1. Chùa Thầy
Chùa Thầy nằm ở chân núi Sài, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai (Hà Nội), cách trung tâm thành phố khoảng 25km hướng về phía tây Nam. Chùa được xây dựng từ thời vua Lý Nhân Tông 1072 – 1127 trên thế đất hình con rồng, lưng tựa vào núi. Thiết kế của chùa gồm 3 tòa nằm song song với nhau là: chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Cả ba đều có kiến trúc kiểu tiền Phật hậu Thánh, tạo thành chữ Tâm độc đáo.
Ngày mùng 5/3 âm lịch hằng năm, chùa Thầy tổ chức lễ hội trong 3 ngày liên tiếp. Không khí háo hức, vui tươi của lễ hội thu hút rất nhiều du khách cũng như các tăng ni Phật tử ghé tới dự lễ, vãng cảnh và dâng hương lên Phật, cầu duyên…
2. Chùa Hương
Chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội), cách trung tâm thành phố khoảng 46km, là địa điểm du lịch tâm linh miền Bắc vô cùng nổi tiếng với các du khách thập phương. Hằng năm ở đây đón hàng triệu lượt khách tới hành hương và vãng cảnh chùa.
Chùa Hương có phong cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình, khí hậu quanh năm mát mẻ. Đến đây vào dịp đầu năm, du khách sẽ được tận hưởng không khí lễ hội tưng bừng, đông vui nhộn nhịp. Đặc biệt là vào cuối tháng 3 âm lịch, hoa gạo nở đỏ rực hai bên bờ suối Yến khiến không gian nơi đây càng nổi bật và đặc sắc.
3. Chùa Diên Phúc
Chùa Diên Phúc nằm ở xã Mai Lâm, huyện Đông Anh (Hà Nội), cách trung tâm thành phố khoảng 15km, là một trong những ngôi chùa đẹp ở Hà Nội. Nơi đây có lịch sử hơn 1.000 năm gắn liền với sự ra đời và phát triển của vương triều nhà Lý.
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, chùa Diên Phúc hiện vẫn giữ được nhiều kỷ vật như: tượng Đức Thánh Trần, tượng Quan Âm, chuông đồng…cùng hơn 2.000 bộ kinh vô cùng quý giá.
Quy mô của chùa ngày nay đã bị thu hẹp nhiều so với trước với kiến trúc gồm 4 nếp nhà ngang ở quanh một sân nhỏ. Nơi đây thờ tự nhiều vị thần, phật linh thiêng như: thờ Mẫu, thờ Tổ, thờ Phật Bà Quan Âm…
4. Chùa Trầm
Chùa Trầm ở xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) được xây dựng trên núi Trầm – nơi được mệnh danh là cao nguyên đá Hà Giang ngay tại Hà Nội. Khuôn viên chính của chùa rộng rãi, tường gạch xây bao quanh và có nhiều tượng đá được trạm trổ tinh xảo.
Sau khi dâng lễ, khấn bái của trong chùa chính thì du khách có thể di chuyển sang chùa Hang ở bên cạnh. Đường lên chùa Trầm không quá khó khăn, lại có nhiều cảnh đẹp nên trở thành điểm check-in của rất nhiều bạn trẻ.
5. Chùa Tây Phương
Chùa Tây Phương nằm ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất (Hà Nội), được xây dựng theo kiến trúc chữ Tam với ba tòa cấp dọc chạy theo sườn núi. Không gian chùa Tây Phương thoáng đãng và rộng rãi, là nơi thu hút hàng triệu lượt khách ghé tới mỗi năm.
Năm 2015, chùa Tây Phương được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, trong đó có 34 pho tượng được công nhận là bảo vật quốc gia.
Những pho tượng được thiết kế tinh xảo, mang giá trị tâm linh và nghệ thuật sâu sắc. Nếu bạn đang lên kế hoạch đi du lịch ngoại thành Hà Nội 1 ngày thì đừng quên thêm chùa Tây Phương vào lịch trình.
6. Chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc tọa lạc tại thị trấn Ba Sao, thuộc địa phận huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, là một trong những danh lam cổ tự đặc sắc và tiêu biểu của tỉnh. Nơi đây là sự kết hợp đồng điệu và hài hòa giữa quá khứ và hiện tại, giao thoa giữa văn hóa kiến trúc Việt Nam và thế giới. Do đó, du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam sẽ giúp du khách có những trải nghiệm thú vị trên con đường hành hương của mình.
Ngoài ra, du khách còn dễ dàng di chuyển từ chùa Tam Chúc đến các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng khác như: chùa Bà Đanh, chùa Thiên Phúc, động Vòng, đền Lê Chân…
7. Chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính Ninh Bình nằm trong quần thể khu du lịch Tràng An – Bái Đính và có lịch sử gần 1.000 năm tuổi. Nếu muốn tham gia nhiều lễ hội đặc sắc tại chùa thì du khách nên đi vào tháng 1 đến tháng 3 âm lịch hằng năm.
Còn nếu muốn bình yên vãng cảnh chùa thì du khách có thể đến vào các tháng còn lại. Đến chùa Bái Đính, du khách sẽ được tham quan các địa điểm đặc sắc như: đền thờ Thần Cao Sơn, hang Sáng động Tối, tháp Chuông, giếng Ngọc…
Hạo Nhiên
Bổ ích
Xúc động
Sáng tạo
Độc đáo
Phẫn nộ