Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBài hát đang làm 'dậy sóng' hàng loạt gia đình tại Việt...

Bài hát đang làm ‘dậy sóng’ hàng loạt gia đình tại Việt Nam


“1 tuổi bé nói papa mama

2 tuổi bé hát ca la lá là

3 tuổi bé bước chân tới trường

4 tuổi rồi tiêm nhắc đi thôi!”

Sau khi ra mắt, ca khúc đã và đang nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhiều ông bố bà mẹ, không chỉ bởi giai điệu dễ thương mà còn vì thông điệp ý nghĩa mà bài hát đem lại. Được biết đây là bài hát nằm trong chiến dịch vì sức khỏe trẻ tiền học đường do Hội Nhi khoa Việt Nam tổ chức. Qua chiến dịch này, Hội Nhi khoa mong muốn các bậc phụ huynh hiểu hơn về tầm quan trọng của các mũi tiêm nhắc cho trẻ 4-6 tuổi, trong đó có tiêm nhắc bại liệt vì đây là căn bệnh nguy hiểm, trẻ cần được bảo vệ dài lâu và tối ưu. Bệnh bại liệt có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng tàn tật suốt đời, đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt và dài hạn, tạo gánh nặng về cả thể chất lẫn tinh thần.

Bài hát đang làm 'dậy sóng' hàng loạt gia đình tại Việt Nam - Ảnh 1.

Khoảnh khắc ngộ nghĩnh của gia đình Bố con Sâu khi cùng nhau nhảy trên nền nhạc đang “rần rần” khắp TikTok

Bên cạnh đó, từ đầu tháng 9 tới nay, tại Hà Giang và Điện Biên, tình hình bệnh Bạch Hầu đang diễn biến phức tạp, đa số các ca mắc diễn ra ở trẻ lớn (lịch sử tiêm chủng chưa rõ). Đối với bệnh Bạch Hầu, để đảm được bảo vệ dài hạn và tối ưu đối với bệnh này, trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ trong 2 năm đầu đời, tiêm nhắc lại khi được 4-6 tuổi, một liều nhắc ở giai đoạn thanh thiếu niên và sau đó 1 liều nhắc mỗi 10 năm.

Ngoài ra, trẻ ở giai đoạn này cũng cần được tiêm nhắc phòng các bệnh như tiêm cúm hằng năm, ho gà, uốn ván, sởi-quai bị-rubella, Viêm Não Nhật Bản, Viêm Màng Não do Não Mô Cầu…. Lý do là vì đối với một số bệnh, kháng thể mà trẻ có được từ những mũi tiêm đầu đời sẽ giảm dần theo thời gian, và trẻ cần được tiêm nhắc để được bảo vệ khi tiếp xúc nguồn lây.

Bài hát đang làm 'dậy sóng' hàng loạt gia đình tại Việt Nam - Ảnh 2.

Tiêm nhắc: “lá chắn” bảo vệ trẻ chống lại nguy cơ lây nhiễm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Hiện tại, trẻ đã quay trở lại trường học và học đường là môi trường đông đúc, dễ lây lan các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Mũi tiêm nhắc, gồm cả bệnh bại liệt, giúp trẻ tăng cường kháng thể, hạn chế nguy cơ lây bệnh giữa những trẻ cùng trường, cùng nhà.

Bài hát đang làm 'dậy sóng' hàng loạt gia đình tại Việt Nam - Ảnh 3.

Trường học là môi trường đông đúc, dễ lây lan bệnh truyền nhiễm

Có con trong độ tuổi này, bố bé Sâu rất hiểu tâm lý phụ huynh: “Mặc dù mình hiểu rằng “có sức khỏe là có tất cả” nhưng khi con vừa đến tuổi đi học là mình và nhiều bố mẹ khác dễ bị chuyện học năng khiếu, chọn trường… cuốn đi mà quên mất việc trang bị sức khỏe cho con. Những câu hát này là lời nhắc cho mình và các bậc phụ huynh có con 4-6 tuổi: Bố mẹ ơi, không được lơ là tiêm nhắc bại liệt cho con đâu đấy!”.

Bài hát đang làm 'dậy sóng' hàng loạt gia đình tại Việt Nam - Ảnh 4.

Bố con bé Sâu hào hứng tham gia điệu nhảy để ủng hộ chiến dịch

Dưới góc nhìn của người hằng ngày tiếp xúc với các bạn nhỏ, cô giáo Nicky Lê chia sẻ: “Trẻ trở lại trường học gặp nhiều thầy cô, bạn bè đồng trang lứa. Liên tục sinh hoạt trong môi trường đông người lại chưa có ý thức phòng bệnh nên trẻ dễ bị nhiễm bệnh hơn bao giờ hết. Với vai trò là giáo viên, mình khuyến khích bố mẹ đưa con đi tiêm nhắc cho các con, trong đó có phòng bại liệt để bảo vệ con trước căn bệnh nguy hiểm này”.

Bài hát đang làm 'dậy sóng' hàng loạt gia đình tại Việt Nam - Ảnh 5.

“Một trẻ được bảo vệ là nhiều trẻ cũng đang được bảo vệ”, Nicky Lê chia sẻ thêm

Bố mẹ nên tìm hiểu thông tin và đưa trẻ 4-6 tuổi đi tiêm nhắc, trong đó có phòng bại liệt càng sớm càng tốt để chủ động bảo vệ con trước nguy cơ tổn thương do bệnh tật, đồng thời lan tỏa thông điệp đến các bố mẹ khác để nhiều trẻ hơn được bảo vệ khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Bên cạnh bại liệt, trẻ 4-6 tuổi cần tiêm thêm các bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm, viêm não Nhật Bản, viêm màng não mô cầu… Vui lòng hỏi ý kiến của chuyên gia y tế hoặc tham khảo lịch chủng ngừa cho mọi lứa tuổi tại đây.

Nguồn:



Source link

Cùng chủ đề

TP.HCM: Tránh bỏ sót trẻ chưa được tiêm vắc xin sởi

Trong ngày 19-10, thành phố ghi nhận 7 ca sốt phát ban nghi sởi được báo cáo (1 ca sởi xác định phòng xét nghiệm, 6 ca sởi nghi ngờ lâm sàng), có 4/22 quận, huyện, TP có số ca sốt phát ban nghi sởi bao gồm quận 10 (1 ca), quận Bình Tân (1 ca), quận Gò Vấp (2 ca), huyện...

Cần chấm dứt việc bệnh nhân có bảo hiểm y tế phải tự mua thuốc bên ngoài

Trao đổi sau đó, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết Bộ Y tế đã ban hành thông tư để hướng dẫn về quy định đấu thầu thuốc cho các cơ sở y tế thực hiện. Từ đó sở này đã chỉ đạo các cơ sở y tế công lập thực hiện hiệu quả kịp thời...

Long An: Triển khai tiêm vắc-xin sởi trên toàn tỉnh

Ngày 10-10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Long An cho biết, từ ngày 16 đến hết tháng 10, ngành y tế tỉnh Long An sẽ triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin bệnh sởi trong trường học và ngoài cộng đồng trên toàn địa bàn. Theo Bác sĩ CKII Huỳnh Hữu Dũng, Giám đốc CDC tỉnh Long An, từ kết quả đánh giá nguy cơ bệnh sởi tại 63 tỉnh,...

VNVC và Sanofi ký kết tiến tới hợp tác sản xuất vắc xin tại Việt Nam

VNVC có bao nhiêu loại vắc xin của Sanofi?Hiện VNVC đang triển khai tiêm 10 loại vắc xin của Sanofi gồm: 6 trong 1 Hexaxim, 5 trong 1 Pentaxim, 4 trong 1 Tetraxim, 3 trong 1 ngừa bạch hầu ho gà uốn ván Adacel, viêm não Nhật Bản Imojev, dại Verorab, viêm màng não do não mô cầu Menactra, viêm gan A...

Đã có 98% trẻ 1-10 tuổi tại TP.HCM tiêm vắc xin phòng chống dịch sởi

Theo kết quả cập nhật mới nhất của Sở Y tế TP.HCM, trong ngày 7-10, TP.HCM đã tiêm được tổng cộng 638 mũi vắc xin sởi tại 166 điểm tiêm trên toàn thành phố. Từ kết quả này cho thấy tính đến thời điểm hiện tại, chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi đạt 98% theo kế hoạch.Như vậy hiện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Người phụ nữ 54 tuổi ở Hà Nội đi cấp cứu sau khi trải đệm ngủ dưới sàn nhà

GĐXH - Trong khi ngủ, bà H bất ngờ nghe tiếng sột soạt, cảm giác đau nhói sâu bên trong tai. Dị vật lạ khiến bệnh nhân đau nhức, ngứa ngáy không ăn, không ngủ được. ...

Cùng chuyên mục

Truy tìm chủ nha khoa mở ‘chui’ lấy tiền khách hàng rồi đóng cửa

Một phòng khám nha khoa tại Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) hoạt động không phép, lấy tiền khách hàng rồi… âm thầm đóng cửa. Sau khi bị tạm ngưng hoạt động, phòng khám này âm thầm thu dọn đồ đạc, trả mặt bằng rồi...

Khám chữa bệnh từ xa và tại nhà được thanh toán bảo hiểm y tế

(ĐCSVN) - Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đã bổ sung, làm rõ các hình thức khám bệnh, chữa bệnh mới được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như: khám bệnh, chữa bệnh từ xa; khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình; khám bệnh, chữa bệnh tại nhà. Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 39, sáng 15/11, Ủy ban Thường vụ Quốc...

Hai giờ thay máu, cứu sống bệnh nhi sơ sinh bị vàng da tan máu hiếm gặp

Ngày 15/11, lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, một trẻ sơ sinh bị vàng da tan máu nặng hiếm gặp điều trị thành công và được cho xuất viện.Trước đó, ngày 7/11 Khoa Hồi sức tích cực sơ sinh - Nhi sơ sinh (Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Huế) tiếp nhận một bệnh nhi mới sinh cùng ngày từ tỉnh Quảng Bình vào điều trị. Theo hồ sơ bệnh án, chỉ thời...

Vừa chào đời đã bị vàng da bất thường, xét nghiệm mới biết bệnh nhi bị tan máu nặng

Các bác sĩ ở Bệnh viện Trung ương Huế vừa cứu sống một bệnh nhi mắc chứng vàng da tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Trước đó vào ngày 7-11, Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận bệnh nhi vừa chào đời cùng ngày...

EU "bật đèn xanh" cho việc sử dụng thuốc Leqembi điều trị Alzheimer

Theo khuyến nghị mới, Leqembi sẽ chỉ được chỉ định cho những bệnh nhân Alzheimer giai đoạn đầu mang gen ApoE4 - một yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến bệnh Alzheimer. Ngày 14/11, Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) chính thức khuyến nghị cấp phép cho thuốc Leqembi để điều trị bệnh Alzheimer giai đoạn đầu. Quyết định này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc...

Mới nhất

Chuẩn bị Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam

Sáng 15/11, Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Hội thảo khoa học cấp Quốc gia Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 -...

Giải pháp phát triển hạ tầng giao thông xanh

NDO - Ngày 15/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiết bị Tân Phát Sài Gòn (Tân Phát Etek) tổ chức Hội thảo “Giải pháp công nghệ thiết bị, dụng cụ chuyên nghiệp cho bảo dưỡng, sửa chữa và sạc ô-tô điện”. Tham dự của các chuyên gia, giảng viên...

Bộ Công Thương lý giải việc cần tái khởi động điện hạt nhân

Nếu Luật Điện lực (sửa đổi) chậm được thông qua, chúng ta không có cách nào bảo đảm an ninh năng lượng điện, chưa nói đến mục tiêu Net Zero, theo Bộ Công Thương. ...

Nhớ tiệm hủ tiếu cô Chánh trong khu Chợ Cũ Tôn Thất Đạm, 50 năm vẫn đậm chất retro

Ghé ăn hủ tiếu của cô Chánh trong khu Chợ Cũ đường Tôn Thất Đạm, quận 1, TP.HCM, bỗng nhớ lại ký ức thuở ấu thơ khi được mẹ nắm tay dẫn đi chợ, rồi lần qua từng sạp hàng để tìm cho ra một bữa sáng...

Biệt thự song lập gần công viên lọt “mắt xanh” giới tinh hoa

Sở hữu vị trí đối diện công viên, “kề hồ, cận phố”, cùng tiện ích sống đẳng cấp, biệt thự song lập Eurowindow Twin Parks đang hấp dẫn thị trường...

Mới nhất