Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhĐể Trung du và miền núi Bắc Bộ không còn là "vùng...

Để Trung du và miền núi Bắc Bộ không còn là “vùng trũng” trong phát triển kinh tế


Là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế, song do thiếu liên kết, Trung du và miền núi Bắc Bộ (TD&MNBB) vẫn là “vùng trũng” trong phát triển kinh tế và là “lõi nghèo” của cả nước.

Phát biểu tại Diễn đàn Liên kết doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững vùng TD&MNBB do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 27/9, ông Hoàng Quang Phòng – Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, vùng TD&MNBB có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế, thuận lợi kết nối giao thương với Trung Quốc và ASEAN.

Trong đó, tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biên mậu, là vùng giàu tài nguyên, khoáng sản; thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản; hội tụ đầy đủ nhiều tiềm năng du lịch đặc sắc; đặc biệt, đây là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng.

Để Trung du và miền núi Bắc Bộ không còn là 'vùng trũng' trong phát triển kinh tế
Diễn đàn Liên kết doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững vùng TD&MNBB, chiều 27/9. (Nguồn: VCCI)

Nhận diện rào cản,thách thức

Dù vậy, ông Phòng cho rằng, lợi thế của vùng vẫn chưa được khai thác hợp lý và phát huy hiệu quả. Trong đó, vùng TD&MNBB vẫn là “vùng trũng” trong phát triển kinh tế và là “lõi nghèo” của cả nước, liên kết vùng còn chưa chặt chẽ.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, vùng TD&MNBB đã có nhiều đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của cả nước song quy mô còn khiêm tốn (chỉ chiếm khoảng 8-9% GRDP cả nước), chưa địa phương nào trong vùng tự cân đối được ngân sách, phát triển vùng ở nhiều lĩnh vực còn thấp hơn mức trung bình cả nước. Tỷ lệ nghèo đa chiều của vùng năm 2022 là 22%, gấp gần 3 lần bình quân cả nước.

Còn theo ông Trương Đức Trọng, chuyên gia dự án PCI, Ban pháp chế VCCI, một nhà đầu tư khi đến với địa phương cần rất nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng cho đến các vấn đề về chính sách và các hoạt động tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Vì vậy, môi trường đầu tư kinh doanh tại khu vực TD&MNBB rất được quan tâm.

Dù vậy, các yếu tố về vị trí địa lý của vùng chưa thực sự thuận lợi, bởi vì địa hình các tỉnh phần lớn bị chia cắt bởi đồi núi và các địa hình cao, tương đối khó khăn cho cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế. Ngược lại, chúng ta có những thuận lợi để phát triển các loại hình nông, lâm nghiệp, đặc biệt là trồng các loại cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới, phù hợp trong việc phát triển kinh tế của địa phương trong tương lai.

Hạn chế mà các lãnh đạo nhiều địa phương đề cập nhiều nhất đó là cơ sở hạ tầng. Trong khảo sát Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của VCCI, chỉ số cơ sở hạ tầng của khu vực miền núi Bắc bộ có điểm số thấp nhất so với các khu vực khác trên toàn quốc, là một trong những bất lợi lớn trong việc thu hút nhà đầu tư đến địa phương.

Theo vị chuyên gia, một yếu tố nữa tất được nhà đầu tư quan tâm đó là điều kiện kinh tế gồm quy mô thị trường, thu nhập dân cư, sự phát triển các chuỗi cung ứng… Có thể thấy, đây là một điều bất lợi của các tỉnh miền núi Bắc bộ khi GDP bình quân đầu người theo thống kê trong vùng chỉ nhỉnh hơn khu vực Tây Nguyên.

Còn nhiều chỉ tiêu kinh tế khác của vùng cũng tương đối khiêm tốn so với các vùng khác, như số doanh nghiệp đang hoạt động, số lượng các siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, các khu công nghiệp, khu chế xuất… Để đánh giá mức độ phát triển của địa phương thì cũng chỉ hơn khu vực Tây Nguyên.

Riêng về mức độ phát triển của doanh nghiệp địa phương trên địa bàn tương đối thấp so với mức độ trung bình cả nước. Nếu so với một khu vực gần đó là Đồng bằng sông Hồng thì cũng thấp hơn khá nhiều, có một số địa phương có giá trị tương đối gồm Lào Cai, Thái Nguyên với khoảng 4 doanh nghiệp/1000 dân, gần với giá trị trung bình của vùng Đồng bằng sông Hồng (6 doanh nghiệp/1000 dân).

Đáng chú ý, thu hút vốn FDI cũng không phải thế mạnh của địa phương khi sự chênh lệch rất rõ rệt. Qua khảo sát, hiện nay chỉ có Bắc Giang là tam giác thu hút vốn FDI của vùng cùng với Thái Nguyên, Phú Thọ. Ở các địa phương còn lại có rất ít các dự án FDI.

“Chúng tôi tính toán số lượng doanh nghiệp tích lũy từ năm 1988 sẽ thấy, Bắc Giang là một trong những điểm sáng trong thời gian gần đây, còn Thái Nguyên thì có dự án đầu tư lớn từ Samsung, góp phần vào kết quả của địa phương. Các tỉnh như Điện Biên, Lai Châu, Bắc Kạn thì số dự án đầu tư nước ngoài rất ít ỏi”.

Theo ông Trọng, dù điểm tích cực là số lượng, lao động của các tỉnh trong khu vực khá dồi dào, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại địa phương cao hơn mức trung bình của cả nước. Tuy nhiên, một thách thức với các địa phương trong vùng đó là vấn đề người lao động có xu hướng di cư đi khỏi địa phương. Vấn đề này biểu hiện rõ rệt ở một số địa phương như Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng.

Điều đáng nói, tỷ lệ lao động tại địa phương đáp ứng được nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp không cao. Nếu trung bình toàn quốc là 39% vẫn là con số tương đối thấp, thì ở các địa phương trong khu vực miền núi Bắc Bộ còn thấp hơn. Điều đó cho thấy vấn đề chất lượng lao động là một trở ngại địa phương, dẫn đến rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn lao động”, ông Trọng nêu.

Tư duy mới, tầm nhìn mới để “thoát nghèo”

Ông Hoàng Quang Phòng thông tin, Bộ Chính trị đã chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 37 và ban hành Nghị quyết 11 về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng TD&MNBB đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu phát triển vùng TD&MNBB trở thành vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện và là hình mẫu phát triển xanh của cả nước.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 96/NQ-CP ngày 1/8/2022 với 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đồng thời đề ra 17 nhiệm vụ cụ thể, 33 dự án liên vùng, kết nối và phân công cho các bộ, ngành triển khai thực hiện với lộ trình thời gian cụ thể.

Theo Phó Chủ tịch VCCI, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước nói tới rất nhiều điểm “mới”. Với tư duy mới, tầm nhìn mới, lộ trình phát triển mới, vận hội mới… chính là nền tảng quan trọng, giúp “vùng lõi nghèo” miền núi Bắc Bộ phát triển đột phá trong thời gian tới…“Tư duy mới là khi không chỉ Chính phủ, các cơ quan hoạch định chính sách, mà từng địa phương đều hiểu rõ rằng, liên kết là để phát triển và muốn phát triển thì phải liên kết…”, ông Phòng khẳng định.

Để Trung du và miền núi Bắc Bộ không còn là 'vùng trũng' trong phát triển kinh tế
Bộ Chính trị đã chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 37 và ban hành Nghị quyết 11 về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng TD&MNBB đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. (Nguồn: Báo Dân tộc& Phát triển)

Ông Phòng lưu ý, liên kết chặt chẽ là khi không chỉ chính quyền mà ngay cả doanh nghiệp cũng cần cùng chung tay xây dựng một quy hoạch chung cho toàn vùng. Liên kết để hình thành và phát triển hệ thống đô thị kết nối nội vùng với các đô thị lớn vùng Đồng bằng sông Hồng, phát triển các chuỗi liên kết, trung tâm kinh tế đô thị vùng gắn với các đô thị vùng biên giới.

“Liên kết để hình thành một số cực tăng trưởng và trung tâm kinh tế của vùng, song hành với phát triển hành lang kinh tế, gắn với không chỉ hệ thống giao thông kết nối, mà còn với tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương trong vùng, tránh cạnh tranh lẫn nhau bằng mọi giá.

Chính sự liên kết toàn diện này sẽ giúp các địa phương trong vùng biến thách thức thành cơ hội, biến tiềm năng thành tiềm lực, biến tiềm lực thành nguồn lực, để vùng TD&MNBB có thể phát triển đột phá, bắt kịp các vùng kinh tế động lực khác.

Nếu liên kết vùng tại tất cả các vùng được đẩy mạnh, thì tình hình kinh tế – xã hội của từng vùng và của cả nước chắc chắn sẽ có bước đột phá. Quan trọng hơn cả, khi liên kết nội vùng được phát triển, doanh nghiệp sẽ tìm thấy sức hút riêng có của Vùng. Đất có lành, chim mới đậu – liên kết vùng Trung du miền núi Bắc Bộ không chỉ đem đến động lực mới cho vùng mà còn đem đến sự kết nối từ chính mối dây doanh nghiệp…”, Phó Chủ tịch VCCI cho hay.

Để trong thời gian tới có thể tăng cường liên kết trong vùng TD&MNBB, ông Trương Đức Trọng đưa ra một số kiến nghị ở một số lĩnh vực:

Thứ nhất, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Có những địa phương đã có mô hình rất tốt như Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai thì có thể lan tỏa sang những địa phương còn lại trong vùng; chia sẻ kinh nghiệm.

Thứ hai, liên kết trong thương mại. Đôi khi một địa phương không đủ mà cần phải có một vùng nhiều địa phương cùng tham gia.

Thứ ba, liên kết về hạ tầng giao thông, logistics và phát triển chuỗi cung ứng. Đây là một đề tài rất rộng cần thảo luận thêm, đặc biệt là vấn đề về giao thông.

Thứ tư, liên kết trong đề xuất chính sách. Một địa phương có tiếng nói chưa đủ, nhưng nhiều địa phương chắc chắn sẽ được Chính phủ, các bộ ngành lắng nghe nhiều hơn.

Thứ năm, liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực, liên kết bảo vệ môi trường cũng là một chủ đề cần thiết.

Tại Diễn đàn, ông Phan Thế Tuấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị VCCI với kinh nghiệm quốc tế sâu rộng quan tâm nghiên cứu giải pháp để hỗ trợ các địa phương xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy việc liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI, qua đó xây dựng chuỗi giá trị toàn cầu bền vững theo đúng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030 đã được Quốc hội ban hành tại Nghị quyết 81/2023/QH15. Đồng thời, tích cực tư vấn, hỗ trợ các địa phương cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các thành phần kinh tế, từ đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh toàn vùng.





Nguồn

Cùng chủ đề

TPHCM ‘bắt tay’ với các tỉnh vùng Duyên hải Trung Bộ

TPO - Ông Dương Ngọc Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM - cho hay, trong quá trình phát triển kinh tế, TPHCM luôn xác định cần phải gắn kết với các tỉnh. Ông Hải đề nghị các doanh nghiệp, các hội ngành nghề của TPHCM quan tâm tìm hiểu để kết nối các cơ hội hợp tác phát triển, mở rộng thị trường các tỉnh vùng Duyên hải Trung Bộ. Ngày 10/10, tại TP....

Xã hội hóa các nguồn lực cho khoa học, công nghệ vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Bắc Giang luôn là địa phương nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 40; xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2 năm liên tiếp (2023, 2024) nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước và đứng đầu Vùng trung du và miền núi phía bắc. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng...

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật tại Vùng Trung du và miền núi phía bắc

Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, Vùng Trung du và miền núi phía bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước, có vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ; có tiềm năng, lợi thế phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy điện,...

Quảng bá sản phẩm đặc thù khu vực Nam Trung Bộ đến doanh nghiệp Hàn Quốc

Nguồn: https://tuoitre.vn/quang-ba-san-pham-dac-thu-khu-vuc-nam-trung-bo-den-doanh-nghiep-han-quoc-20240924162236139.htm

Liên kết để đưa sản phẩm trà vùng cao phát triển, vươn xa

“Để phát triển và vươn xa, Hợp tác xã Hương Vân Trà luôn luôn chú trọng về vùng nguyên liệu để phát triển sản phẩm tốt nhất. Song song với đó, mở rộng thêm vùng nguyên liệu, liên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’

Châu Á là động lực tăng trưởng toàn cầu, Nga chống lạm phát tăng cao, Mỹ sẽ tiếp tục giảm lãi suất, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU về quyết định tăng thuế nhập khẩu xe điện, Đức gây bất ngờ… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Nếu phương Tây hỗ trợ Ukraine, tại sao Triều Tiên lại không thể giúp chúng tôi?

Mới đây, Nga đã tiếp tục bảo vệ mối quan hệ hợp tác với Triều Tiên, trong bối cảnh phương Tây ngày càng bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ về cái "bắt tay" này.

Nếu phương Tây hỗ trợ Ukraine, tại sao Triều Tiên lại không thể giúp chúng tôi?

Mới đây, Nga đã tiếp tục bảo vệ mối quan hệ hợp tác với Triều Tiên, trong bối cảnh phương Tây ngày càng bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ về cái "bắt tay" này.

Tạo khác biệt, đưa kinh tế nông nghiệp Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

Baoquocte.vn. Với mong muốn và khát vọng phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xanh, thông minh, là thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh cao, thời gian tới, Hà Nội chủ trương xây dựng: “Nông nghiệp sinh thái, Nông thôn hiện đại, Nông dân văn minh”.

Thủ tướng Mikati lạc quan thận trọng, hé lộ “con đường sống”, Israel tính điều kiện ngừng bắn

Mới đây, đặc phái viên Mỹ Amos Hochstein đã ám chỉ rằng, lệnh ngừng bắn cho xung đột Israel-Hezbollah có thể đạt được trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11.

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

Nuôi gà kiểu mới: Không kháng sinh, cho gà tắm nắng, chạy nhảy

Chăn nuôi gia cầm theo phương pháp đảm bảo phúc lợi cho vật nuôi đang trở thành xu hướng những năm gần đây, khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc thực phẩm. Dự án Farm Champion của Thái Lan là một mô hình như thế.Nhằm nâng cao tiêu chuẩn chăn nuôi gà, Tổ chức Bảo vệ động vật...

Giá USD ngân hàng và tự do đồng loạt giảm

Giá USD tại nhiều ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm. Còn giá USD trên thị trường tự do cũng quay đầu đi xuống. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam với USD ngày 30/10 là 24.246 đồng/USD, giảm 6 đồng so với hôm qua. Với biên độ 5%, các ngân hàng thương mại được phép giao dịch trong ngày hôm nay với tỷ giá trần là 25.458 đồng/USD và tỷ giá sàn...

Bộ Xây dựng: Căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2 không còn hàng để bán

Bộ Xây dựng nhấn mạnh, phân khúc căn hộ chung cư bình dân (có giá bán dưới 25 triệu đồng/m2) gần như không có giao dịch và sản phẩm để bán. Căn hộ chung cư trung cấp (có mức giá khoảng 25 triệu đồng/m2 đến dưới 50 triệu đồng/m2) vẫn chiếm tỷ trọng cao về giao dịch và nguồn cung trên thị trường. Vị trí còn lại là căn hộ chung cư cao cấp, siêu cao cấp (có...

Một doanh nghiệp ngành tiêu dùng đạt kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý 3-2024

Chưa hết năm, Masan Group đã vượt 130% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, đạt 701 tỉ đồng sau thuế quý 3-2024, tăng 1349,2% so với cùng kỳ. ...

Cùng chuyên mục

Giá hồ tiêu quay đầu giảm thêm, tại sao?

Giá hồ tiêu chưa bật tăng như kỳ vọng, thậm chí những ngày gần đây tiếp tục giảm thêm. Nguyên nhân được cho là gặp nhiều tác động cả trong và ngoài nước. Theo thông tin từ nhà vườn và các đại lý, giá...

Hoá đơn điện tử mua bán tràn lan trên mạng, Tổng cục Thuế ‘lệnh’ ngăn chặn

Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa có văn bản gửi cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cục thuế doanh nghiệp lớn về việc ngăn chặn, xử lý tình trạng rao bán hoá đơn trên không gian mạng. Theo đó, Tổng cục Thuế thời gian qua đã chỉ đạo cơ quan thuế các cấp tăng cường các giải pháp để ngăn chặn, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hóa đơn; tăng...

Quy định mới về tách thửa, hợp thửa tại TP.HCM

Ngày 31/10, ông Bùi Xuân Cường - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, ký ban hành quyết định quy định về điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế cho quyết định số 60/2017/QĐ-UBND (ngày 5/12/2017) của UBND TP quy định diện tích tối thiểu được tách thửa.Theo quyết định này, TP.HCM phân chia...

Đồng Nai đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1

Sau hơn 60 năm hoạt động, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng thành khu đô thị, thương mại, dịch vụ; trong đó có trung tâm hành chính - chính trị mới của tỉnh Đồng Nai. Khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 lâu đời nhất tại Việt Nam, hình thành từ năm 1963 với tổng diện tích 324ha ngay giữa trung tâm TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Năm 2009, Chính phủ đồng...

Cảng biển 20.000 tỷ đồng ở Đồng Nai sắp đưa vào khai thác

Cảng Phước An quy mô 183ha, tổng vốn đầu tư gần 20.000 tỷ đồng, được xem là cảng biển lớn nhất Đồng Nai dự kiến đi vào khai thác giai đoạn 1 từ cuối tháng 11. Cảng Phước An nằm bên bờ sông Thị Vải thuộc huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), là cảng biển lớn nhất tỉnh Đồng Nai với diện tích 183ha, tổng vốn đầu tư gần 20.000 tỷ đồng. Trong đó, phân khu cảng có tổng chiều dài hơn...

Mới nhất

Thứ trưởng Trần Quý Kiên tiếp công dân định kỳ tháng 10/2024

Sáng ngày 31/10/2024, tại trụ sở tiếp công dân của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Thứ trưởng Trần Quý Kiên đã chủ trì buổi tiếp công dân định kỳ tháng 10/2024. ...

Thủ tướng mong cộng đồng người Việt ở Qatar hòa nhập, thích ứng nhanh

TPO - Gặp gỡ bà con cộng đồng người Việt đang sinh sống, lao động ở Qatar, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn bà con học hỏi, thích ứng, hòa nhập với nước sở tại và yên tâm làm việc, công tác. Sau khi tới Doha, chiều tối 30/10 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu...

Đà Nẵng giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 4.400 tỷ đồng

NDO - Thành phố Đà Nẵng vừa có báo cáo về tình hình giải ngân vốn đầu tư công của các Ban quản lý dự án trên địa bàn thành phố. Trong đó, hiện dẫn đầu 6 Ban quản lý dự án thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về tỷ lệ giải ngân là Ban quản lý các dự...

Lùi tiếp thời điểm khôi phục hoàn toàn kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế

Các sự cố trên 2 tuyến cáp quang biển quốc tế IA và APG đã được khắc phục xong. Tuy vậy, kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế vẫn chưa thể khôi phục hoàn toàn, do lịch sửa lỗi trên nhánh S1H5 của tuyến AAE-1 bị lùi đến ngày 27/11. 4/5 tuyến cáp quang biển đang hoạt động bình...

‘Miễn học phí 100% mà sao con tôi phải đóng hơn 2 triệu đồng?’

Bài viết '8 tỉnh thành miễn học phí 100% từ mầm non tới lớp 12 năm học 2024-2025' nhận được sự quan...

Mới nhất