Trên thị trường quốc tế, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo xuất khẩu cà phê thế giới sẽ giảm 3 triệu bao (một bao 60 kg) trong niên vụ 2022-2023, xuống còn hơn 116 triệu bao. Trong khi đó, tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) giữ nguyên dự báo ở mức trên 167 triệu bao, chỉ giảm 2,1% so với vụ trước.
Giá cà phê thế giới trái chiều, robusta quay đầu giảm, cà phê arabica tiếp tục tăng, khi tình hình các nguồn cung có vẻ tác động nhiều đến giá trên thị trường,
Báo cáo tồn kho sàn ICE – London ngày 19/9, được bổ sung rất đáng kể, thêm 1.390 tấn, tức tăng 3,59% so với ngày trước đó, lên ở mức 40.070 tấn (tương đương 667.833 bao, bao 60 kg).
Trong khi giá cà phê arabica tại New York có sự hỗ trợ từ lo ngại thời tiết ở Brazil. Nhiệt độ cao được dự đoán trong vài ngày tới sẽ gây ra một số lo ngại cho quá trình cây cà phê ra hoa thụ phấn, ảnh hưởng đến năng suất vụ thu hoạch năm sau.
Thị trường tài chính đang phản ánh tâm lý thận trọng, chờ đợi quyết định từ Uỷ ban Chính sách tiền tệ Brazil (Copom) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed và Ngân hàng Anh (BoE) vào ngày 20 và 21/9.
Giá cà phê trong nước hôm nay 20/9 giảm 300-400 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: Newtimes) |
Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/9, giá cà phê trên các sàn giao dịch quốc tế quay đầu. Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London kỳ hạn giao hàng tháng 11/2023 giảm 26 USD, giao dịch tại 2.540 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 1/2024 giảm 13, giao dịch tại 2.430 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình cao.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York kỳ hạn giao tháng 12/2023 tăng 1,35 Cent, giao dịch tại 160,95 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 3/2024 giá giao dịch tăng 1,4 Cent, giao dịch tại 162,55 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Giá cà phê trong nước hôm nay 20/9 giảm 300-400 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Năm 2023 là năm cà phê nhân có giá xuất khẩu cao nhất trong nhiều năm, tuy nhiên lượng cà phê trong dân cũng như của doanh nghiệp đã cạn.
Theo thông tin từ Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam, lượng cà phê xuất khẩu từ tháng 8, tháng 9 đang giảm dần so với cùng kỳ năm ngoái và dự báo còn tiếp tục giảm. Hiện cà phê đang cuối vụ nên dù doanh nghiệp có muốn thu mua cũng không có hàng.
Theo nhận định của các chuyên gia, về vĩ mô có 2 nguyên nhân chính khiến giá cà phê xuất khẩu tăng lên. Thứ nhất, báo cáo lạm phát Mỹ có phần chững lại và suy đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ tạm ngừng tăng lãi suất. Đây là yếu tố thúc đẩy các quỹ và đầu cơ quay lại thị trường mua vào sau khi đã mạnh tay thanh lý trong hai tuần liên tiếp trước đó.
Thứ hai, các quỹ và đầu cơ mua mạnh khi yếu tố tài chính tích cực hơn. Thêm vào đó việc thiếu hụt nguồn cung là một trong những nguyên nhân khiến cà phê xuất khẩu tăng giá.
Hiện tại, châu Á không phải là khu vực duy nhất ngày càng ưa chuộng cà phê robusta. Nhà phân tích Natalia Gandolphi tại Công ty phân tích HedgePoint Global Markets’ Intelligence cho biết: “Mặc dù việc giảm nhập khẩu cà phê arabica đã qua chế biến một phần là do nguồn cung ít hơn, nhưng việc chuyển sang cà phê robusta cho thấy cà phê rẻ hơn đang được thị trường châu Âu ưa chuộng hơn”. Chuyên gia này dự kiến sẽ thâm hụt 4,16 triệu bao cà phê robusta trong giai đoạn tháng 10/2023 đến tháng 9/2024.
Để đảm bảo giá cà phê duy trì ở mức cao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thông qua “Đề án Phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021-2030” với mục tiêu đến năm 2025 sẽ đạt diện tích cà phê đặc sản chiếm 2% tổng diện tích, nghĩa là sản lượng ở mức 5.000 tấn và tăng lên tương ứng 3% và 11.000 tấn trong năm 2030.