Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHướng đến Trung tâm đào tạo công nghệ bán dẫn hàng đầu châu Á

Hướng đến Trung tâm đào tạo công nghệ bán dẫn hàng đầu châu Á


Liên quan nội dung này, PV Thanh Niên có cuộc trao đổi với PGS-TS Vũ Hải Quân (ảnh), Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, về Chương trình phát triển ĐH Quốc gia TP.HCM (ĐHQG TP.HCM) thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo hàng đầu châu Á trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến 2045 (gọi tắt là chương trình).

PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP VI MẠCH LÀ CẤP THIẾT

Vì sao ĐHQG TP.HCM có chủ trương triển khai đề án này, thưa ông?

ĐH Quốc gia TP.HCM:Hướng đến Trung tâm đào tạo công nghệ bán dẫn hàng đầu châu Á - Ảnh 1.

PGS-TS Vũ Hải Quân

Không làm chủ được công nghệ sản xuất linh kiện và vi mạch bán dẫn, VN không thể tạo ra được các sản phẩm điện tử có hàm lượng chất xám cao, có giá trị gia tăng lớn và càng không thể tạo ra các sản phẩm mới có tính chất đột phá về mặt công nghệ sử dụng cho các mục đích khác nhau.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn có vai trò đóng góp quan trọng của các trường ĐH, viện nghiên cứu. Ở trong nước, xuất phát từ chủ trương của Đảng, định hướng chiến lược của Chính phủ, nhiều trung tâm, phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu và chương trình đào tạo vi mạch đã được hình thành trong thời gian qua.

Năm 2005, ĐHQG TP.HCM đã thành lập Trung tâm đào tạo và thiết kế vi mạch (ICDREC) với nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu, làm chủ một số công nghệ lõi. Trung tâm ICDREC đã nghiên cứu, thiết kế chế tạo được các chip vi xử lý 8-bit SG8v1, chip vi xử lý 32-bit VN1632, và một số lõi IP ứng dụng bảo mật dữ liệu.

Năm 2018, ĐHQG TP.HCM đầu tư hơn 60 tỉ đồng để thành lập Phòng thí nghiệm vi mạch và hệ thống cao tần tại Trường ĐH Bách khoa. Trong năm 2024, ĐHQG TP.HCM sẽ tiếp tục đầu tư khoảng 80 tỉ đồng cho 2 phòng thí nghiệm mới về công nghệ vi mạch bán dẫn tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên và Trường ĐH Công nghệ thông tin, với nhiều trang thiết bị hiện đại, tạo điều kiện thu hút và tập hợp các nhà khoa học và chuyên gia vi mạch giỏi trong và ngoài nước, nâng cao năng lực nghiên cứu và công bố công trình khoa học, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành công nghiệp vi mạch cả nước.

Ngoài ra, trong khuôn khổ dự án Hợp tác đổi mới giáo dục ĐH do USAID (Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ) tài trợ với tổng kinh phí 15 triệu USD, kéo dài trong 5 năm từ 2022 – 2026, ĐHQG TP.HCM đang đề nghị một số trường ĐH hàng đầu của Mỹ hỗ trợ đổi mới chương trình đào tạo thiết kế vi mạch.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng việc phát triển ngành công nghiệp vi mạch VN bằng chính nội lực trong nước để làm tăng giá trị gia tăng của các sản phẩm điện tử trong nước và góp phần thúc đẩy nền kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng là điều rất cấp thiết. Đây cũng là lý do ĐHQG TP.HCM chủ trương triển khai đề án này.

ĐH Quốc gia TP.HCM:Hướng đến Trung tâm đào tạo công nghệ bán dẫn hàng đầu châu Á - Ảnh 2.

Hoạt động đào tạo thiết kế vi mạch tại các trường thành viên ĐHQG TP.HCM

ĐÀO TẠO TRÊN 1.500 KỸ SƯ và 500 THẠC SĨ VỀ THIẾT KẾ VI MẠCH

Mục tiêu cụ thể ĐHQG TP.HCM hướng tới khi triển khai đề án này như thế nào?

Về đào tạo, ĐHQG TP.HCM đặt ra mục tiêu đào tạo chuyên sâu về thiết kế vi mạch đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển nền công nghiệp vi mạch VN và thế giới. Xây dựng khung chương trình đào tạo ĐH và sau ĐH tiên tiến ngành thiết kế vi mạch và triển khai đào tạo trên 1.500 kỹ sư và 500 thạc sĩ trong giai đoạn 2023 – 2030. Xây dựng chương trình đào tạo hiện đại cấp chứng chỉ công nghiệp và quốc tế về thiết kế vi mạch cho 15.000 kỹ sư. Xây dựng chiến lược đào tạo và nghiên cứu giai đoạn 2030 – 2045 để bảo đảm nguồn lực cho sự phát triển thành công và bền vững của nền công nghiệp vi mạch VN.

Về nghiên cứu, mục tiêu ĐHQG TP.HCM hướng đến là xây dựng Viện nghiên cứu bán dẫn trực thuộc làm đầu mối phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, phòng thí nghiệm phục vụ đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu, hiện đại trong lĩnh vực vi mạch, đẩy mạnh chế tạo thử nghiệm, nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế và phát minh sáng chế, làm chủ một số công nghệ lõi. Qua đó, phát triển mạng lưới giảng viên và chuyên gia thông qua hợp tác quốc tế, hợp tác doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ và thành lập công ty khởi nghiệp công nghệ trong lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn.

NHỮNG CHÍNH SÁCH THU HÚT NGƯỜI GIỎI

Xin ông cho biết đâu là thế mạnh cũng như những thuận lợi khi xây dựng chương trình này?

Đầu tiên, từ định hướng phát triển nền công nghiệp vi mạch của Chính phủ và TP.HCM, nhiều năm qua ĐHQG TP.HCM đã hình thành và phát triển các trung tâm, nhóm nghiên cứu và chương trình đào tạo đại học, sau đại học, ngắn hạn về thiết kế vi mạch. Đặc biệt, trong chiến lược phát triển giai đoạn 2021 – 2030, ĐHQG TP.HCM ưu tiên phát triển chương trình đào tạo một số lĩnh vực then chốt, trong đó có lĩnh vực công nghệ bán dẫn.

ĐHQG TP.HCM cũng đã chủ động xúc tiến hợp tác với các trường ĐH lớn, có thế mạnh trong đào tạo thiết kế vi mạch khu vực châu Á (Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản) để hoàn thiện khung chương trình đào tạo và nghiên cứu lĩnh vực thiết kế vi mạch, đồng thời triển khai đầu tư xây dựng và nâng cấp các phòng thí nghiệm hiện đại, chuyên sâu về lĩnh vực này để phục vụ cho các chuyên gia và người học tại ĐHQG TP.HCM nói riêng và khu vực phía nam nói chung.

Các cơ sở đào tạo thuộc ĐHQG TP.HCM có nhiều năm kinh nghiệm đào tạo và nghiên cứu chuyên ngành. Trong lĩnh vực toán, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, tự động hóa hằng năm có khoảng gần 6.000 cử nhân, kỹ sư tốt nghiệp; đội ngũ giảng viên và chuyên gia nghiên cứu được đào tạo chính quy, có mối liên kết tốt với nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thiết kế vi mạch tại TP.HCM. Ngoài ra, hiện nay nhiều doanh nghiệp công nghệ vi mạch và bán dẫn nước ngoài đầu tư mạnh vào VN và TP.HCM, đẩy nhu cầu nhân lực ngành thiết kế vi mạch tăng cao trong 10 – 15 năm tới.

ĐH Quốc gia TP.HCM: Hướng đến Trung tâm đào tạo công nghệ bán dẫn hàng đầu châu Á - Ảnh 3.

ĐHQG TP.HCM xây dựng khung chương trình đào tạo ĐH và sau ĐH tiên tiến ngành thiết kế vi mạch và triển khai đào tạo trên 1.500 kỹ sư và 500 thạc sĩ trong giai đoạn 2023 – 2030

Để đạt được các mục tiêu trên, ĐHQG TP.HCM có những cơ chế, chính sách cụ thể gì để thu hút đội ngũ nhân lực giỏi theo học và tham gia nghiên cứu?

Trước mắt, ĐHQG TP.HCM sẽ tạo điều kiện cho các trường thành viên mở ngành thiết kế vi mạch (trình độ đào tạo ĐH và sau ĐH) thí điểm, đồng thời liên kết đào tạo bậc thạc sĩ, tiến sĩ với các trường ĐH lớn, có uy tín trong đào tạo thiết kế vi mạch. Bên cạnh đó, có chính sách hỗ trợ đối với giảng viên và chuyên gia ngành thiết kế vi mạch, đặc biệt là thu hút chuyên gia trong nước và quốc tế tham gia đào tạo trong lĩnh vực này. Với người học, chính sách tuyển sinh nhằm thu hút sinh viên tài năng tham gia ngành thiết kế vi mạch. Đặc biệt là chính sách học bổng đối với học viên sau ĐH, do đặc thù thời gian đào tạo kéo dài và yêu cầu thực hành thực tế của ngành đào tạo.

Trong nghiên cứu khoa học, sẽ ưu tiên bố trí kinh phí hỗ trợ cho các đề tài về thiết kế vi mạch; hỗ trợ thành lập và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, hợp tác với các chuyên gia công nghiệp và quốc tế để nghiên cứu và chế tạo thử nghiệm. Ngoài ra, chính sách hỗ trợ chế tạo thử nghiệm thông qua dịch vụ MPW (Multi-Project Wafer) do người học cần thực hành thực tế để nâng cao kinh nghiệm thiết kế. 

Nền công nghiệp vi mạch toàn cầu dự kiến đạt khoảng 1.921,42 tỉ USD năm 2032

Nền công nghiệp vi mạch bán dẫn thế giới đang có những bước tiến mạnh mẽ. Doanh thu thị trường vi mạch tích hợp toàn cầu được ước tính là 562,53 tỉ USD vào năm 2022 và dự kiến sẽ đạt khoảng 1.921,42 tỉ USD vào năm 2032. Châu Á – Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất.



Source link

Cùng chủ đề

Tập đoàn công nghệ Việt Nam đã vượt số 80.000 nhân sự trên toàn cầu

Nhân viên thứ 80.013 của Tập đoàn FPT là một chuyên viên nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn tại Công ty FPT Semiconductor. Việt Nam đang trở thành điểm nóng đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn, thu hút nguồn vốn và sự quan tâm lớn từ các doanh nghiệp quốc tế. FPT có hơn...

Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Hiệu quả năng lượng không chỉ là việc sử dụng ít năng lượng hơn, mà còn là sử dụng năng lượng một cách thông minh và tối ưu. Trong bối cảnh tài nguyên năng lượng ngày càng khan hiếm và biến đổi khí hậu đe dọa, việc nâng cao hiệu quả năng lượng trở thành một nhiệm vụ cấp bách đối với mọi quốc gia và cá nhân. Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng...

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Khởi nghiệp từ dự án làm khóa luận tốt nghiệp

Lan tỏa năng lượng tích cực lần 5Khởi nghiệp từ dự án làm khóa luận tốt nghiệpNhóm gồm các sinh viên: Võ Phan Gia Hùng, Phạm Thanh Nhã, Nguyễn Thị Việt Hà, Lê Ngọc Hân (Trường đại học Công Thương TP.HCM); Ngô Thảo Uyên (Trường đại học Sài Gòn) và Tô Hồng Phương Anh (Trường đại học Công nghệ TP.HCM). Sản phẩm...

Cô gái trẻ “bỏ phố về rừng” với ước mơ mang lợi ích đến cộng đồng

Từng là học sinh trường chuyên, được gia đình định hướng vào làm việc ở cơ quan nhà nước để có sự ổn định nhưng Mai Thị Mỹ Lâm đã quyết định bước ra khỏi “vùng an toàn”,...

Cho con lao động để thấm nỗi vất vả, mẹ không ngờ cậu bé đòi bỏ học đi bán hàng

Bài học lao động không đạt hiệu quả như mong đợi Một cậu bé ở miền đông Trung Quốc đã bỏ học sau khi kiếm được 10.000 nhân dân tệ (khoảng gần 35 triệu đồng) trong 10 ngày. Mẹ cậu rất bất ngờ về quyết định này. Ban đầu, chị khuyến khích con bán đồ ăn để thấm nỗi vất vả của công việc và cuộc sống. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ South China Morning Post, chị Deng,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ẩm thực Ninh Hòa, ai ăn một lần cũng nhớ mãi

Với những món ăn đậm đà hương vị miền Trung như nem nướng, bún cá, bánh ướt, bánh...

Áo khoác denim đậm chất cổ điển phủ sóng khắp nơi vào mùa thu 2024

Áo khoác denim đậm chất cổ điển đang thực sự trở thành điểm nhấn nổi bật trong thời...

Bài đọc nhiều

TP.HCM thí điểm dạy học bằng tiếng Anh: Chọn mô hình nào?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Đỗ Minh - cựu học sinh chuyên Pháp Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, hiện đang sống và làm việc cho Microsoft ở Mỹ - cho biết cách đây nhiều năm, khi đang là học sinh của trường, Minh và gia đình đã hiểu vai trò của tiếng Anh trong xin cấp học bổng, hội nhập quốc...

55 học sinh một trường nhập viện sau bữa tiệc Trung thu

Trước đó, khoảng 19h30 ngày 15/9, Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) Nội trú THCS&THPT huyện Xín Mần tổ chức cho tập thể  khối THCS gồm 300 học sinh liên hoan Trung thu. Sau khi ăn 15 phút, nhiều em có triệu chứng buồn nôn, đau đầu và đau bụng.  Đến 22h45 cùng ngày, các em được thầy, cô giáo đưa vào bệnh viện khám, được chẩn đoán ngộ độc thực phẩm và truyền dịch, gây nôn, điều trị...

Cả nước hân hoan bước vào năm học mới 2024-2025

Ðồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cùng đoàn công tác của Trung ương dự lễ và đánh trống khai giảng năm học mới tại Trường THCS Trừ Văn Thố, phường 1, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang). Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa gửi tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ làm công tác giáo...

Cựu sinh viên ‘rút ruột’ 90% tiền ủng hộ đồng bào bị bão lũ

TPO - Được ủy quyền thay mặt câu lạc bộ ủng hộ số tiền 11.232.000 đồng nhưng H.T chỉ chuyển 1.123.200 đồng, thấp hơn mức công bố 10.108.800 đồng. Vụ việc được phát hiện sau khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công bố sao kê. Sự việc trên xảy ra ở Câu lạc bộ dự nguồn (CLB) thuộc Hội Sinh viên Trường Cao đẳng Công Thương TPHCM. Ngay sau đó, Đoàn thanh niên – Hội...

Nhiều trường đại học phía Nam công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Năm 2025, học sinh sẽ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới với 4 môn. Trong đó thi bắt buộc 2 môn, gồm: Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12, gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn...

Cùng chuyên mục

‘Lẵng hoa’ đặc biệt trong lễ khai giảng Trường đại học Ngoại thương

Phát biểu tại lễ khai giảng, PGS.TS Bùi Anh Tuấn, hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương, kêu gọi tất cả thầy cô, viên chức nhà trường cùng các em sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh tham gia vào các hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, và xây dựng tinh thần đoàn kết...

Lời khuyên bất ngờ của GS Tạ Thành Văn với tân sinh viên trường Đại học Y Hà Nội

Cuối chiều 17/9, lãnh đạo Trường Đại học Y Hà Nội đã có một buổi gặp đặc biệt với 108 tân sinh viên năm học 2024-2025 -  một cuộc hội ngộ “anh tài”, khi các em đều là thủ khoa các chuyên ngành và sinh viên được tuyển thẳng vào trường với các giải thưởng quốc tế và...

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sách vở cho học sinh bị thiệt hại do bão

Ngày 9/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 5212/BGDĐT-GDTrH gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị tổ chức biên soạn, phát hành sách giáo khoa về việc cung ứng sách giáo khoa cho các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3. Công văn nêu rõ: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 (bão...

Mưa lớn, trường học ở Đà Nẵng chủ động cho học sinh nghỉ

Theo đó, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng đề nghị các trường nhắc nhở học sinh và cha mẹ học sinh cẩn trọng khi đi lại trong điều kiện thời tiết bất lợi. Các trường thông báo đến học sinh, cha mẹ học sinh ở xa trường, nếu gặp khó khăn, nguy hiểm trong quá trình đi lại trên những tuyến đường ngập, lụt có thể liên hệ giáo viên chủ nhiệm, xin phép cho học sinh nghỉ học (nhà...

Học sinh đem điện thoại lên trường chỉ quay TikTok, cãi vã trên mạng?

Trường học cấm điện thoại, một số học sinh phản đối, nhưng một số học sinh khác lại ủng hộ vì điện thoại di động đang bị sử dụng sai mục đích ở môi trường giáo dụcTương tự, T.H., học sinh tại một trường THPT ở...

Mới nhất

Lốc xoáy tốc mái 12 nhà dân, ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới

Do ảnh hưởng gió mạnh vì áp thấp nhiệt đới, xảy ra trận lốc xoáy khiến 12 nhà dân bị tốc mái, nhiều cây lớn gãy...

Hyundai Santa Fe 2024 ra mắt thị trường Việt Nam, giá từ 1,069 tỷ đồng

Sáng 18/9, Hyundai Thành Công giới thiệu Hyundai Santa Fe thế hệ mới tại thị trường Việt Nam với giá bán lẻ đề xuất từ 1,069 - 1,365 tỷ đồng. Thế hệ Hyundai Santa Fe hoàn toàn mới được giới thiệu với 5 phiên bản cùng 2 lựa chọn động cơ, tuy không còn phiên bản máy dầu. Santa Fe 2024...

FPT cán mốc 80.013 nhân sự trên toàn cầu

Nhân viên thứ 80.000 của FPT là anh Matsuyama Yutaro, sinh năm 1991 là Tư vấn viên (Consulting) của FPT Japan. Trước đây, anh từng có thời gian học tập tại Đại học Keio, Khoa Luật, một trong những trường đại học hàng đầu Nhật Bản. Anh Matsuyama Yutaro cho biết, sau một thời gian tìm...

Tìm thấy thanh kiếm vàng 3.200 năm tuổi khắc dòng chữ ‘Ramesses II’

TPO - Các nhà khảo cổ học ở Ai Cập đã khai quật được di tích 3.200 năm tuổi của một doanh trại quân đội chứa rất nhiều hiện vật, bao gồm một thanh kiếm có chữ tượng hình khắc tên Ramesses II, pharaoh của Ai Cập cổ đại. Thanh...

Lời khuyên bất ngờ của GS Tạ Thành Văn với tân sinh viên trường Đại học Y Hà Nội

Cuối chiều 17/9, lãnh đạo Trường Đại học Y Hà Nội đã có một buổi gặp đặc biệt với 108 tân sinh viên năm học 2024-2025 -  một cuộc hội ngộ “anh tài”, khi các em đều là...

Mới nhất