Theo đại diện Bộ Công Thương, trong tháng 3/2023, cả nước nhập khoảng 800.000 tấn xăng dầu các loại, tương ứng 659 triệu USD.
Tính chung quý 1/2023, cả nước nhập khoảng 2,648 nghìn tấn xăng dầu, tương ứng với 2,3 tỷ USD. Tuy vậy, mức nhập khẩu này vẫn giảm khoảng 5,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong những tháng đầu năm, các doanh nghiệp đã đảm bảo lượng nhập khẩu theo phân giao để cung ứng đủ cho sản xuất và tiêu dùng.
Thống kê của Petrolimex cho thấy, từ 21/2 đến 21/3, doanh nghiệp này nhập khẩu từ nước ngoài khoảng 475.299 tấn xăng các loại và từ các nhà máy trong nước khoảng 166.949 tấn, trong khi dầu diesel nhập trong nước là 103.666 m3/tấn và từ nước ngoài là 245.162 m3/tấn.
Về nguồn trong nước, lượng sản xuất xăng dầu trong quý đầu năm của PetroVietnam (không bao gồm sản phẩm của nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn-NSRP) đạt 1,74 triệu tấn, đã giúp đảm bảo nguồn cung cho thị trường.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, hiện, hệ thống kho dự trữ xăng dầu được phân bố trên phạm vi cả nước nhưng chưa có hệ thống kho riêng cho dự trữ quốc gia. Tổng mức dự trữ xăng dầu mới ở mức khiêm tốn (khoảng 65 ngày nhập ròng).
Vì vậy, Tờ trình Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 đưa ra nhằm mục tiêu phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia, bao gồm dự trữ chiến lược (dự trữ quốc gia); dự trữ sản xuất, thương mại, vận tải, lưu thông phân phối, đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, môi trường và có tính khả thi cao, đảm bảo dự trữ, cung ứng đầy đủ, an toàn, liên tục cho phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng.
Đồng thời, đảm bảo sức chứa dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu cả nước đạt 75-80 ngày nhập ròng, tiến tới đạt 90 ngày nhập ròng, đáp ứng tiêu chí của Tổ chức Năng lượng Quốc tế; đảm bảo sức chứa dự trữ khí đốt tối thiểu đáp ứng 15 ngày tiêu thụ.
– Nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam từ một số nước 2 tháng đầu năm: