Trang chủNewsThế giớiĐồng minh lâu năm của Nga tập trận với Mỹ

Đồng minh lâu năm của Nga tập trận với Mỹ


Với vai trò là quốc gia bảo lãnh an ninh khu vực các nước từng thuộc Liên Xô, chính phủ Nga đã vô cùng bức xúc trước việc một nhóm các binh lính Mỹ có mặt tại Armenia nhằm tham gia một cuộc tập trận với mục đích bảo vệ hòa bình. 

Chương trình tập trận kéo dài 10 ngày mang tên “Đối tác đại bàng” sẽ bắt đầu vào thứ Hai, với sự tham gia của 85 binh lính Mỹ và 175 binh lính Armenia nhằm chuẩn bị cho lực lượng Armenia các sứ mệnh bảo vệ hòa bình quốc tế.

Mặc dù có quy mô nhỏ, cuộc diễn tập này là một phần trong chuỗi các “hành động không thân thiện” từ quốc gia vốn là đồng minh trong lịch sử theo đánh giá của bộ quốc phòng Nga.

Gần đây, Armenia đã gửi viện trợ nhân đạo tới Ukraine lần đầu tiên.

 

Những cử chỉ làm thân với đối tác quốc tế mới của Armenia một phần bắt nguồn từ thái độ bức xúc sau khi Nga đã không thể hoặc không muốn bảo vệ quốc gia này khỏi các hành vi gây hấn từ Azerbaijan, và đặt ra nghi vấn về khả năng kiểm soát các quốc gia và các cuộc xung đột của Nga tại khu vực, theo CNN. 

Thủ tướng Armenia, Nikol Pashinyan cho biết quốc gia này đã bắt đầu cảm nhận được vị của “trái đắng” trong “những sai lầm chiến lược” từ quyết định tin tưởng trao gần như toàn bộ trách nhiệm bảo vệ nước ông cho Nga.

“Cấu trúc an ninh của Armenia gắn liền với Nga tới 99.999%. Nhưng hôm nay, chúng ta có thể thấy rằng Nga cũng đang cần thêm vũ khí. Kể cả khi có mong muốn, Nga cũng vẫn không thể cung cấp đủ cho nhu cầu quốc phòng của Armenia”, ông Nikol Pashinyan cho biết. 

Kể từ khi ông Pashinyan nhậm chức vào năm 2018 theo sau “Cách mạng Nhung” của Armenia, quốc gia của ông đã liên tục phải đối mặt với căng thẳng leo thang với Azerbaijan.

Tâm điểm của những căng thẳng này nằm tại Nagorno-Karabakh, một khu vực lãnh thổ không giáp biển tại vùng Núi Caucasus đã từng là nguyên nhân dẫn tới hai cuộc chiến giữa hai nước láng giềng này trong ba thập kỷ qua, và gần đây nhất là năm 2020. Nagorno-Karabakh được quốc tế công nhận thuộc về Azerbaijan, nhưng người dân sinh sống tại đây chủ yếu là người Armenia.

Cuộc xung đột kéo dài 44 ngày trong mùa thu năm 2020 đã thể hiện rõ sự yếu thế của quân đội Armenia. Azerbaijan với máy bay không người lái và máy bay chiến đấu F-16 do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp đã chiến thắng áp đảo, giành được một phần ba lãnh thổ Nagorno-Karabakh, cũng như tấn công trực diện Armenia.

Nga giúp kết thúc cuộc xung đột này bằng cánh đưa ra một thỏa thuận ngừng bắn. Thỏa thuận này cho phép 2000 binh lính bảo vệ hòa bình của Nga tới Nagorno-Karabakh bảo vệ hành lang Lachin, tuyến đường duy nhất nối liền vùng này với Armenia.

Nhưng lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga không ngăn cản quân đội Azerbaijan thiết lập một trạm kiểm soát quân sự dọc hành lang Lachin để ngăn chặn hoạt động vận chuyển thực phẩm vào vùng đất này. Azerbaijan phủ nhận cáo buộc phong tỏa, còn Nga khẳng định họ vẫn đang làm nhiệm vụ của mình.

 

Thế giới - Đồng minh lâu năm của Nga tập trận với Mỹ

Quân nhân Azerbaijan đứng gác tại một trạm kiểm soát ở hành lang Lachin, nối khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh với Armenia. Ảnh: Tofik Babayev/AFP/Getty Images

 

Nỗi lo ngại của Armenia

 

Vahram Ter-Matevosyan, một phó Giáo sư khoa chính sách đối ngoại tại Đại học Mỹ tại Armenia cho biết việc Nga không thể hoặc không muốn can thiệp đã khiến chính phủ Armenia cảm thấy bức xúc.

 

Ông Ter-Matevosyan cho biết “Armenia đã làm gần như mọi thứ mà Nga muốn trong suốt 30 năm qua”, bao gồm cả việc ngừng các nỗ lực hội nhập châu Âu trong năm 2013 sau khi Moscow thể hiện thái độ phản đối.

 

Sau thời gian quá lâu chiều theo mong muốn của Moscow, Yerevan đã kỳ vọng Nga sẽ thực hiện các cam kết về an ninh của mình, mà Nga cam đoan sẽ cung cấp thông qua Tổ chức Hiệp ước An ninh Chung (CSTO), một liên minh quân sự giữa các nước từng thuộc Liên Xô, bao gồm Armenia. Nhưng trong những năm qua, các nhà phân tích cho biết Nga đã liên tục phá vỡ nhiều cam kết trong tổ chức này.

 

“Nga đã không thực hiện đúng lời hứa sẽ bảo đảm an ninh cho hành lang Lachin… Nga đã không cung cấp đủ vũ khí mà Armenia đã mua từ Nga, Nga đã không ngăn cản được các hành vi bành trướng và gây hấn mà Azerbaijan thực hiện hướng vào Armenia”, ông Ter-Matevosyan cho hay.

 

Ông Ter-Matevosyan cho biết khi đối mặt với thực trạng này, Armenia không có lựa chọn nào khác ngoài quyết định đa dạng hóa bộ máy an ninh của mình. 

 

Hậu quả không lường trước

 

Một số nhà phân tích cho rằng Nga không thể giữ vững được các điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn là do nước này đang bị phân tán bởi chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Bà Marie Dumoulin, Giám đốc chương trình châu Âu thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại châu Âu cho biết tình hình hiện tại một phần là hậu quả từ việc Nga cố gắng giữ cả Armenia và Azerbaijan về phe mình, một mục tiêu mà bà cho rằng là bất khả thi vì những hành vi gây hấn của Azerbaijan.

“Kể từ cuộc chiến năm 2020, Nga đã băn khoăn khi phải chọn giữa Armenia và Azerbaijan, và trong mắt quốc tế điều này có nghĩa là họ đã chọn Azerbaijan. Đó chỉ là thái độ bị động. Nhưng chính thái độ bị động này lại có vị thế ủng hộ Azerbaijan”, bà Marie Dumoulin cho biết.

Bà cũng chỉ ra những liên kết ngày càng bền chặt giữa Moscow và Baku – bắt nguồn từ quan hệ cá nhân giữa ông Putin và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev – một quan hệ ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ tới Armenia.

“Tôi không nghĩ ông Pashinyan là kiểu lãnh đạo mà ông Putin ưa. Ông trở thành lãnh đạo sau một cuộc cách mạng. Ông có quan điểm dân chủ, cải cách, chống tham nhũng. Ông Aliyev là kiểu lãnh đạo mà ông Putin dễ thân hơn nhiều”, bà Marie Dumoulin cho biết. 

 

Quan hệ giữa ông Putin và ông Pashinyan đã càng tồi tệ hơn khi Armenia dự kiến sẽ trở thành một phần của Quy chế Rome của ICC, mang lại cho Armenia một diễn đàn để thể hiện sự phản đối về các lo ngại nhân quyền hướng tới Azerbaijan. Armenia đã ký kết quy chế này trong năm 1999, nhưng Tòa án Hiến pháp nước này đã tuyên bố quy chế này vi hiến – một quyết định đã được đảo ngược trong tháng 3, mở đường cho khả năng thông qua quy chế này trong tương lai.

Nhưng trong khi tìm phương hướng củng cố quốc phòng nhằm đối trọng với Azerbaijan, Armenia đã vô tình làm ảnh hưởng tới Nga.

Ông Ter-Matevosyan cho biết: “Thời điểm mọi thứ xảy ra quá tồi tệ”. Ông cũng khẳng định “chính phủ Armenia đã không giải thích đầy đủ tới các đối tác Nga về hai ý nghĩa đằng sau quá trình thông qua Quy chế Rome”.

Tuyên bố tham gia tập trận chung với Mỹ đã càng ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ với Nga. Politico trong tuần vừa rồi đã cho biết chính phủ Nga đã triệu tập đại sứ Armenia tới Moscow nhằm thực hiện một số đàm phán “căng thẳng”.

Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết cuộc tập trận “không giúp cải thiện thái độ tin tưởng chung trong khu vực”.

 

“Bão hòa” ảnh hưởng của Nga

 

Hiện vẫn chưa rõ nỗ lực tạo dựng các mối quan hệ đối tác quốc tế mới của Armenia bắt nguồn chỉ từ những mong muốn cải thiện an ninh quốc gia, hay đây là biểu hiện cho thấy Armenia đang chuyển thái độ sang thân cận với các nước phương Tây.

Anna Ohanyan, chuyên gia chính sách đối ngoại Nga và là Giáo sư tại Đại học Stonehill của Massachusetts cho biết: “Armenia là một quốc gia nhỏ, việc họ quay đầu và thực hiện thay đổi quan điểm địa chính trị là rất nguy hiểm. Chúng ta đều nhận thấy những rủi ro từ đó”.

Thay vì cắt đứt quan hệ với Nga hoàn toàn, Armenia chỉ đang “bão hòa” các ảnh hưởng của Nga tại nước này.

Và mặc dù những bước mà họ đã thực hiện gần đây đều khá khiêm tốn, chúng có thể là những bước đầu đưa Armenia theo một con đường mà họ rất khó có thể quay lại được.

“Nếu như trong tương lai gần, ông Putin quyết định thực hiện một chính sách mới, cung cấp đảm bảo an ninh cho Armenia, tôi không nghĩ chính sách đối ngoại của Armenia sẽ cân bằng lại theo quan điểm như trước đây”.

 

Kẹt giữa hai bên

 

Các lãnh đạo của Armenia đều thấy rõ những thử thách trước mắt. Trước La Repubblica, ông Pashinyan cho biết ông lo ngại Armenia sẽ bị kẹt giữa Nga và phương Tây.

 

“Các nước phương Tây và chuyên gia của họ… đánh giá Armenia là quốc gia thân Nga. Trái lại, nhiều thành phần trong chính phủ Nga cho rằng Armenia và chính phủ của nước này thân phương Tây”.

 

Nếu không thể thỏa mãn một bên nào, Armenia có thể sẽ bị tách biệt khỏi cả hai phe, khiến quốc gia này rơi vào thế rủi ro.

 

Thế giới - Đồng minh lâu năm của Nga tập trận với Mỹ (Hình 2).

ông Pashinyan cho biết ông lo ngại Armenia sẽ bị kẹt giữa Nga và phương Tây. Ảnh: Karen Minasyan/AFP/Getty Images.

Nhiều quan chức Yerevan đã bắt đầu lo sợ về những trả đũa từ Nga. Chúng có thể là các biện pháp về kinh tế, vì Nga kiểm soát một phần không nhỏ nền kinh tế của Armenia, từ viễn thông tới điện lực. Điện Kremlin đã đặt lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm từ sữa của Armenia trong tháng 4 – với các cam đoan về phát hiện các lo ngại liên quan tới sức khỏe, nhưng bà Ohanyan cho rằng đây là sự trừng phạt sau khi Yerevan đã cân nhắc về việc thông qua phê chuẩn quy chế của ICC.

Hoặc chúng có thể còn tồi tệ hơn. Ter-Matevosyan khẳng định “chúng ta cần phải nhớ rằng Nga có khả năng tác động rất lớn trong khu vực này”, khi nhắc tới căn cứ quân sự lớn của Nga về phía Bắc Yerevan.

Với ông Ter-Matevosyan, chính phủ Armenia hiện tại với “những tư tưởng bắt nguồn từ các giá trị tự do của phương Tây” đã “chớp thời cơ” thực hiện “một số ý tưởng, suy nghĩ và niềm tin mà họ đã nắm giữ từ nhiều năm nay”.

“Việc họ có thành công hay không thì còn cần phải chờ thời gian trả lời. Nhưng bên cạnh đó cũng còn câu hỏi về cái giá của những thay đổi, những đa dạng hóa này. Đó là câu hỏi mà nhiều người đang đặt ra tại Armenia”, ông Ter-Matevosyan nhận định. 

 

Nguyễn Quang Minh (theo CNN)

 





Nguồn

Cùng chủ đề

Hoà Bình: Hiệu quả tích cực từ Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào...

Thời gian qua, dưới dự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Hoà Bình và sự phối hợp, tạo điều kiện của các sở, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp, cùng với sự chủ động, tích cực tham mưu tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS số và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719) một cách...

Đắm mình vào những ngày hội rực rỡ sắc màu

Tối 1/11, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ khai mạc Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình năm 2024 với chủ đề “Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao” tại sân vận động huyện Lạc Sơn (Hòa Bình).

Chàng trai Việt nghỉ việc đi du lịch, 60 ngày tiêu hết 120 triệu đồng

(Dân trí) - Kết thúc hành trình 8.000km vào đúng ngày sinh nhật, An Linh thấy vừa vui, vừa tiếc. Anh dự tính mỗi ngày tiêu hết 1 triệu đồng nhưng đã tiêu lên gần gấp đôi.   Mười ngày sau khi nghỉ việc, cùng với chiếc mô tô cũ, Nguyễn Diệp An Linh (SN 1997, Hòa Bình) lên đường khám phá dải đất hình chữ S với một sự nhẹ nhõm trong lòng. Trước đó, Linh từng đi phượt và cắm...

Loạt doanh nghiệp nợ thuế ‘khủng’ ở Hòa Bình, có ‘ông chủ’ nợ tới 800 tỷ đồng

Theo số liệu của Cục Thuế tỉnh Hòa Bình, tính đến ngày 30/9/2024, có 327 người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Hòa Bình với số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp chưa nộp ngân sách nhà nước là hơn 2.272 tỷ đồng.Trong danh sách 327 người nộp thuế còn nợ thuế trên địa bàn tỉnh, có 322 người nộp thuế là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất; 1 người nộp thuế là trường học...

Loạt doanh nghiệp nợ thuế ‘khủng’ ở Hòa Bình, có ‘ông chủ’ nợ tới 800 tỷ

Cục Thuế tỉnh Hòa Bình vừa thực hiện công khai thông tin 327 người nộp thuế còn nợ tiền thuế đến thời điểm 30/9/2024, với số tiền trên 2.272 tỷ đồng. Theo số liệu của Cục Thuế tỉnh Hòa Bình, tính đến ngày 30/9/2024, có 327 người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Hòa Bình với số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp chưa nộp ngân sách nhà nước là hơn 2.272 tỷ đồng. Trong danh sách 327 người...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh tế toàn cầu cũng “nín thở” chờ kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ

Ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đang giành lợi thế so với đối thủ từ Đảng Dân chủ Kamala Harris trong các cuộc thăm dò ngay trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Tăng trưởng thấp, nợ công cao và xung đột leo thang là những vấn đề chính trong chương trình nghị sự chính thức tại các cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong vài...

Báo Anh: Ông Trump có 66% cơ hội chiến thắng bầu cử tổng thống Mỹ

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang ngày càng có cơ hội chiến thắng bầu cử trong bối cảnh cục diện ở các bang chiến trường đang nghiêng theo hướng có lợi và các tổ chức thăm dò uy tín đều đánh giá ông Trump vượt lên rõ rệt. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đứng trước cơ hội rất lớn tái đắc cử lần 2. Ảnh: Reuters. Ông Trump có 66% cơ hội chiến thắng Theo báo Anh Telegraph, dự báo từ...

Vietjet chắp cánh ước mơ bay cho các bạn trẻ với ngày hội tuyển dụng tiếp viên hàng không tháng 10

Đáp ứng kế hoạch khai thác và mở rộng mạng lưới đường bay, nâng tầm hàng không Việt Nam vươn ra thế giới, Vietjet đang tìm kiếm những ứng viên xuất sắc có đam mê phát triển nghề nghiệp trong ngành hàng không, chắp cánh ước mơ bay cho các bạn trẻ. Ngày 26/10/2024, Vietjet sẽ tổ chức ngày hội tuyển dụng tiếp viên hàng không quy mô lớn tại Học viện Hàng không Vietjet (Saigon Hi-Tech Park, Long Thạnh...

Hệ sinh thái nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí của Sun Group tại miền Bắc ưu đãi đặc biệt dịp cuối năm

Thu sang, đông đến là thời điểm miền Bắc khoác lên mình vẻ đẹp quyến rũ khó cưỡng. Và để du khách có thêm động lực xách vali lên và đi, tận hưởng trọn vẹn mùa đẹp ngỡ ngàng ở Sa Pa hay Quảng Ninh, hệ sinh thái đẳng cấp của Sun Group tại hai điểm đến phía Bắc này đang dành tặng du khách hàng loạt ưu đãi hấp dẫn mà nếu không đi thì phí một mùa thu. Khám...

Chân dung bà Nguyễn Đức Thạch Diễm – “bóng hồng” quyền lực Sacombank

Từ khi đảm nhiệm vị trí CEO Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm đã dẫn dắt ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của bà, Sacombank ghi nhận kết quả kinh doanh không ngừng tăng trưởng. Lọt top 100 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á Tạp chí Fortune của Mỹ mới đây đã công bố danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024...

Bài đọc nhiều

Nvidia ‘lật đổ’ Apple để trở thành công ty có giá trị nhất thế giới

Hôm 25.10, Nvidia đã 'soán ngôi' Apple để giành danh hiệu công ty có giá trị nhất thế giới với vốn hóa thị trường lên đến 3.530 tỉ USD. ...

Trung Quốc đang đóng một tàu sân bay mới, khác thường?

Trung Quốc dường như đang đóng một tàu sân bay mới và khác thường, khiến giới chuyên gia tò mò, theo CNN. ...

Quan chức tình báo phương Tây nói lính Triều Tiên đã vào Ukraine

Một nhóm nhỏ binh sĩ CHDCND Triều Tiên được cho là đã có mặt tại Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói lực lượng Kyiv có quyền tấn công trong trường hợp đó. ...

Tăng thuế, ‘thắt lưng buộc bụng’, thông qua dự toán ngân sách chiến tranh năm 2025

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gọi đây là “nguồn ngân sách quan trọng, đầy thách thức nhưng cần thiết trong một năm chiến tranh”.

Cùng chuyên mục

Thổ Nhĩ Kỳ​ “bỏ vốn” mạnh mẽ vào châu Phi ​

Ngày 3/11, trong khuôn khổ Hội nghị cấp Bộ trưởng về châu Phi diễn ra tại Djibouti, Thổ Nhĩ Kỳ đã cam kết tăng cường quan hệ và tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào châu Phi.

Quân đội Trung Quốc mô phỏng tình huống chiến đấu cơ tàng hình xuất kích từ Nhật

Quân đội Trung Quốc đã mô phỏng cuộc tấn công Thượng Hải để xem máy bay chiến đấu từ Nhật Bản có thể đến gần đến mức nào, theo South China Morning Post hôm nay 3.11. ...

Cuộc đua vô cùng sít sao, 7 bang “chiến trường” bất phân thắng bại

Theo các kết quả thăm dò dư luận công bố ngày 1/11, ông Donald Trump và bà Kamala Harris cách biệt rất ít, chỉ dưới 2% ở bất kỳ bang nào trong 7 bang "chiến trường".

Mỹ-Nhật-Hàn tập trận chung với máy bay ném bom hạng nặng, thể hiện khả năng “áp đảo”

Ngày 3/11, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tiến hành tập trận không quân chung với sự tham gia của loại máy bay ném bom hạng nặng B-1B ở khu vực phía Nam Bán đảo Triều Tiên.

Mỹ điều máy bay ném bom tập trận với Hàn

Quân đội Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã tiến hành một cuộc tập trận không quân chung hôm nay 3.11 với sự tham gia của máy bay ném bom B-1B. ...

Mới nhất

Bà Kamala Harris xuất hiện cùng bản sao của mình trên chương trình hài của Mỹ

Ngày 2-11 (giờ địa phương), Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris bất ngờ xuất hiện trong chương trình hài tạp kỹ Saturday Night Live (SNL) cùng với nữ diễn viên đóng vai mình. Nữ diễn viên Maya Rudolph trong vai Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris (bên trái) và bà Harris trên sóng chương trình Saturday Night Live (SNL) tối...

Google vượt trội trong "cuộc chiến đám mây"

Trong quý 3 vừa qua, doanh thu từ dịch vụ đám mây của Google, bao gồm cả cơ sở hạ tầng và đăng ký phần mềm, đã tăng 35% so với cùng kỳ năm trước, đạt 11,35 tỷ USD. Trong tuần này, Google đã vượt qua các đối thủ về tăng trưởng;...

Gần 64 tỷ đồng đầu tư xây dựng bãi đỗ xe khu vực sườn núi Phương Mai

TPO - Bãi đỗ xe khu vực sườn núi Phương Mai với diện tích 1,2ha, được triển khai tại xã Nhơn Lý và xã Nhơn Hội, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. TPO - Bãi đỗ xe khu vực sườn núi Phương Mai với diện tích 1,2ha, được triển khai tại xã Nhơn Lý và xã Nhơn...

Hiện thực hóa ”giấc mơ” trung tâm logistics của Đà Nẵng

Hội tụ nhiều lợi thế về logistics, nhưng chỉ đến khi Trung ương đồng ý thành lập Khu thương mại tự do, thì mục tiêu trở thành trung tâm logistics của TP. Đà Nẵng mới trở nên rõ ràng. Xây dựng Khu thương mại tự do: Hiện thực hóa ”giấc mơ” trung tâm logistics của Đà NẵngHội tụ nhiều lợi...

Các doanh nhân chia sẻ chặng đường khởi nghiệp đầy cảm hứng tới sinh viên

Tại workshop "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương - Tư duy toàn cầu" ngày 3/11, nhiều doanh nhân chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp từ nhiều góc nhìn, giúp sinh viên có thể rút ra bài học nếu có ý định khởi nghiệp.

Mới nhất