Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Chèn môn 'tự nguyện' vào chính khóa là sai quy định'

‘Chèn môn ‘tự nguyện’ vào chính khóa là sai quy định’


PHẢI DẠY HẾT CÁC MÔN HỌC BẮT BUỘC TRONG CHÍNH KHÓA

Vụ trưởng Thái Văn Tài cho biết thiết kế Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 có “khung” và có “mở”. “Khung” là nguyên tắc đầu tiên phải thực hiện đầy đủ, đảm bảo đúng định mức, đúng quy định trong chương trình. Còn “mở” ở chỗ các nhà trường được quyền thiết kế kế hoạch dạy học của mình, đưa một số nội dung vào, nhưng phải dùng chính định mức về đội ngũ của mình để thực hiện chứ không phải dùng lực lượng bên ngoài vào thực hiện.

Bộ GD-ĐT: Chèn môn 'tự nguyện' vào chính khóa là sai quy định - Ảnh 1.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học Thái Văn Tài

Ví dụ, cô giáo A được giao dạy tiếng Việt và quy định 10 tiết/tuần nhưng tiết định mức của giáo viên (GV) tiểu học là 23 tiết/tuần. Nếu cô A mới dạy hết 20 tiết/tuần, thì 3 tiết còn thiếu cô A có thể đưa một số hoạt động giáo dục trải nghiệm, thực hành vào cho học sinh (HS) để đảm bảo các em nắm vững kiến thức đã học. 3 tiết trải nghiệm đó nằm trong định mức tiết dạy của GV đó.

Ví dụ, giờ học môn toán thì GV có nhiệm vụ lồng ghép STEM vào để dạy cho HS dễ hiểu, dễ vận dụng và hào hứng hơn theo đúng tinh thần của Chương trình GDPT 2018. Tuy nhiên, nếu nhà trường giao một đơn vị ở bên ngoài vào, dùng giờ học chính khóa để tổ chức giáo dục STEM và có thu phí của HS là sai.

Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT)

Với tiểu học, Chương trình GDPT 2018 quy định dạy học 2 buổi trên ngày với số tiết bắt buộc thực hiện theo chương trình ấy là 7 tiết/ngày. Thực tế là với 7 tiết/ngày như vậy thì chưa sử dụng hết khung thời gian trong ngày của HS. Ví dụ buổi sáng 4 tiết thì kết thúc vào 10 giờ 30; buổi chiều 3 tiết thì kết thúc vào khoảng 15 giờ 30. Đó là những tiết chính khóa mà các trường dù thiết kế thế nào cũng phải dạy hết tất cả các môn học bắt buộc, HS phải được đảm bảo học công bằng như nhau. Đó là nhiệm vụ của các trường.

Bộ GD-ĐT: Chèn môn 'tự nguyện' vào chính khóa là sai quy định - Ảnh 2.

Các nhà trường phải đảm bảo thực hiện đủ 7 tiết học chính khóa/ngày cho học sinh tiểu học

Khi đã hoàn thành đủ 7 tiết/ngày mà GV vẫn chưa thực hiện hết các định mức giờ dạy thì lúc này các nhà trường phải thiết kế hoạt động tăng cường và phải dùng chính lực lượng của mình để thực hiện.

Như vậy, hoạt động tăng cường này có 2 tình huống: một là GV đang có trong định mức thì phải sử dụng hết định mức; hai là dạy học tăng cường theo nhu cầu của người học, ví dụ học tiếng Anh với người nước ngoài, tăng cường giáo dục nghệ thuật, thể dục, thể thao… Với tình huống dạy học tăng cường thứ hai này thì phải thiết kế theo nhu cầu của từng HS, chứ không được bố trí theo đơn vị lớp và phải dạy ngoài giờ học chính khóa. Chương trình thiết kế theo “khung” và “mở” là như thế.

Sắp xếp rất căng giữa cái chung và cái ngoài!

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết cần phân biệt các tiết chính khóa theo quy định chương trình GDPT 2018 là những tiết “cứng”, còn “kia” (những nội dung môn học “tự nguyện” mà PV nhắc tới) là những hoạt động bổ trợ, bổ sung nội dung theo các đề án, cần xem xét chúng độc lập với nhau.

“Ngoài các tiết chính khóa, còn bổ sung chương trình nhà trường thêm, trong đó có bổ sung một số hoạt động liên quan kỹ năng, liên quan các đề án như tin học hoặc ngoại ngữ. Tuy nhiên việc sắp xếp rất là căng, giữa cái chung và cái ngoài, có những cái không thể tách biệt, độc lập được, tùy thực tế từng trường”, ông Nguyễn Bảo Quốc nói.

Thúy Hằng

GIỜ HỌC CHÍNH KHÓA LÀ QUYỀN LỢI “BẤT KHẢ XÂM PHẠM” CỦA HỌC SINH

Như vậy, có thể hiểu 7 tiết chính khóa đó là “bất khả xâm phạm”, tất cả các trường bắt buộc phải tuân thủ, dạy đúng dạy đủ để đảm bảo quyền lợi HS, không thể đưa các nội dung liên kết với bên ngoài vào dạy học và thu phí của người học?

Chính xác là như vậy. 7 tiết học đó là quyền lợi của HS phải được đảm bảo, tất cả các em đều phải được học như nhau.

Ở góc độ chuyên môn, ông đánh giá thế nào về việc các trường liên kết để dạy kỹ năng sống, dạy STEM trong giờ chính khóa cho HS tiểu học?

Như tôi đã nói, 7 tiết học bắt buộc mỗi ngày là quyền lợi của HS và các trường phải đảm bảo. Tuy nhiên, kỹ năng sống, STEM được tích hợp vào các môn học chính khóa là nhiệm vụ của GV và nhà trường. Ví dụ, giờ học môn toán thì GV có nhiệm vụ lồng ghép STEM vào để dạy cho HS dễ hiểu, dễ vận dụng và hào hứng hơn theo đúng tinh thần của Chương trình GDPT 2018. Tuy nhiên, nếu nhà trường giao một đơn vị ở bên ngoài vào, dùng giờ học chính khóa để tổ chức giáo dục STEM và có thu phí của HS là sai.

Việc lồng ghép STEM vào các môn học chính là điều mà Bộ GD-ĐT đang chỉ đạo, khuyến khích các cơ sở thực hiện, yêu cầu GV các trường phải thực hiện nội dung giáo dục STEM trong các môn học chính khóa. Còn hoạt động trải nghiệm STEM thì sẽ hoạt động theo các câu lạc bộ ngoài giờ học, dựa trên nhu cầu của HS.

Việc quản lý theo khung chương trình thì đã có những cơ sở pháp lý và văn bản hướng dẫn rất rõ ràng. Còn về phần mở thì hiện đang được quản lý ra sao, thưa ông?

Thứ nhất, từ năm 2014, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư 04 về việc quản lý giáo dục kỹ năng sống và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Ví dụ, đưa việc dạy tiếng Anh với người nước ngoài vào thì chương trình liên kết ấy phải được xem xét tính kế thừa, tính phù hợp của chương trình liên kết ấy với chương trình chính khóa của nhà trường như thế nào để tránh trường hợp HS phải học trùng lặp, vừa phải đóng phí vừa áp lực cho HS. Theo Thông tư 04 thì việc quản lý, thẩm định nội dung này là cơ quan quản lý cấp tỉnh. Như vậy, những nơi nào đang tiến hành dạy liên kết trong trường học thì đã có công cụ quản lý, giám sát. Nếu nơi nào làm sai, làm thiếu thì phải lên án và khắc phục ngay chỗ đó.

Qua các phản ánh gần đây, tôi hình dung là một số nhà trường làm sai quy trình, khi đưa các nội dung giáo dục liên kết vào thì chưa nói rõ các nội dung, hoạt động giáo dục ấy sẽ nằm ở đâu. Nếu xếp trong giờ học chính khóa thì chắc chắn là sai với quy định của Bộ GD-ĐT tại Thông tư 04. Những nội dung đó các cơ quan quản lý nhà nước ở tại nơi trường đóng phải tiến hành thanh tra, làm rõ.

Bộ GD-ĐT: 'Chèn môn 'tự nguyện' vào chính khóa là sai quy định' - Ảnh 5.

Thời khóa biểu của học sinh tiểu học chèn môn “tự nguyện” như STEM, kỹ năng sống…

Năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 24 ngày 29.3.2021 quản lý các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập. Trong đó, khoản 2, điều 6 có nêu trong quá trình triển khai kế hoạch giáo dục nhà trường, nhà trường được quyền khảo sát và liên kết với lực lượng bên ngoài để đáp ứng nhu cầu của người học. Còn ở khoản 3, điều 7 của nghị định này thì quy định kinh phí được thu từ các hoạt động liên kết này thực hiện theo định mức thu của HĐND ở địa phương. Như vậy, HĐND ở địa bàn ấy phải có nghị quyết chuyên đề về những nội dung, chương trình nào thì được đưa vào trong trường học. Khoản 2, điều 18 của Nghị định 24 giao UBND cấp tỉnh khảo sát trên địa bàn để trình HĐND ban hành nghị quyết về danh mục các dịch vụ giáo dục được đưa vào nhà trường và khung giá là bao nhiêu.

Ví dụ hoạt động dạy tiếng Anh với người nước ngoài khi đưa vào nhà trường thì khung giá đó được làm bài bản sẽ giúp giảm chi phí tính vào học phí của người học so với việc HS học tại trung tâm bên ngoài. Chi phí về cơ sở vật chất sẽ được giảm do sử dụng ngay chính phòng học của nhà trường, công tác quản lý tổ chức của nhà trường.

Việc công bố các danh mục theo quy định của Nghị định 24 là nhằm quản lý để giảm chi phí thấp nhất cho người học khi đưa chương trình liên kết vào nhà trường. Nếu địa phương không quan tâm để làm việc này thì chưa làm hết vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước của mình, các nhà trường tự liên kết cũng có trách nhiệm song trùng.

Rà soát quá trình triển khai thực hiện

Bộ GD-ĐT sẽ có văn bản gửi các địa phương đề nghị báo cáo công tác quản lý nhà nước dựa vào các văn bản quy định nói trên cũng như rà soát xem trong quá trình triển khai thực hiện thì có vướng mắc gì, đề nghị bổ sung, sửa đổi gì không. Nếu Thông tư 04 sau gần 10 năm triển khai có những quy định không còn phù hợp thì đơn vị chức năng của Bộ sẽ có đánh giá và cần thiết sẽ bổ sung, sửa đổi.

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các địa phương nghiên cứu Nghị định 24 của Chính phủ để nghiêm túc thực hiện nhằm quản lý và chấn chỉnh các nhà trường trong hoạt động liên kết giáo dục. Bộ sẽ dựa trên các báo cáo thực trạng quản lý, đề xuất của địa phương dựa trên các văn bản như Thông tư 04 và Nghị định 24 để có những chỉ đạo hoặc chỉnh sửa hoặc đề xuất chỉnh sửa quy định cho phù hợp hơn với thực tiễn.



Source link

Cùng chủ đề

Từ năm 2025, Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông có nhiều thay đổi

NDO - Ngày 31/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông giai đoạn 2020-2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2024 trở về trước, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông triển khai theo Chương...

15 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói nhập viện sau khi ăn sữa chua

Sau khi ngủ trưa dậy và được nhà trường phát sữa chua để ăn, 15 học sinh trường tiểu học ở Quảng Nam xuất hiện triệu chứng giống ngộ độc như nôn ói, đau bụng phải nhập viện điều trị. Ngày 25-10, theo thông...

Có thật là hay, lạ khiến nhiều người ‘choáng’?

TPO - Bộ GD&ĐT đã công bố hệ thống các đề thi tham khảo cho kì thi tốt nghiệp THPT 2025 dành cho các học sinh học theo chương trình mới. Theo nhiều giáo viên, chuyên gia đánh giá, đề năm nay khá lạ và "choáng". ThS. Nguyễn Thành Công, trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm nhận định, với hầu hết các môn thi, phản hồi chung của các thầy cô và học sinh là...

Không dàn hàng ngang thực hiện

Thiếu giáo viên tiếng Anh là một trong những trở ngại lớn nhất trong việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều tỉnh, thành. Tuy nhiên, trước mục tiêu từng bước đưa tiếng Anh...

Công bố đề thi tham khảo cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cần thiết cho tổ chức Kỳ thi, đồng thời giúp các nhà trường, giáo viên, học sinh chủ động trong hoạt động ôn tập, dạy và học, ngay từ đầu năm học Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng kế hoạch,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

New Zealand đặt kế hoạch phục hồi số du học sinh hậu Covid-19, vào năm 2025

Theo các chuyên gia, ngành giáo dục quốc tế của New Zealand có thể phục hồi số lượng tuyển sinh như mức trước đại dịch vào năm 2025 sau giai đoạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. ...

Trở thành đại sứ văn hóa đọc nhờ có tư duy phản biện, chất vấn

Hai lần tham gia cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc toàn quốc đều đạt giải, chưa kể có nhiều thành tích học tập và hoạt động tại trường, Văn Duy Phúc, sinh viên ngành quan hệ công chúng, Trường ĐH Văn Lang...

Chìa khóa cho nguồn nhân lực phát triển đô thị thông minh

Các chuyên gia nhấn mạnh ưu tiên đào tạo bậc thạc sĩ để hình thành nguồn nhân lực có chuyên môn, góp phần phát triển và quản lý đô thị bền vững. ...

Bài đọc nhiều

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

“Khởi nghiệp – Khởi đầu địa phương

(ĐCSVN) - Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị hành trang vững chắc trong lĩnh vực khởi nghiệp, ngày 3/11, Đại học Văn Lang tổ chức chương trình với chủ đề "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu" với sự tham gia của hơn 2.000 sinh viên. Theo đại diện nhà trường, thông qua chương trình, các bạn sinh viên có cơ hội giao lưu với các diễn giả là những chuyên gia thành...

‘Lễ về hưu’ của thầy hiệu trưởng 38 năm bám bản gây sốt mạng

“Học sinh toàn trường tổ chức lễ về hưu khiến tôi rất bất ngờ. Khoảng khắc toàn thể giáo viên và học sinh hô vang tên, tôi lắng đọng và cố gắng nén lại nước mắt. Giờ tan trường, tôi đứng trước cổng chào các em, khi đó tôi đã khóc”, thầy hiệu trưởng Hoàng Minh Ngọc (huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ.Sau 38 năm, 2 tháng cống hiến cho sự nghiệp trồng người ở mảnh...

Cùng chuyên mục

New Zealand đặt kế hoạch phục hồi số du học sinh hậu Covid-19, vào năm 2025

Theo các chuyên gia, ngành giáo dục quốc tế của New Zealand có thể phục hồi số lượng tuyển sinh như mức trước đại dịch vào năm 2025 sau giai đoạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. ...

Trở thành đại sứ văn hóa đọc nhờ có tư duy phản biện, chất vấn

Hai lần tham gia cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc toàn quốc đều đạt giải, chưa kể có nhiều thành tích học tập và hoạt động tại trường, Văn Duy Phúc, sinh viên ngành quan hệ công chúng, Trường ĐH Văn Lang...

Chìa khóa cho nguồn nhân lực phát triển đô thị thông minh

Các chuyên gia nhấn mạnh ưu tiên đào tạo bậc thạc sĩ để hình thành nguồn nhân lực có chuyên môn, góp phần phát triển và quản lý đô thị bền vững. ...

Tháo gỡ “điểm nghẽn” cho trung tâm giáo dục thường xuyên và nghề nghiệp

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và xã hội để tháo gỡ điểm nghẽn cho trung tâm giáo dục thường xuyên và nghề nghiệp; đồng thời đề xuất với Chính phủ sửa đổi Nghị định 127 về trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Chiều ngày 4/11, phát biểu giải trình, làm rõ một...

50 giáo viên, cán bộ quản lý nhận Giải thưởng Võ Trường Toản năm 2024

Ngày 4-11, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM công bố danh sách 50 giáo viên, cán bộ quản lý nhận Giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 27 năm 2024. Danh sách nhận Giải thưởng Võ Trường Toản năm nay có 37 giáo...

Mới nhất

Thông cáo báo chí số 12 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ hai, ngày 4/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười hai (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo...

New Zealand đặt kế hoạch phục hồi số du học sinh hậu Covid-19, vào năm 2025

Theo các chuyên gia, ngành giáo dục quốc tế của New Zealand có thể phục hồi số lượng tuyển sinh như mức trước...

Lào Cai tiếp tục nỗ lực toàn diện để vượt qua khó khăn

Ngày 4/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11/2024. Tham dự cuộc họp có đầy đủ các ban ngành, địa phương dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường. Tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế-xã hội...

Cơ hội rộng mở cho nhà đầu tư

Khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Huế sẽ là cực tăng trưởng của vùng động lực miền Trung về kinh tế biển, kinh tế du lịch. Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương: Cơ hội rộng mở cho nhà đầu tưKhi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Huế sẽ là cực...

Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng thành phố Quảng Ngãi

Quảng Ngãi điều chỉnh cục bộ khu đất khoảng 4 ha tại xã Tịnh An, Thành phố Quảng Ngãi từ đất đơn vị ở thành đất dịch vụ - công cộng đô thị. Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Quảng NgãiQuảng Ngãi điều chỉnh cục bộ khu đất khoảng 4 ha tại xã Tịnh An,...

Mới nhất