Trang chủChính trịNgoại giaoXây dựng Thương hiệu Quốc gia ngành Cơ khí, đưa sản phẩm...

Xây dựng Thương hiệu Quốc gia ngành Cơ khí, đưa sản phẩm Việt tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu


Ngành Cơ khí Việt Nam hướng tới mục tiêu được phát triển với đa số chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cạnh tranh bình đẳng trong thị trường thế giới.

Xây dựng thương hiệu quốc gia ngành cơ khí, đưa sản phẩm Việt tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Xây dựng Thương hiệu Quốc gia ngành Cơ khí, đưa sản phẩm Việt tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Xúc tiến đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm cơ khí” là chủ đề Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống các cơ quan Thương vụ tại nước ngoài mới nhất (8/2023) do Bộ Công Thương tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 63 tỉnh thành và các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài.

Động lực dẫn dắt tăng trưởng nền kinh tế quốc dân

Trong nền kinh tế hiện đại, hội nhập mạnh mẽ và không ngừng phát triển như hiện nay, hàng hóa, thương hiệu quốc gia nào chiếm lĩnh thị trường quốc tế càng rộng lớn thì kinh tế quốc gia đó càng hùng mạnh. Có thể nói, thương hiệu của sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp và thương hiệu quốc gia có mối quan hệ rất chặt chẽ và mang tính tác động qua lại, ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau.

Cơ khí là một trong những ngành công nghiệp có lịch sử lâu đời và được Đảng và Nhà nước xác định là ngành công nghiệp mang tính “xương sống”, đóng vai trò là động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, mở rộng sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là một số nhóm ngành như cơ khí khuôn mẫu, cơ khí công nghệ cao, máy móc thiết bị, phụ tùng…

Phát biểu tại Hội nghị “Xúc tiến đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm cơ khí”, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú đánh giá, ngành Cơ khí đã có bước tăng trưởng vượt bậc, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, tạo động lực thúc đẩy ngành công nghiệp và kinh tế phát triển. Qua đó, trực tiếp và gián tiếp tạo việc làm cho hàng triệu lao động.

Tuy nhiên, theo đánh giá, dù chỉ số cạnh tranh công nghiệp của Việt Nam ngày càng được thu hẹp, đứng thứ 44 trên thế giới. Tuy nhiên, con số nêu trên là bao gồm các sản phẩm công nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nắm giữ, còn doanh nghiệp cơ khí, chế biến, chế tạo của Việt Nam đang thấp hơn nhiều.

Đồng thời, tốc độ tăng năng suất lao động ngành công nghiệp cũng rất thấp so với các nước trong khu vực; công nghệ chậm đổi mới, phần lớn tụt hậu so mức trung bình của thế giới; nguồn nhân lực chất lượng cao, có tay nghề trong công nghiệp còn thiếu. Mặt khác, chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn chậm, chủ yếu hoạt động gia công, lắp ráp ở phân khúc thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam chưa chủ động được nguồn đầu vào cho sản xuất, khi phải nhập khẩu tới 91,2% tư liệu sản xuất, dẫn đến tỷ lệ nội địa hóa và giá trị gia tăng trong nước đạt thấp. Nhiều sản phẩm của ngành Cơ khí Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh, một phần quan trọng vì thiếu sản phẩm có “tên tuổi“.

Tuy nhiên, thực tế, dù không nhiều thương hiệu “tên tuổi” nhưng ngành Cơ khí Việt Nam cũng đã đóng góp những thương hiệu tiêu biểu, đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường thế giới, như Hòa Phát, Vinfast, Thành Công, Thaco… Công nghiệp cơ khí trong nước cũng đã chế tạo được một số phân ngành sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trong nội địa và khu vực, như các phân ngành sản phẩm chế tạo kết cấu thép, sản xuất hàng phi tiêu chuẩn, chế tạo một số máy, thiết bị, phụ tùng phục vụ nhu cầu ngành điện lực, dầu khí, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế tạo một số máy canh tác, chế biến, bảo quản nông lâm hải sản, lắp ráp ô-tô, đóng tàu viễn dương, tàu chở khách và vận tải thủy…

Theo dữ liệu đánh giá của Brand Finance, thương hiệu Hòa Phát được định giá 620 triệu USD và là doanh nghiệp ngành Cơ khí – sản xuất thép duy nhất trong Top 16 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2023.

Xây dựng thương hiệu quốc gia ngành Cơ khí, đưa sản phẩm Việt tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Tập đoàn Hòa Phát được vinh danh tại lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2022. (Nguồn: hoaphat.com)

Hòa Phát hiện giữ thị phần số 1 Việt Nam ở các lĩnh vực thép xây dựng, ống thép, Top 5 doanh nghiệp sản xuất tôn mạ lớn nhất. Trên thị trường quốc tế, sản phẩm và thương hiệu của Hòa Phát đã hiện diện tại 30 quốc gia, vùng lãnh thổ khắp 5 châu lục và được bảo hộ tại nhiều quốc gia lớn. Nhiều năm liên tục, thương hiệu Hòa Phát được lựa chọn là Thương hiệu Quốc gia, Top Thương hiệu mạnh nhất Việt Nam.

Hay thương hiệu THACO, tuy không nằm trong Top đầu, nhưng lần thứ sáu liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam. THACO là tập đoàn công nghiệp đa ngành, trong đó ô tô đóng vai trò chủ lực, tạo ra các giá trị bền vững. Hiện THACO phân phối đầy đủ chủng loại: xe du lịch, xe bus, xe tải, xe chuyên dụng đến từ các thương hiệu ô tô quốc tế (KIA, Mazda, Peugeot, BMW; Foton, Mitsubishi Fuso). Đến nay, tỷ lệ nội địa hóa các dòng xe do THACO AUTO sản xuất đạt từ 20 – 60% (cao nhất Việt Nam hiện nay); đồng thời tạo cơ hội để phát triển các lĩnh vực như cơ khí, nông nghiệp và các ngành nghề khác, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư, đóng góp tiến bộ cho nền kinh tế đất nước.

Có thể nói, để xây dựng, phát triển công nghiệp cơ khí của quốc gia là việc rất khó, nhưng không thể không làm. Khi quốc gia có nền sản xuất cơ khí mạnh, không thua kém các nước khác mới có thể tự chủ, bảo đảm quốc phòng – an ninh và phát triển kinh tế – xã hội, nhất là trong tình hình thế giới đầy biến động như hiện nay. Do vậy, Nhà nước cần có những chính sách đặc thù để đầu tư phát triển công nghiệp cơ khí với những thương hiệu mạnh.

Đưa sản phẩm cơ khí tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Theo số liệu sơ bộ, nhiều năm qua, nước ta đã nhập khẩu từ nước ngoài khoảng 40 tỷ USD/năm các trang thiết bị, máy, vật tư sản xuất cho toàn ngành kinh tế bao gồm sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng hạ tầng, dịch vụ và quốc phòng – an ninh. Đó là thị trường khá lớn mà nhiều nước muốn có mà không được.

Ông Nguyễn Chỉ Sáng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Cơ khí Việt Nam cho biết, mặc dù hiện nay con số xuất nhập khẩu của ngành cơ khí lớn nhưng hầu hết nằm trong khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI), còn tỷ trọng của doanh nghiệp Việt Nam khá khiêm tốn.

Thực tế cho thấy, khách hàng nước ngoài nhận diện nhiều hạn chế của doanh nghiệp cơ khí Việt Nam; trong đó, kỹ năng tìm kiếm khách hàng hạn chế. Hơn nữa, chưa có mặt hàng truyền thống; không có đại diện bán hàng theo khối và không liên kết chặt chẽ trong tìm kiếm khách hàng; ngại thay đổi quy mô sản xuất và hạn chế trong sử dụng thương mại điện tử phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Cùng đó, doanh nghiệp cạnh tranh chủ yếu bằng giá nhân công, vật tư phụ thuộc vào Trung Quốc, chưa nắm vững các điều khoản quy định về luật thương mại của một số thị trường như EU, Mỹ, châu Phi… Vì vậy, hiệp hội đề xuất Thương vụ Việt Nam ở thị trường nước ngoài hỗ trợ mạnh mẽ cho doanh nghiệp cơ khí trong nước, nhất là về cung cấp thông tin thị trường. Cùng đó, Bộ Công Thương cần hỗ trợ kết nối doanh nghiệp trong ngành với nhà mua hàng nước ngoài. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các kênh thương mại điện tử; hỗ trợ tổng hợp số liệu và nhu cầu thị trường

Theo bà Trương Thị Chí Bình – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), thị trường sản phẩm cơ khí suy giảm khoảng 20% đơn hàng, có doanh nghiệp đơn hàng suy giảm nặng hơn từ 30-40%. Thế nhưng, lĩnh vực cơ khí cũng có thêm nhiều khách hàng mới do sự dịch chuyển về sản xuất. Trong khi đó, năng lực của doanh nghiệp trong nước đã có những chuyển biến tích cực. Cùng với đó, nhiều công đoạn sản xuất doanh nghiệp Việt Nam đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc, Ấn Độ.

Bà Trương Thị Chí Bình cũng chỉ ra rằng, Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UEA) được coi là thị trường tiềm năng của sản phẩm cơ khí Việt Nam, tuy nhiên, doanh nghiệp đang gặp khó khăn về thanh toán.

Hoa Kỳ cũng là điểm đến hấp dẫn nhưng đòi hỏi tiêu chuẩn cao. Vì vậy, cần sự hỗ trợ từ Thương vụ để doanh nghiệp có thể nắm bắt cơ hội tiếp cận thị trường, đáp ứng được yêu cầu từ đối tác.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Trưởng đại diện Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại New York chia sẻ, lĩnh vực cơ khí đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hoa Kỳ, nhất là sản xuất ô tô. Thời gian tới, trong lĩnh vực cơ khí của Hoa Kỳ tập trung vào xu hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất xe điện, sản phẩm bền vững, thân thiện môi trường.

Bên cạnh là nhà sản xuất lớn về cơ khí chế tạo, Hoa Kỳ cũng là nước có nhu cầu nhập khẩu đa dạng, sản phẩm nhập khẩu là máy công nghiệp, máy bay dân dụng, máy tính, phụ kiện bán dẫn, máy móc nông nghiệp, ngành giấy; ô tô, phụ tùng ô tô.

Do đó, còn nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp trong nước cần chủ động nguồn hàng, tuân thủ quy định từ thị trường; có chứng chỉ về chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, tuỳ theo từng ngành, sản phẩm cụ thể.

Là thị trường xuất khẩu truyền thống của sản phẩm cơ khí Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cơ khí đang chiếm tỷ trọng 5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản. Theo ông Tạ Đức Minh – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản thông tin, Nhật Bản đang thực hiện chính sách mới nhằm tránh phụ thuộc nguồn cung vào Trung Quốc và mở rộng sang khối các nước ASEAN; trong đó, có Việt Nam.

Mặt khác, doanh nghiệp cơ khí của Nhật Bản chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, lâu đời, chủ của doanh nghiệp này muốn chuyển giao nhưng ở đất nước có tỷ lệ già hoá dân số việc này tương đối khó khăn nên có định hướng sang Việt Nam tìm cơ hội hợp tác sản xuất.

Cơ hội rất nhiều, nhưng ngành cơ khí của Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu như thép và nhôm công nghệ cao… là điểm yếu cho phát triển ngành. Vì vậy, Thương vụ kiến nghị doanh nghiệp cơ khí trong nước cần đầu tư thêm chi phí cho mảng nghiên cứu, phát triển sản phẩm và qua đó, có thể tham gia sâu hơn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông Ngô Khải Hoàn – Phó Cục trưởng Cục Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, Cục Công nghiệp đã phối hợp triển khai nhiều chương trình hỗ trợ cho ngành cơ khí, nhất là xúc tiến thương mại công nghiệp chế biến, chế tạo. Mặt khác, Cục đã phối hợp triển khai hoạt động nâng cao năng lực của doanh nghiệp như tổ chức hoạt động đào tạo tư vấn viên với mục đích lan toả kiến thức này cho các doanh nghiệp trong nước.

Về phía doanh nghiệp FDI, Cục đã phối hợp triển khai 2 chương trình tiêu biểu như đào tạo kỹ sư khuôn mẫu và tham gia kết nối. Liên quan kiến nghị của hiệp hội về việc mở rộng đối tượng, quy mô tham gia hội chợ triển lãm chuyên ngành quan trọng và sẽ nghiên cứu và sẽ có hoạt động triển khai phù hợp trong thời gian tới.

Theo các chuyên gia của Bộ Công Thương, dù dư địa thị trường của công nghiệp là rất lớn, song việc đa dạng và mở rộng thị trường với doanh nghiệp trong ngành cơ khí vẫn hết sức khó khăn do năng lực cạnh tranh chưa đủ mạnh, chưa xây dựng được thương hiệu và khách hàng tiềm năng biết đến. Bởi vậy, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt, sát sao chỉ đạo các bộ, ngành cùng với các địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng.

Ngoài ra, Bộ Công Thương đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh trong nước, đa dạng hóa nguồn cung, đối tác, tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tiếp tục giữ vững, củng cố vị thế tại các thị trường đã có Hiệp định thương mại tự do; phối hợp với các bộ, ngành liên quan hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các rào cản thương mại, các biện pháp phòng vệ thương mại.

Hy vọng trong thời gian tới, ngành Cơ khí Việt Nam sẽ đóng góp thêm nhiều tên tuổi mới trong Danh sách sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, vững vàng tiến ra thế giới.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thương hiệu – nền tảng để thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt

Xuất khẩu là một trong ba trụ cột của nền kinh tế, đặc biệt là khi Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán 19 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong đó, thương hiệu chính là yếu tố quan trọng để con đường xuất khẩu của các doanh nghiệp được thuận lợi hơn, đồng thời “ghi dấu” hàng Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuần vừa qua, Bộ Công Thương đã công bố và...

Vinausteel – hành trình 30 năm phát triển bền vững Thương hiệu Quốc gia

Vinausteel - Thép Việt Úc đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong chặng đường 30 năm phát triển với giải thưởng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 - một danh hiệu danh giá khẳng định vị thế thương hiệu thép hàng đầu hiện nay. Tự hào là Thương hiệu Quốc gia  Vào tối ngày 4/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố các sản phẩm đạt danh hiệu Thương hiệu...

Lần thứ 8 BIDV được vinh danh ‘Thương hiệu quốc gia’

Thương hiệu BIDV tiếp tục lan tỏa với hệ sinh thái gồm hơn 1.100 chi nhánh, phòng giao dịch, các đơn vị thành viên, hiện diện thương mại tại 5 quốc gia và vùng lãnh thổ…

Thuốc nhỏ mắt Eskar của DK Pharma ghi dấu trên bản đồ Thương hiệu Quốc gia

Thuốc nhỏ mắt Eskar của Công ty Cổ phần Dược Khoa (DK Pharma) vừa được nhận danh hiệu “Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024”. Đây là sự khẳng định cam kết về chất lượng thuốc nhỏ mắt Eskar trong trong danh sách những thương hiệu tiêu biểu được lựa chọn đem lại những giá trị tốt nhất cho người tiêu dùng nhiều năm qua. Ông Nguyễn Trường Giang, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc DK Pharma cho biết: "Eskar với dây chuyền sản...

BIDV được vinh danh “Thương hiệu quốc gia”

Biểu trưng “Thương hiệu Quốc gia” đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao cho đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).   BIDV được nhận biểu trưng “Thương hiệu Quốc gia” trong khuôn khổ “Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam” được tổ chức vào ngày 4.11.2024 tại TP. Hà Nội. Với chủ đề “Vươn mình tiến vào kỷ nguyên Xanh”, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Houthi tấn công tàu hải quân Mỹ, Israel dọa “đánh” tới mỏ dầu Iran

Tình hình Trung Đông tiếp tục diễn biến nóng với các cuộc tấn công và đe dọa trả đũa trong khu vực.

MG Việt Nam và Vietnam Airlines ký thoả thuận hợp tác nâng tầm trải nghiệm khách hàng

Công ty TNHH SAIC Motor Việt Nam (MG Việt Nam) và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam- CTCP- Chi nhánh trung tâm Bông Sen Vàng (Lotusmiles) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác, đánh dấu một chương mới trong sự hợp tác phát triển mang đến những trải nghiệm hoàn hảo và trọn vẹn cho khách hàng của MG Việt Nam và hội viên Bông Sen Vàng tại thị trường Việt Nam.

Giá vàng “bốc hơi dữ dội”, vắng khách mua, Việt Nam và thế giới cùng… đau đầu

Giá vàng hôm nay 13/11/2024 mất mốc 2.600 USD/ounce, giảm xuống mức thấp nhất gần hai tháng khi đồng USD mạnh lên. Nhà đầu tư quan tâm đến thị trường nhiên liệu và cổ phiếu, kết quả, tiền chảy vào kim loại quý rất ít.

Người dân và đại lý hạn chế bán ra, dự báo sản lượng và giá hạt tiêu vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 13/11/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Ông Trump điểm tên chức ngoại trưởng Mỹ, EU cam kết ‘bơm” tiếp tiền cho Ukraine, Philippines tố Trung Quốc tăng sức ép

Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga, Iran xây "hầm phòng thủ" đầu tiên ở Tehran, Moldova triệu Đại sứ Nga về vụ UAV, Haiti có Thủ tướng mới … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Bài đọc nhiều

Trung Quốc có động thái mới, đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU

Ngày 11/11, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu có nguồn gốc từ Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu từ ngày 15/11.

Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế “khủng” trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Bắc Kinh, tại cuộc gặp song phương với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vào ngày 9/11, Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto cho biết, trong dịp này một số công ty Indonesia sẽ ký các hợp đồng trong lĩnh vực khoa học trị giá hơn 10 tỷ USD với các tập đoàn Trung Quốc.

Để Việt Nam mạnh về biển, giàu từ biển

Phát triển kinh tế biển xanh để Việt Nam “trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn”.

Giá xăng dầu hôm nay 11/11: Giậm chân tại chỗ

Giá xăng dầu hôm nay 11/11 ghi nhận cả dầu Brent và WTI đều “giậm chân tại chỗ”, tương ứng ở mức 73,87 USD/thùng và 70,38 USD/thùng.

Trung Quốc có động thái đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU

Ngày 11/11, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu có nguồn gốc từ Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu từ ngày 15/11.

Cùng chuyên mục

Người dân và đại lý hạn chế bán ra, dự báo sản lượng và giá hạt tiêu vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 13/11/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Giá vàng “bốc hơi dữ dội”, vắng khách mua, Việt Nam và thế giới cùng… đau đầu

Giá vàng hôm nay 13/11/2024 mất mốc 2.600 USD/ounce, giảm xuống mức thấp nhất gần hai tháng khi đồng USD mạnh lên. Nhà đầu tư quan tâm đến thị trường nhiên liệu và cổ phiếu, kết quả, tiền chảy vào kim loại quý rất ít.

Động lực thực sự của kinh tế Hòa Bình

Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, Hòa Bình chú trọng việc phát triển công nghiệp, coi đây là hành trình tất yếu và đặt mục tiêu đưa lĩnh vực này thực sự trở thành động lực của nền kinh tế.

Ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Bitcoin được cấp ‘nhiên liệu tên lửa’, thị trường tiền điện tử nóng hầm hập

Hậu bầu cử Mỹ 2024, đợt tăng giá trên toàn thị trường đối với các loại tài sản rủi ro tiếp tục diễn ra mạnh mẽ kể từ sau chiến thắng cách biệt của cựu Tổng thống Donald Trump, với cổ phiếu, Bitcoin và nhiều loại tiền điện tử khác lập mức cao kỷ lục mới.

Liên hoan phim châu Âu lần thứ 23 sắp diễn ra tại Hà Nội

Liên hoan phim châu Âu lần thứ 23 tại Việt Nam (EUFF) sắp diễn ra tại Hà Nội và TP HCM  từ ngày 14 đến 28 tháng 11 năm 2024.  EUFF 2024 giới thiệu một chương trình đa dạng gồm 18 bộ phim, nhiều phim trong số đó đã giành được các giải thưởng danh giá tại các liên hoan phim trên toàn thế giới. 18 phim là các cuộc gặp gỡ với những nhân vật bình thường trong những cảnh huống...

Mới nhất

Để chiếm lại top đầu, ngành 40 tỷ USD của Việt Nam nhìn bài học từ Bangladesh

Chỉ sau 2 năm, Bangladesh đã bứt phá lên vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu dệt may. Muốn tồn tại và chiếm vị trí top đầu, ngành dệt may Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu 40 tỷ USD dứt khoát phải có sự đầu tư, hy sinh cho sản xuất xanh. Bài học từ Bangladesh Thực tế...

Thị trường âm nhạc TP HCM dần trở lại thời đỉnh cao

Tại Nhà hát Hòa Bình, sô diễn của ca sĩ Uyên Linh "The Vocalist" (tối 9-11) chật kín khán giả. ...

Houthi tấn công tàu hải quân Mỹ, Israel dọa “đánh” tới mỏ dầu Iran

Tình hình Trung Đông tiếp tục diễn biến nóng với các cuộc tấn công và đe dọa trả đũa trong khu vực.

Đâm xe nghiêm trọng ở Trung Quốc, có tới 35 người thiệt mạng

(CLO) Một tài xế đã đâm xe vào đám đông tại một trung tâm thể thao ở thành phố Chu Hải của Trung Quốc, khiến 35 người thiệt mạng và 43...

Giá xăng dầu hôm nay 13/11: Duy trì ở ngưỡng thấp

Giá dầu thế giớiLúc 6h ngày 13/11, giá dầu WTI giảm 0,15 USD, tương đương 0,22 %, xuống mức 67,97 USD/thùng. Giá dầu Brent tăng 0,06 USD, tương đương 0,08%, lên mức 71,89 USD/thùng.Giá dầu đứng ở ngưỡng thấp do các nhà đầu tư tiếp nhận thông tin OPEC cắt giảm dự báo về tăng trưởng nhu cầu,...

Mới nhất