Trang chủChính trịNgoại giaoNga ‘thu đậm’ từ dầu, Hungary "cấm cửa" nông sản Ukraine, EU...

Nga ‘thu đậm’ từ dầu, Hungary “cấm cửa” nông sản Ukraine, EU lo phụ thuộc Trung Quốc về mặt hàng này


Doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ của Nga cao nhất trong 11 tháng, nợ toàn cầu chạm mức kỷ lục, Ukraine tuyên bố có thể trở thành trung tâm khí đốt của châu Âu, EU lo ngại phụ thuộc vào pin lithium-ion Trung Quốc, Đức giảm tốc… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Kinh tế thế giới nổi bật (15-21/9): Nga ‘thu đậm’ từ dầu, Hungary 'cấm cửa' nông sản Ukraine, EU lo phụ thuộc Trung Quốc về mặt hàng này
Nhà máy lọc dầu của tập đoàn dầu mỏ Lukoil, Nga. (Nguồn: lukoil)

Kinh tế thế giới

IIF: Nợ toàn cầu chạm mức kỷ lục 307.000 tỷ USD

Viện Tài chính quốc tế (IIF) ngày 19/9 công bố báo cáo cho thấy nợ toàn cầu đã đạt mức kỷ lục 307.000 tỷ USD trong quý II/2023, dù lãi suất tăng đã hạn chế hoạt động tín dụng ngân hàng trong khi các thị trường như Mỹ và Nhật Bản thúc đẩy đà tăng.

Theo báo cáo, tổng giá trị các khoản nợ toàn cầu tính bằng đồng USD đã tăng 10.000 tỷ USD trong nửa đầu năm 2023 và 100.000 tỷ USD trong suốt thập niên qua.

Mức tăng mới nhất trên đã đẩy tỷ lệ nợ trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu tăng quý thứ hai liên tiếp và lên mức 336%. Báo cáo nhận định, tăng trưởng kinh tế giảm tốc, cùng với việc giá cả tăng chậm lại đã khiến GDP danh nghĩa tiến chậm hơn mức nợ. Đó là nguyên nhân khiến tỷ lệ nợ trên GDP tăng.

Báo cáo nêu rõ, hơn 80% trong mức tăng mới nhất đến từ các nước phát triển, trong đó Mỹ, Nhật Bản, Anh và Pháp đóng góp mức tăng lớn nhất. Về phần các thị trường mới nổi, những nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil lại là những cái tên hàng đầu góp phần vào mức nợ trên.

IIF đánh giá với áp lực về tiền lương và giá cả đang dịu dần – ngay cả khi không nhanh như kỳ vọng – tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu dự kiến sẽ vượt 337% vào cuối năm nay. (Reuters)

Kinh tế Mỹ

* Ngày 20/9, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức hiện tại, song ủng hộ một đợt tăng lãi suất vào cuối năm 2023 và tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt cho đến năm 2024.

Sau cuộc họp kéo dài 2 ngày, Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách trong khoảng 5,25-5,50%, trong khi các dự báo cập nhật cho thấy 12/19 nhà hoạch định chính sách của cơ quan này ủng hộ một đợt tăng lãi suất nữa vào năm 2023 để đảm bảo lạm phát tiếp tục giảm tốc. Ngân hàng trung ương Mỹ cũng dự báo chính sách tiền tệ sẽ được nới lỏng ít hơn trong năm 2024, nhờ vào sự mạnh mẽ của nền kinh tế và thị trường lao động. (Reuters)

Kinh tế Trung Quốc

* Trung Quốc ngày 19/9 kêu gọi tăng cường kết nối xuyên biên giới với Nga và hợp tác thương mại và đầu tư hai bên sâu sắc hơn.

Bộ trưởng Phát triển kinh tế Nga Maxim Reshetnikov đã có các cuộc thảo luận “chuyên sâu” về hợp tác kinh tế với Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào tại Bắc Kinh ngày 19/9. Trong các cuộc thảo luận ở Bắc Kinh, ông Vương Văn Đào cho biết hợp tác kinh tế và thương mại Trung-Nga ngày càng trở nên sâu sắc và “vững chắc” hơn dưới “sự chỉ đạo chiến lược” của hai nhà lãnh đạo.

Trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Ukraine bước sang năm thứ hai và Moscow chịu nhiều lệnh trừng phạt của Phương Tây, Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn của Nga đối với các mặt hàng về dầu khí và ngũ cốc. (Reuters)

* Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) và cơ quan quản lý ngoại hối Trung Quốc ngày 18/9 đã gặp gỡ các tổ chức tài chính và công ty quốc tế, giữa bối cảnh Bắc Kinh tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài để hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế của nước này.

Theo tuyên bố của PBoC, đại diện của các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Morgan Stanley, HSBC, Deutsche Bank và Tesla cũng tham dự cuộc họp này. Trung Quốc đã tìm cách thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 chậm lại vì nhu cầu ở nước ngoài ảm đạm và sự suy giảm của thị trường bất động sản. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã cho thấy những dấu hiệu ổn định tạm thời vào tháng trước sau các hỗ trợ chính sách của chính phủ.

Báo cáo do Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố hôm 15/9 cho thấy, sản lượng công nghiệp tháng 8/2023 của nước này đã tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn đáng kể mức 3,7% ghi nhận hồi tháng 7 và là mức cao nhất kể từ tháng 4 tới nay.

Kết quả trên cũng vượt kỳ vọng tăng 3,9% trong cuộc thăm dò ý kiến các nhà phân tích của hãng tin Reuters. (Reuters)

Kinh tế châu Âu

* Theo một văn bản được chuẩn bị cho các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU), nếu không có các biện pháp mạnh mẽ, đến năm 2030, EU có thể trở nên phụ thuộc vào nguồn pin lithium-ion và pin nhiên liệu của Trung Quốc như đã từng phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga trước khi xảy ra xung đột tại Ukraine.

Văn bản nói trên sẽ là cơ sở cho các cuộc thảo luận về an ninh kinh tế của châu Âu tại cuộc họp của các lãnh đạo EU sẽ diễn ra ở Granada (Tây Ban Nha) vào ngày 5/10 tới. Lo ngại về sức mạnh kinh tế ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên toàn cầu, các lãnh đạo EU sẽ thảo luận những đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) nhằm giảm nguy cơ châu Âu quá phụ thuộc vào Trung Quốc và sự cần thiết phải đa dạng hóa sang châu Phi và Mỹ Latinh. (TTXVN)

* Ngày 15/9, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine (German Galushchenko tuyên bố nước này có tiềm năng trở thành một trung tâm khí đốt khu vực ở châu Âu. Theo đó, Ukraine có thể tăng lượng khí đốt dự trữ từ 2 tỷ mét khối lên 15 tỷ mét khối.

Quan chức trên cho biết, Ukraine sẵn sàng cung cấp cho các công ty nước ngoài các cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất với công suất lên tới 15 tỷ mét khối. (TTXVN)

* Ngày 15/9, Hungary công bố áp đặt lệnh cấm nhập khẩu đối với 24 sản phẩm nông nghiệp của Ukraine, bao gồm ngũ cốc, rau, một số sản phẩm thịt và mật ong. Lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 16/9.

Hungary quyết định đơn phương cấm nhập khẩu thực phẩm Ukraine sau khi Ủy ban châu Âu (EC) cho biết không gia hạn lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine vào 5 nước thành viên EU có chung đường biên giới với Ukraine. (Reuters)

* Phó Thủ tướng Nga kiêm Đại diện toàn quyền tại Đặc khu Liên bang Viễn Đông, ông Yuri Trutnev, ngày 15/9 cho biết, có khoảng 373 thỏa thuận với tổng trị giá 3.818 tỷ Ruble (khoảng 39,4 tỷ USD) đã được ký kết tại Diễn đàn Kinh tế quốc tế Phương Đông (EEF 2023) tổ chức tại Vladivostok vào các ngày 10-13/9.

Sự kiện năm nay thu hút hơn 7.000 người từ 62 quốc gia tham gia. (TASS)

* Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), trong tháng 8/2023, Nga đã thu được 17,1 tỷ USD từ xuất khẩu dầu thô, tăng 11,8% và cao hơn 1,8 tỷ USD so với tháng Bảy. Đây là con số cao nhất kể từ tháng 10/2022 và cao nhất trong những tháng gần đây. Mặc dù khối lượng xuất khẩu dầu và các sản phẩm dầu mỏ giảm 150.000 thùng/ngày xuống còn 7,2 triệu thùng/ngày song giá bán cao đã bù đắp.

Business Insider đánh giá, doanh thu từ dầu mỏ tăng có thể sẽ thúc đẩy nền kinh tế Nga. (Business Insider/TASS)

* Trước những khó khăn kéo dài của nền kinh tế Đức, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã hạ dự báo tăng trưởng của nước này trong năm tới.

Theo báo cáo triển vọng kinh tế mới nhất của OCED, nền kinh tế đầu tàu châu Âu được dự báo tăng trưởng ở mức 0,9% trong năm tới, thấp hơn mức 1,2% trong dự báo hồi tháng 6/2023 của tổ chức này và chỉ ngang bằng với tăng trưởng dự kiến của nền kinh tế Nga. (TTXVN)

Kinh tế thế giới nổi bật (15-21/9): Nga ‘thu đậm’ từ dầu, Hungary 'cấm cửa' nông sản Ukraine, EU lo phụ thuộc Trung Quốc về mặt hàng này
8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu mì ăn liền của Hàn Quốc tăng 20,6% so với cùng kỳ, đạt 607,7 triệu USD. (Nguồn: BHX)

Kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc

* Tính đến hết tháng 6/2023, các hộ gia đình Nhật Bản có 14.300 tỷ USD tài sản tài chính, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ sự khởi sắc của thị trường chứng khoán đã thúc đẩy người dân gia tăng nắm giữ cổ phiếu ở một đất nước thường chuộng tiền mặt hơn.

Theo số liệu sơ bộ được công bố ngày 20/9 của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ), sự khởi sắc của thị trường chứng khoán trong quý II vừa qua đã làm tăng lượng tiền của các công ty đầu tư chứng khoán (equity holdings) thêm 26% lên 268.000 tỷ Yen và của các quỹ tín thác đầu tư thêm 15,9% lên 100.000 tỷ Yen. Đây đều là các mức cao nhất từ trước đến nay. (Nikkei Asia)

* Theo số liệu do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 20/9, nước này đã ghi nhận thâm hụt thương mại ở mức 930,48 tỷ Yen (6,3 tỷ USD) trong tháng 8/2023, do xuất khẩu tiếp tục giảm trong bối cảnh nhu cầu nước ngoài đi xuống và Trung Quốc áp đặt các hạn chế thương mại.

Số liệu cho thấy kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8/2023 của Nhật Bản đạt 7.990 tỷ Yen (54 tỷ USD), giảm 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu tháng giảm thứ 2 liên tiếp, dù lượng ô tô xuất khẩu sang Mỹ ở mức cao. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu cũng giảm 17,8% xuống mức 8.920 tỷ yen (60,3 tỷ USD). (TTXVN)

* Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế châu Á năm 2023” công bố ngày 20/9, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 của Hàn Quốc ở mức 1,3%, bằng mức đưa ra hồi tháng 7/2023. Theo đó, mức tăng trưởng này thấp hơn mức dự báo 1,5% của OECD và Viện nghiên cứu phát triển Hàn Quốc (KDI), và mức dự báo 1,4% của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), chính phủ và Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK).

Trong báo cáo của mình, ADB cũng duy trì triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Hàn Quốc là 2,2%. Theo ADB, lạm phát năm 2023 là 3,3% trong khi lạm phát năm sau giảm xuống 2,2%, thấp hơn so với dự báo trước đó (2,5%). (Yonhap/TTXVN)

* Theo Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc, tính từ tháng 1/2023 đến hết tuần thứ hai của tháng 9/2023, xuất khẩu mì ăn liền của “xứ Kim chi” đã tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt giá trị 657,3 triệu USD.

8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu mì ăn liền của Hàn Quốc tăng 20,6% so với cùng kỳ, đạt 607,7 triệu USD.

Dữ liệu của chính phủ Hàn Quốc cho thấy, doanh số bán mì ăn liền trên toàn cầu của nước này đã tăng liên tục từ năm 2015, ghi nhận giá trị cao kỷ lục vào năm 2022 với 765,43 triệu USD. So sánh với các quốc gia khác trong cùng năm, Hàn Quốc là nước xuất khẩu mì ăn liền lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc. (Yonhap)

Kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

* Chính quyền thành phố Jakarta, Indonesia đang tăng cường thực hiện Phong trào thực phẩm giá rẻ (GPM) để giúp giải quyết tình trạng giá gạo tăng.

Trong tháng 9, chính quyền Jakarta đã phân phát các gói thực phẩm giá rẻ trị giá 126.000 Rp mỗi gói tới 183 địa điểm bao gồm các trung tâm hỗ trợ trẻ em (RPTRA), Chợ gạo Cipinang và một số doanh nghiệp sản xuất của chính quyền. (TTXVN)

* Báo Bangkok Post ngày 20/9 trích một số nguồn thạo tin giấu tên cho biết, chính phủ Thái Lan có kế hoạch vay khoảng 2.400 tỷ Baht (gần 67 tỷ USD) cho tài khóa 2024 (bắt đầu từ ngày 1/10/2023), tăng khoảng 9% so với tài khóa 2023.

Trong đó, khoảng 700 tỷ Baht (gần 20 tỷ USD) sẽ là các khoản vay mới dùng để giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách và khoảng 1.700 tỷ Baht (hơn 47 tỷ USD) được dành cho việc tái cấp vốn và cơ cấu lại các khoản nợ hiện có.

Theo nguồn tin, khoảng một nửa trong tổng số tiền 67 tỷ USD sẽ được huy động thông qua bán trái phiếu chính phủ, trong khi phần còn lại sẽ đến từ việc bán tín phiếu kho bạc, trái phiếu tiết kiệm, chuyển đổi trái phiếu và kỳ phiếu. (TTXVN)

* Xuất khẩu nội địa phi dầu mỏ (NODX) của Singapore đã giảm 20,1% trong tháng 8/2023, trong đó lĩnh vực thiết bị điện tử và phi điện tử đều giảm. Đây là tháng giảm thứ 11 liên tiếp của xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của “quốc đảo sư tử”.

Sự sụt giảm trong tháng 8 đã tiếp nối đà giảm mạnh từ tháng 7 với mức 20,3% và 15,7% trong tháng 6 cũng như tệ hơn mức dự báo là 15,8% trong cuộc thăm dò ý kiến của hãng tin Reuters (Anh).

So với cùng kỳ năm ngoái, tổng thương mại của Singapore đã giảm 15,2% trong tháng 8, sau mức giảm 20,9% của tháng 7. Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm lần lượt là 14,7% và 15,6%. (TTXVN)





Nguồn

Cùng chủ đề

Đồng Ruble của Nga chạm đáy mới bởi một lý do từ Mỹ

Các nhà phân tích tại công ty môi giới tiền tệ BCS cho biết, đồng Ruble một lần nữa chạm đáy mới trong năm 2024, đẩy đà trượt giá của đồng nội tệ Nga vào mùa Thu năm nay lên tới gần 15%.

Dầu Nga ‘phớt lờ’ giá trần của phương Tây, doanh thu kênh đào Suez lao dốc, tăng trưởng ASEAN cao nhất toàn cầu

Giá dầu Nga cao hơn giá trần của phương Tây, doanh thu kênh đào Suez giảm mạnh, Mỹ-Trung Quốc trao đổi quan ngại về thương mại song phương, thương vụ IPO lớn nhất tại Nhật Bản trong 6 năm… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

EU kiện Trung Quốc lên WTO, thẳng thừng từ chối Bắc Kinh một việc và không lo bị trả đũa

Ngày 8/10, Liên minh châu Âu (EU) cho biết sẽ đệ đơn kiện lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) để phản đối việc Trung Quốc áp đặt biện pháp chống bán phá giá đối với rượu brandy nhập khẩu từ khối này.

Ukraine cắt hợp đồng khí đốt với Nga

Việc Ukraine mạnh tay cắt đứt hợp đồng trung chuyển khí đốt Nga sẽ khiến cả ba gặp khó. Thế nhưng, vì lý do gì Kiev vẫn kiên quyết giữ "lằn ranh đỏ"?

Kinh tế Mỹ đón nhiều tin vui, thâm hụt thương mại giảm mạnh

Mới đây, Ngân hàng Goldman Sachs dự báo khả năng suy thoái của kinh tế Mỹ trong 12 tháng tới là 15%, giảm 5% so với trước đó.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kích thích kinh tế, Trung Quốc sẽ phát hành trái phiếu đặc biệt trị giá hơn 325 tỷ USD

Trung Quốc cũng sẽ triển khai các công cụ chính sách liên quan tới thuế và các "quỹ đặc biệt" để vực dậy lĩnh vực bất động sản.

lớp học đặc biệt của cô giáo người Mỹ và gần 300 học sinh trên khắp Việt Nam

“Món quà tuyệt vời nhất chúng ta có thể dành tặng bản thân và con em của chúng ta chính là món quà giáo dục". Hơn ai hết, là một nhà giáo đầy tâm huyết, cô Nguyên Phạm luôn trân trọng giá trị của tri thức và mong muốn truyền đạt những giá trị nhân văn ấy tới thế hệ trẻ.

Google có thể bị chia tách để chống độc quyền?

Bộ Tư pháp Mỹ vừa đưa ra các khuyến nghị về hoạt động kinh doanh của Google trong lĩnh vực tìm kiếm, có thể bị chia tách như một biện pháp để chống độc quyền.

Công dụng của gừng và hướng dẫn sử dụng trong việc chữa đau họng

Không chỉ là gia vị của nhiều món ăn, gừng còn có một số công dụng với sức khỏe. Gừng được nhiều nghiên cứu khoa học và y học cổ truyền chứng minh là có thể hỗ trợ chữa đau họng.

Con đường mở ra cánh cửa mới cho nông sản

Xuất khẩu nông lâm thủy sản luôn là điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế Việt Nam. Chín tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này đạt 46,28 tỷ USD, tăng 21%; giá trị xuất siêu đạt 13,86 tỷ USD, tăng 71,2% so với cùng kỳ 2023.

Bài đọc nhiều

Giá vàng thế giới tăng vững chắc, vàng trong nước trượt sâu; Nga gom kim loại quý lập “kho dự trữ khủng” làm gì?

Giá vàng hôm nay 11/10/2024: Giá vàng thế giới vượt qua một số biến động mới, tiếp đà tăng vững chắc. Giá vàng miếng SJC trong nước giảm mạnh, vàng nhẫn mất mốc 83 triệu đồng. Nhiều yếu tố đã góp phần vào hiệu suất phi thường của vàng, quỹ đạo của kim loại quý vẫn là tích cực và áp đảo.

Thị trường ‘quay xe’, nhập khẩu hồ tiêu vào Việt Nam từ quốc gia Đông Nam Á này tăng sốc

Giá tiêu hôm nay 11/10/2024 tại thị trường trong nước tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 148.000 đồng/kg.

Bộ Ngoại giao thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 11/10, tại Trụ sở Bộ, Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Việt Nam-Ấn Độ nhất trí sớm đàm phán Hiệp định thương mại tự do song phương

Thủ tướng Việt Nam và Ấn Độ nhất trí tiếp tục thúc đẩy trao đổi chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao theo hình thức linh hoạt giữa lãnh đạo 2 nước; sớm đàm phán Hiệp định thương mại tự do song phương. Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 11/10, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 44-45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Vientiane (Lào), Thủ...

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44-45: Tự cường, kết nối

Đến hẹn lại lên, mỗi dịp Cấp cao ASEAN, các nhà lãnh đạo tề tựu tại nước Chủ tịch để cùng nhìn lại chặng đường đã qua và vạch ra đích đến cho hành trình tiếp theo của “con tàu” ASEAN. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 lần này có sứ mệnh tìm lời giải cho những vấn đề chiến lược, sát sườn với ASEAN trong bối cảnh bộn bề, phức tạp của tình hình quốc tế và khu vực.

Cùng chuyên mục

Kích thích kinh tế, Trung Quốc sẽ phát hành trái phiếu đặc biệt trị giá hơn 325 tỷ USD

Trung Quốc cũng sẽ triển khai các công cụ chính sách liên quan tới thuế và các "quỹ đặc biệt" để vực dậy lĩnh vực bất động sản.

Con đường mở ra cánh cửa mới cho nông sản

Xuất khẩu nông lâm thủy sản luôn là điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế Việt Nam. Chín tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này đạt 46,28 tỷ USD, tăng 21%; giá trị xuất siêu đạt 13,86 tỷ USD, tăng 71,2% so với cùng kỳ 2023.

Miền Bắc tiếp tục giảm; cơ hội tốt cho chăn nuôi vụ Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi hôm nay vẫn giữ đà giảm nhanh tại khu vực miền Bắc. Theo khảo sát, giá heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 63.000 - 67.000 đồng/kg.

Đừng mong đợi là ‘viên đạn thần kỳ’, Nga chứ không phải Iran, chỉ là một trò chơi với tổng âm

Phương Tây cần phải thực tế về những gì các lệnh trừng phạt Nga có thể đạt được và không mong đợi rằng chúng là một viên đạn thần kỳ.

Một cuộc chiến thương mại là “không thể tránh khỏi”

Theo ông Jens Eskelund, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham tại Trung Quốc, với tình hình căng thẳng hiện tại, một cuộc chiến thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc sẽ là điều "không thể tránh khỏi"

Mới nhất

Kích thích kinh tế, Trung Quốc sẽ phát hành trái phiếu đặc biệt trị giá hơn 325 tỷ USD

Trung Quốc cũng sẽ triển khai các công cụ chính sách liên quan tới thuế và các "quỹ đặc biệt" để vực dậy lĩnh vực bất động sản.

Thiết kế 2 cửa và không có vô lăng

Các thiết kế của taxi robot mang đậm tính thẩm mỹ khoa học viễn tưởng với vẻ ngoài sáng bóng, kim loại, gợi đến hình ảnh của tương lai. Musk...

Huyện Như Thanh: Khai thác tiềm năng văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững

Nhận thức được tầm quan trọng của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, huyện Như Thanh đã tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về vai trò của văn hóa truyền thống. Huyện đã tổ chức các lớp tập huấn, truyền dạy nghề truyền thống,...

Nicaragua cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Theo thông báo từ Chính phủ Nicaragua, quyết định này xuất phát từ các cuộc tấn công của Israel vào các vùng lãnh thổ Palestine, đặc biệt là trong bối...

Mới nhất