Syria. ...

CEO TikTok gặp riêng ông Trump, tìm cách ngăn lệnh cấm ở Mỹ

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa gặp CEO TikTok Châu Thụ Tư, sau khi ông Trump bày tỏ "thiện cảm" với TikTok và cho hay chính quyền sắp tới của mình sẽ "xem xét" lại lệnh cấm ứng dụng này. ...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

‘Nhiều trẻ đánh mất tuổi thơ vì phải còng lưng luyện chữ đẹp’

Khi con trai mới lên lớp 3, chị Phạm Thị Lý (35 tuổi, Nam Định) liên tục nhận được lời ngỏ từ ban phụ huynh lớp về việc cho con tham gia lớp luyện viết chữ đẹp.Nguồn cơn đến từ việc cô chủ nhiệm phàn nàn trong lớp có nhiều học sinh viết rất xấu. Do đó, ban phụ huynh đã lên kế hoạch tổ chức chức một lớp luyện chữ, gia đình nào có nhu cầu sẽ...

Học, thực tập tại nước ngoài trở thành học phần của sinh viên

Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã xây dựng chương trình đào tạo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để các bạn tiếp cận nền giáo dục phát triển, học tập xuyên quốc gia. ...

Phụ huynh đỗ ô tô đón con gây hỗn loạn cổng trường: Chúng ta đang dạy trẻ điều gì?

Sáng nào đưa con đi học muộn hơn thường lệ vài phút là thể nào tôi cũng đến công ty muộn cả nửa tiếng vì cảnh nháo nhào, tắc đường ngay cổng trường - nơi có vài chiếc ô tô án ngữ. Tôi có 2 con, học ở hai trường cấp 1 và cấp 2 khá gần nhau tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Vì đi làm xa nên tôi thường chở các cháu đến trường khá sớm và...

Chấp hành Luật An toàn giao thông là một tiêu chí

TPO - Nghị định số 151/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã dành chương II để quy định về các nội dung liên quan đến giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho học sinh.  TPO - Nghị định số 151/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành...

Cùng chuyên mục

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD-ĐT. Trong đó đề xuất cụ thể về việc...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Quy trách nhiệm hiệu trưởng

Trước việc Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đào tạo "chui" lớp văn bằng 2 ngôn ngữ Anh, Bộ GDĐT khẳng định hiệu trưởng trường này có trách nhiệm liên quan. ...

Cô giáo tình nguyện ngày ngày đưa trò tới lớp

Những chuyến xe đưa đón của cô giáo Nguyễn Thị Minh Hòa (Trường THPT Ông Ích Khiêm, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã giúp hành trình neo giữ con chữ của cô học trò khuyết tật bớt gian nan và mặc cảm. Suốt hai...

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho học sinh các cấp: Phụ huynh ‘bất ngờ mà vui quá’

Sở GD-ĐT TP.HCM vừa hoàn thành dự thảo nghị quyết về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh THPT công lập, ngoài công lập, học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025 - 2026. ...

Mới nhất

Thay đổi lớn khi bỏ tư duy “không quản được thì cấm”

Với tư duy mới, cải cách môi trường kinh doanh sẽ là lực đẩy không giới hạn cho các kế hoạch đầu tư - kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh năm 2025: Thay đổi lớn khi bỏ tư duy “không quản được thì cấm”Với tư duy mới, cải cách môi trường kinh doanh sẽ là lực đẩy...

Cơ hội đầu tư năm 2025 giữa các biến số lớn

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù vậy, nhìn xa hơn, chính sách tiền tệ của Mỹ cùng loạt yếu tố vẫn là biến số lớn với nền kinh tế Việt Nam trong năm tới. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù...

Bình Dương tăng cường đấu tranh với tội phạm ‘tín dụng đen’

Tỉnh Bình Dương đã phát hiện triệt xóa 74 vụ với 148 đối tượng về các hành vi liên quan đến "tín dụng đen", trong đó đã khởi tố 50 vụ với 91 bị can về hành vi cho vay nặng lãi. Ngày 11/12, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg...

Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3

Theo ThS.BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Omega-3 là nhóm các axit béo. Trong đó, DHA và EPA tham gia hình thành cấu trúc và chức năng não bộ. Còn ALA là chất béo Omega-3 có giá trị không kém DHA và EPA. Khi vào cơ thể ALA sẽ chuyển hóa thành DHA và EPA...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Mới nhất

Khó khăn thì thích nghi!