Sự chuyển đổi này là phản ứng của Apple trước áp lực từ Ủy ban châu Âu (EC) về quy định sử dụng bộ sạc chung USB-C nhằm giảm số lượng rác thải điện tử. Tuy nhiên, trước khi đạt được mục tiêu này, Apple sẽ phải đối diện với một vấn đề khác mà kinh nghiệm của những “người đi trước” có thể giúp họ rút ra bài học.
Thách thức rác thải điện tử
Chất thải điện tử là một trong những dòng chất thải phát triển nhanh nhất trên toàn cầu, bắt nguồn từ tuổi thọ của các thiết bị điện tử bị rút ngắn, các lựa chọn sửa chữa bị hạn chế và nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm công nghệ cao mới nhất.
Trong suốt 11 năm kể từ ngày Lightning xuất hiện lần đầu tiên trên iPhone 5 vào năm 2012, một số lượng lớn cáp Lightning đã được tạo ra và cung cấp đến tay người dùng. Hơn 1 tỉ iPhone và iPad có cổng Lightning trên thế giới, vì vậy nếu chuyển sang sạc USB-C, bộ sưu tập cáp sạc Lightning hầu như trở nên vô dụng.
Kết quả là việc ngừng sử dụng cáp Lightning trên iPhone có thể sẽ tạo ra sự gia tăng rác thải điện tử khi người dùng iPhone bỏ cáp Lightning cũ sang một bên, biến chúng trở thành rác thải điện tử.
Ở một số quốc gia, các chương trình tái chế nhằm cung cấp cho các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ quyền tiếp cận miễn phí các dịch vụ thu gom và tái chế do ngành tài trợ. Nhưng tại Việt Nam, vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng nhưng vẫn chưa đi vào nhận thức phổ thông, khiến hầu hết những cáp sạc cũ như USB-C đều kết thúc vòng đời ở những nơi không nên đến.
Về phần mình, mặc dù luôn xem vấn đề môi trường là phương châm trong các hoạt động ngày nay nhưng Apple lại chưa đưa ra động thái nào rõ ràng để giải quyết những dây sạc Lightning cũ. Điều này dẫn đến việc hãng không thể tái sử dụng chúng và phải khai thác thêm nhiều vật liệu hơn để sản xuất các sản phẩm mới.
Cần kết hợp nhuần nhuyễn đổi mới và bền vững
Khi mà Apple chỉ mới chuyển đổi iPhone sang USB-C, thì hệ sinh thái USB-C đã tồn tại trên thị trường một thời gian dài. Nhiều nhà sản xuất xem đây là tiêu chuẩn chung cho hầu hết thiết bị mà họ phát triển. Tiêu biểu có thể kể đến Samsung, công ty đã bắt đầu cung cấp những thiết bị USB-C đầu tiên từ những năm 2018 với thế hệ Galaxy Note 7, khi USB-C chưa phổ biến.
Đây là một phần trong bước đi đã được Samsung chuẩn bị một cách kỹ lưỡng từ 30 năm trước trong cam kết trách nhiệm dành cho môi trường của mình, đảm bảo thực hiện các hoạt động kinh doanh xanh nhằm mang tới một cuộc sống tốt đẹp và bền vững hơn.
Cam kết này được Samsung thực hiện trong sản phẩm mà họ ra mắt trong những năm qua. Đặc biệt trong năm 2023, Galaxy S23 Ultra không chỉ được sản xuất dựa trên việc tuân thủ theo cam kết về môi trường của Samsung mà còn đưa công ty Hàn Quốc trở thành thương hiệu tiên phong cho kỷ nguyên sáng tạo mới gắn liền với phát triển bền vững.
Thống kê cho thấy, Samsung đã sử dụng vật liệu tái chế trong nhiều linh kiện của Galaxy S23 Ultra hơn bất kỳ smartphone Galaxy trước đây, bao gồm thiết kế đóng gói bằng 100% giấy tái chế. Không chỉ có vậy, số thành phần làm từ vật liệu tái chế bên trong Galaxy S23 Ultra lên đến 12, tăng từ 6 thành phần trong Galaxy S22 Ultra. Với tất cả những nỗ lực đạt được, các sản phẩm dòng Galaxy S23 có thể tồn tại lâu dài với độ bền cao và có thể sửa chữa, điều này khiến nó trở nên đáng tin cậy trong nhiều năm tới. Sự cam kết này giúp đảm bảo một hệ sinh thái bền vững hơn trong tương lai.