Tại Tổ chức Thương mại thế giới, Geneva, Thuỵ Sỹ, Diễn đàn Cộng đồng của Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2023 (WTO Public Forum) đã tổ chức các phiên thảo luận trong việc thực thi cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và triển khai các chính sách giảm thiểu phát thải khí nhà kính hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
Theo đó, trong khuôn khổ diễn đàn, phiên 86 với nội dung: “Cuộc tranh giành thị trường của tương lai: Quá trình khử cacbon, thương mại và địa chính trị”. Các nhà tổ chức phiên này gồm: Viện Phát triển Bền vững Quốc tế (IISD); Trường Đại học Ngoại thương Việt Nam (FTU); E3G.
Hiện nay, các chính sách khử cacbon và giảm thiểu biến đổi khí hậu có thể là yếu tố gây căng thẳng lớn nhất trong khuôn khổ chung của các quy định WTO. Các hạn chế thương mại liên quan đến khí hậu, có thể kể đến cơ chế điều chỉnh lượng carbon, các quy định liên quan đến phá rừng trong chuỗi cung ứng, hay trợ cấp xanh nhằm giành thị phần trong tương lai. Và các hiệp định thương mại đảm bảo quyền tiếp cận các khoáng sản quý hiếm đang kiểm định khả năng của hệ thống thương mại đa phương, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.
Sự cạnh tranh địa chính trị và sự thiếu tin tưởng giữa các bên cũng đồng nghĩa với việc môi trường chính trị thế giới đang khiến việc hợp tác trở nên khó khăn, các bức tường ngăn cách đang dần đồng thời nổi lên. Câu hỏi đặt ra là liệu có giải pháp nào để hệ thống thương mại đa phương và cơ chế khí hậu đồng thời được đảm bảo không?
Phiên thảo luận này sẽ xem xét những thách thức hợp tác quốc tế trong cuộc chạy đua với thời gian.
Phiên thảo luận gồm 1 chủ tọa và 4 người trình bày được phiên dịch 3 ngôn ngữ: EN, FR, ES (Anh, Pháp, TBN).
Tiến sĩ Vũ Kim Ngân – WCP Co-Chairholder, Phó Giám đốc Chương trình WTO Chairs tại Trường Đại học Ngoại thương trình bày về trường hợp của Việt Nam.
PV