Trang chủDestinationsĐắk LắkGiữ màu xanh cho đại ngàn Tây Nguyên

Giữ màu xanh cho đại ngàn Tây Nguyên


08:00, 12/04/2023

Rừng bao đời nay là nền tảng cho sự phát triển và là cái nôi tạo nên hồn cốt Tây Nguyên. Tuy nhiên, tài nguyên rừng khu vực này đang suy giảm mạnh. Bởi vậy, giải pháp để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp xanh, bền vững gắn với quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vùng Tây Nguyên đang được Trung ương cũng như các tỉnh trong khu vực rất quan tâm.

Rừng được ví là “lá phổi xanh” của Tây Nguyên. Nhiều năm qua, cùng với tiến trình phát triển kinh tế – xã hội, áp lực gia tăng dân cư và những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, dẫn đến tài nguyên rừng nơi đây bị xâm hại đến mức báo động.





Cán bộ kiểm lâm tuần tra bảo vệ rừng ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Ka. Ảnh: Vạn Tiếp

Từ “thủ đô” thành “vùng trũng” lâm nghiệp

Tổng diện tích có rừng của các tỉnh Tây Nguyên hiện nay là 2,57 triệu ha, chiếm 17,5% diện tích có rừng cả nước. Tỷ lệ che phủ rừng toàn khu vực này đạt 45,94%.

Trong những năm qua, tình trạng suy giảm diện tích rừng Tây Nguyên đang diễn ra ở mức độ cao. Việc khai thác, chặt phá rừng diễn ra thường xuyên, gây hậu quả nghiêm trọng; vấn nạn phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm đất sản xuất tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp; công tác quản lý, lập hồ sơ theo dõi diễn biến rừng chưa được thực hiện nghiêm. Bên cạnh sự suy giảm về diện tích rừng, chất lượng rừng cũng đang bị suy giảm mạnh, nhất là rừng tự nhiên. Cụ thể, tỷ lệ diện tích rừng tự nhiên có trữ lượng trung bình, rừng giàu còn rất thấp, chỉ chiếm khoảng 18,4%, tương ứng với diện tích hơn 0,4 triệu ha; còn lại là rừng nghèo và rừng phục hồi chiếm đến 81,6%, tương ứng với diện tích gần 1,8 triệu ha. Những khu rừng có chất lượng cao, trữ lượng lớn còn ít và chủ yếu tập trung ở rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên.

Tại Hội thảo “Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp xanh, bền vững vùng Tây Nguyên gắn với quản lý, bảo vệ và phát triển rừng” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) và Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức ngày 4/4 vừa qua, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn phân tích cụ thể hơn: Sau giải phóng, Tây Nguyên được gọi là “thủ đô” của lâm nghiệp với 3,8 triệu ha rừng tự nhiên, độ che phủ của toàn vùng là 70%. Việc khai thác gỗ tự nhiên với sản lượng khoảng 1 triệu m3/năm trong một thời gian dài cùng với các yếu tố tác động khác khiến diện tích rừng khu vực này giảm mạnh, Tây Nguyên trở thành “vùng trũng” lâm nghiệp. Khu vực này có khoảng 10% là diện tích rừng giàu, nhưng chỉ được phân bố ở các vườn quốc gia và rừng phòng hộ, còn lại là rừng nghèo và nghèo kiệt. Bên cạnh đó, vùng Tây Nguyên có hơn 466.000 ha rừng trồng, nhưng diện tích có thể cung cấp được sản lượng là không lớn, chỉ tập trung ở khu vực như M’Drắk (tỉnh Đắk Lắk) và An Khê (tỉnh Gia Lai). Độ che phủ rừng khu vực này theo báo cáo hiện nay là gần 46%, nhưng thực tế, rừng còn trữ lượng chỉ có hơn 32,4%, đây là con số rất thấp so với cả nước. “Từ năm 1976 đến 2005, mỗi năm Tây Nguyên để giảm khoảng 34.000 ha rừng tự nhiên. Từ năm 2006 về sau, đặc biệt là sau Chỉ thị 13-CT/TW, ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư, tình trạng mất rừng có giảm, nhưng con số vẫn lớn. Ở đây, 78% mất rừng do chuyển đổi mục đích sử dụng, còn lại do phá rừng bất hợp pháp, khai thác rừng trồng, cháy rừng và những nguyên nhân khác. Có những diện tích rừng bị mất nhưng không theo dõi, thống kê kịp thời”, ông Hà Công Tuấn cho biết.





Một khu vực đất lâm nghiệp tại xã Đắk Phơi, huyện Lắk bị đốt phá để lấy đất canh tác. Ảnh: Minh Minh

Giữ rừng và phát triển lâm nghiệp còn nhiều khó khăn

Theo các chuyên gia, nhà quản lý thì chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng rừng và đất rừng còn nhiều vướng mắc. Cụ thể, trong quy hoạch thì tính đồng bộ, thống nhất giữa các ngành chưa cao, quy hoạch lâm nghiệp thường xuyên bị thay đổi do các quy hoạch khác. Việc quản lý đất lâm nghiệp có nơi chưa chặt chẽ, vẫn còn xảy ra tình trạng chồng lấn, tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân với các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng; thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, hỗ trợ khoán bảo vệ rừng còn nhiều khó khăn, tiến độ chậm và chưa hiệu quả. Chính sách về giao đất giao rừng, hỗ trợ khoán bảo vệ rừng chưa thực sự phù hợp với yêu cầu thực tiễn; phân cấp trách nhiệm trong quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp chưa được thực hiện triệt để.

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Nguyễn Đắc Nhẫn, đất lâm nghiệp và rừng có mối quan hệ mật thiết với nhau, rừng là tài nguyên, tài sản gắn liền với đất lâm nghiệp, nhưng được điều chỉnh bằng hai luật khác nhau (Luật Đất đai và Luật Lâm nghiệp). Trong pháp luật hiện hành về đất đai và lâm nghiệp vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập trong cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng đất, rừng. Những bất cập, chồng chéo ở những quy định về giao đất, giao rừng; cho thuê đất, cho thuê rừng; chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; thu hồi rừng, thu hồi đất và trình tự chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng.

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, ngân sách nhà nước (từ nguồn chi đầu tư phát triển) trong thời gian qua không bố trí kinh phí để đầu tư trồng rừng phòng hộ, đặc dụng và hỗ trợ trồng rừng sản xuất, mà chủ yếu từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh. Về cơ chế chính sách, theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP, ngày 9/9/2015 của Chính phủ; Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg, ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ, mức đầu tư trồng rừng phòng hộ, đặc dụng chỉ có 30 triệu đồng/ha; mức hỗ trợ trồng rừng sản xuất từ 5 – 8 triệu đồng/ha. Chính sách hỗ trợ hiện nay là quá thấp, không đủ kinh phí để chi cho các hoạt động trồng rừng. Trong khi đó, theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN, ngày 6/7/2005 của Bộ NN-PTNT về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và bảo vệ rừng, nuôi dưỡng rừng, thì định mức trồng rừng phòng hộ, đặc dụng đảm bảo đạt hiệu quả từ 70 triệu đồng/ha trở lên và trồng rừng sản xuất hiệu quả từ 50 triệu đồng/ha trở lên. Mặt khác, điều kiện hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg, phải có đất quy hoạch trồng rừng sản xuất được cấp có thẩm quyền giao hoặc được thuê và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã sử dụng đất ổn định trong vòng 3 năm trở lên không có tranh chấp. Trong khi thực tế đa số các hộ dân tham gia trồng rừng thuộc hộ nghèo, thu nhập thấp, không có chứng nhận quyền sử dụng đất nên không đúng đối tượng được tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ…





 

♦ Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Y Biêr Niê: Phát triển kinh tế – xã hội dựa trên bốn trụ cột

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, diện tích đất lâm nghiệp khoảng 735.000 ha, có nhiều tiềm năng, lợi thế về đa dạng sinh học, đất đai để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp xanh, bền vững. Tiếp thu các quan điểm của Nghị quyết số 23-NQ/TW, tại dự thảo Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Thủ tướng Chính phủ, tỉnh xác định quan điểm là phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững, toàn diện dựa trên bốn trụ cột tăng trưởng: phát triển các sản phẩm nông, lâm sản lợi thế quy mô lớn, chất lượng cao, xuất khẩu lớn; công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và sản xuất năng lượng tái tạo quy mô lớn; phát triển kinh tế đô thị, hạ tầng số, hạ tầng thủy lợi; phát triển dịch vụ – logistics – du lịch dựa trên nền tảng số, kinh tế số, xã hội số.





 

Nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Xuân Lương: Người dân cần được sử dụng các mô hình kinh tế dưới tán rừng

Để ổn định sinh kế cho người dân sống gần rừng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số thì trong quá trình sửa đổi cơ chế, chính sách, cần có những quy định cụ thể để người dân được sử dụng các mô hình kinh tế dưới tán rừng, kể cả ở rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Và trên cơ sở đó, người dân có thể tham gia vào công tác bảo vệ rừng. Chúng ta nên sử dụng ngay đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ để họ trực tiếp tham gia bảo vệ rừng và xem đó là nghề của họ.

Giám đốc Trung tâm Con người và thiên nhiên Trịnh Lê NguyênCần phát triển thị trường carbon rừng





 

Theo tính toán ban đầu, trữ lượng carbon rừng Việt Nam dao động bình quân từ khoảng 1 – 19 triệu tấn/ha cho tới hơn 150 triệu tấn/ha, trong đó rừng lá rộng thường xanh giàu vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ có trữ lượng carbon cao nhất (hơn 150 triệu tấn/ha). Việt Nam đã bước đầu tham gia thị trường carbon nên bắt buộc phải thông qua một số chương trình, dự án, thỏa thuận giảm phát thải. Tuy nhiên, vấn đề chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng vẫn thiếu những quy định cụ thể để có thể thúc đẩy các tiến trình đàm phán thương mại. Để khắc phục bất cập này nhằm phát triển thị trường tín chỉ carbon rừng, trước tiên cần nhận diện những “khoảng trống” trong khuôn khổ pháp lý, từ đó có cơ sở đề xuất sửa đổi, bổ sung các thể chế, chính sách tương ứng, phù hợp.

Lê Minh – Minh Thông





Nguồn

Cùng chủ đề

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở...

Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó...

ACV đã huy động đủ 4,23 tỷ USD, hoàn thành chậm nhất 2/9/2026

Hiện ACV huy động đủ 4,23 tỷ USD để đầu tư dự án thành phần 3 (giai đoạn 1) sân bay Long Thành, trong đó vốn tự có là 2,43 tỷ USD và vay thương mại tại các ngân hàng thương mại là 1,8 tỷ USD. Giai đoạn 1 sân bay Long Thành: ACV đã huy động đủ 4,23 tỷ USD, hoàn thành chậm nhất 2/9/2026Hiện ACV huy động đủ 4,23 tỷ USD để đầu tư dự án...

Chưa bao giờ giá nhà ở xã hội rẻ như bây giờ

So với mức độ làm phát và giá nhà ở thương mại, ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân nhìn nhận chưa bao giờ giá nhà ở xã hội trên thực tế lại rẻ như bây giờ. Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân: Chưa bao giờ giá nhà ở xã hội rẻ như bây giờSo với mức độ làm phát và giá nhà ở thương mại, ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân nhìn...

DNP thu lời gần 700 tỷ đồng từ M&A hai nhà máy nước

DNP Water - một đơn vị thành viên của DNP, vừa thông qua công ty con là Saigon Water thoái vốn khỏi các khoản đầu tư tại nhà máy nước Tân Hiệp 2 và BOO Thủ Đức. DNP Water - một đơn vị thành viên của DNP, vừa thông qua công ty con là Saigon Water thoái vốn khỏi các khoản đầu tư tại nhà máy nước Tân Hiệp 2 và BOO Thủ Đức. ...

Tỷ giá và câu chuyện thiếu hàng hóa

Ước tính, từ đầu năm đến nay, khối ngoại bán ròng rã 85.000 tỷ đồng trên HoSE, kỷ lục từ khi vận hành thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác nhân chính được cho là từ áp lực tỷ giá và thiếu hàng hóa mới chất lượng. Kỷ lục bán ròng 85.000 tỷ đồng của khối ngoại: Tỷ giá và câu chuyện thiếu hàng hóaƯớc tính, từ đầu năm đến nay, khối ngoại bán ròng rã 85.000 tỷ đồng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huyện Krông Pắc: Thêm 9 buôn được tiếp cận tín dụng ưu đãi

16:56, 16/08/2023 Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Krông Pắc đang triển khai mở rộng địa bàn và nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn kể từ ngày 8/8/2023 theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngoài 3 xã Ea Hiu, Ea Yiêng và Vụ Bổn, huyện Krông Pắc sẽ có thêm 9 buôn đặc biệt khó khăn của các xã khu...

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh: Nâng tầm trí tuệ (kỳ 2)

08:00, 16/08/2023 Kỳ 2: Phát triển nguồn nhân lực: Còn những “điểm nghẽn” Gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vị trí, vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Đắk Lắk đã được nâng cao, tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội...

Đề xuất phương án mở thêm lớp 10 cho học sinh có nhu cầu theo học tại các cơ sở giáo dục

15:34, 16/08/2023 Sáng 16/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu tham dự cuộc họp. Theo báo...

Lãi suất giảm, tín hiệu tích cực cho tín dụng

08:36, 14/08/2023 Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) liên tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Điều này nhằm hướng đến khả năng tiếp cận vốn giá rẻ cho nhiều đối tượng. Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay Từ đầu năm đến nay, nhiều NHTM đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Theo khảo sát của phóng viên, có hơn 13 ngân hàng điều chỉnh biểu lãi suất, giảm từ 0,1 ...

Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp

Phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: 12:28, 15/08/2023 Sáng 15/8, trong khuôn khổ chương trình Phiên họp thứ 25, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp. Phiên chất vấn được kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành trong cả nước. Tham...

Bài đọc nhiều

Sớm hoàn thiện Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng phát triển văn hoá, xây dựng con người Việt Nam, giai đoạn...

19:03, 21/07/2023 Chiều 21/7, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo trực tuyến toàn quốc tham vấn ý kiến đối với hồ sơ về nhiệm vụ “Xây dựng mục tiêu quốc gia về chấn hưng phát triển văn hoá, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt. Tham...

Lớp tập huấn kỹ năng xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch tại địa phương 

16:37, 20/06/2023 Từ ngày 20 – 23/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn tổ chức Lớp tập huấn kỹ năng xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch tại địa phương. Tham gia lớp học có 50 học viên là người làm công tác du lịch tại khu, điểm du lịch; homstay; các Hợp tác xã liên quan đến đầu tư phát triển du lịch (cộng đồng,...

Hành động cân bằng của Đức với Trung Quốc

17:22, 21/06/2023 Đức cần Trung Quốc, nhưng cũng muốn giảm thiểu sự phụ thuộc vào nước này. Sau khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vào ngày 19/6, các bộ trưởng của cả hai nước gặp nhau vào 20/6 để tăng cường hợp tác trong một số vấn đề từ chống biến đổi khí hậu đến phát triển bền vững. Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại quan trọng nhất của Đức, trên cả...

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư, hoạt động kinh doanh lĩnh vực viễn thông

14:38, 22/06/2023 Sáng 22/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội xem xét, đánh giá nhiều nội dung quan trọng. Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), các đại biểu đã biểu quyết thông qua. Kết quả, có 468/477 đại biểu tham gia biểu...

Huyện Cư Kuin gửi Thư cảm ơn và kêu gọi người dân đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái của thế lực...

20:02, 23/06/2023 Liên quan đến vụ tấn công vào trụ sở UBND xã Ea Tiêu và xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, ngày 23/6, Huyện ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Cư Kuin đã có Thư cảm ơn gửi đến lực lượng Công an tỉnh, các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, các đơn vị trong tỉnh và quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện đã hết lòng giúp đỡ huyện...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Nông dân cần được tiếp cận với nguồn tài chính xanh

PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng, Diễn đàn Chủ tịch Hội NDVN - Bộ trưởng...

Đại biểu lo nông dân thiệt khi chính sách đánh thuế nước giải khát có đường không rõ ràng

Mặc dù đồng tình với chính sách đánh thuế nước giải khát có đường song nhiều đại biểu cho rằng cần làm rõ danh mục chịu thuế và có lộ trình phù hợp. ...

Trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh

(NLĐO)- Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội, phối hợp với UBND Cầu Giấy, phòng Giáo dục và Đào tạo Cầu Giấy, đã trao tặng hơn...

Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia

Sáng 22/11, thảo luận ở tổ về dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đại biểu Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình) cho biết, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu được phân làm 2 loại, gồm trên 20 độ cồn và dưới 20 độ cồn."Ở góc độ người tiêu dùng tôi thấy không...

Tiến Linh: Indonesia là ứng viên vô địch AFF Cup 2024

“Indonesia là đội bóng mạnh. Họ có nhiều cầu thủ nhập tịch chất lượng và cũng vừa thắng Ả Rập Xê Út. Họ là ứng cử viên vô địch, nhưng đội tuyển Việt Nam cũng đang khát khao trở lại vị thế của mình tại Đông Nam Á”, tiền đạo Nguyễn Tiến Linh trả lời phỏng vấn trước...

Mới nhất